Hiện Trạng Năng Suất Lao Động Của Nhân Lực. Năng Suất Lao Động Của Nguồn Nhân Lực


tốc độ tăng bình quân lao động nông nghiệp giảm đi 2,9% thời kỳ 2006-2010, trong đó lao động trong công nghiệp tăng 9,6%/ năm, dịch vụ tăng 5,8%. Từ 2005 đến 2010 tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 19,2% xuống còn 12% ước năm 2010; công nghiệp tăng từ 57,9% năm 2005 lên 66% ước năm 2010, riêng khu vực dịch vụ có chiều hướng giảm nhẹ từ 22,9% năm 2005 xuống 22,1% năm 2009. Xu thế này không tương đồng với quá trình CNH sẽ kéo theo khu vực dịch vụ tăng theo. Đây là hiện tượng có độ trễ của khu vực chuyển đổi lao động trong khu vực dịch vụ. Thực tế nói rằng ở Bình Dương mới có sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, chưa có sự tác động mạnh mẽ của khu vực dịch vụ.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành


Năm 2010


Dch v: 22%


Nông nghip: 12%


Công nghip: 66%


2.2.2.6 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Bảng 2.9: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức



Cấp quản lý


Tổng

Trình độ học vấn

Sau

Đại

Cao

Trung

Khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020 - 9




ĐH

học

đẳng

học


1. Cấp tỉnh

7,083

217

3,130

709

1,355

1,672

Quản lý NN

1,177

34

637

27

176

303

Sự nghiệp GD- ĐT

2,894

80

1,764

609

71

370

Sự nghiệp Y tế

2,056

95

285

23

939

713

Sự nghiệp VHTT

406

1

208

35

87

75

Sự nghiệp khác

550

7

235

15

82

211

2. Cấp huyện/thị xã

11,322

14

2,060

3,316

3,792

2,140

Đảng/ đoàn thể

21

0

3

5

12

1

Quản lý NN

756

2

313

51

161

229

Sự nghiệp giáo dục

9,725

0

1,598

3,237

3,320

1,570

Sự nghiệp Y tế

505

12

75

6

209

203

Sự nghiệp VHTT

102

0

15

5

37

45

Sự nghiệp khác

213

0

56

12

53

92

Tổng cộng

36,827

462

10,397

8,050

10,294

7,624

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2011

Xét từng ngành ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã ta thấy cơ cấu trình độ trong các ngành có sự khác nhau rất rõ ở cấp sau đại học có sự khác biệt không lớn nhưng ở cấp đại học thì sự chênh lệch khá lớn, ở ngành sự nghiệp y tế chiếm 13,9% trong khi ngành sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 61% và quản lý nhà nước là 54,4% , từ đó ta thấy rằng cơ cấu trình độ nhân lực trong các ngành có sự khác biệt khá lớn giữa ngành sự nghiệp y tế, ngành sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước. Chính sự mất cân đối này đòi hỏi tỉnh Bình Dương phải có cơ chế quản lý và chế độ đãi ngộ phù hợp để tạo ra sự cân đối thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển đồng bộ.

2.2.3 Hiện trạng năng suất lao động của nhân lực. Năng suất lao động của nguồn nhân lực

Bảng 2.10: Năng suất lao động theo ngành


Các ngành

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1.Tổng GDP (tỷ-giá tt)

14,938

18,434

22,633

27,926

35,973

46,602

-Nông-lâm-ngư-nghiệp

1,255

1,294

1,442

1,592

1,906

2,070

-Công nghiệp–xây dựng

9,486

11,817

14,572

18,099

22,404

29,362

- Thương mại-dịch vụ

4,198

5,323

6,619

8,235

11,664

15,170

2.Lao động (người)

722,518

786,259

855,883

918,400

958,539

990,552

-Nông-lâm-ngư-nghiệp

138,521

133,744

130,956

126,569

122,193

123,819

-Công nghiệp–xây dựng

418,304

476,426

538,133

585,803

624,359

643,859

- Thương mại-dịch vụ

165,693

176,089

186,794

206,028

211,987

222,874

3.Năng suất (tr/người)

20,67

23,45

26,44

30,41

37,53

47,00

-Nông-lâm-ngư-nghiệp

9,06

9,68

11,01

12,58

15,60

16,70

-Công nghiệp–xây dựng

22,68

24,80

27,08

30,90

35,88

45,60

- Thương mại-dịch vụ

25,34

30,23

35.43

39,97

55,02

68,10

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2011

Năng suất lao động là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá kết quả của nhân lực trong một nền kinh tế. Trong 3 khu vực kinh tế, khu vực nông nghiệp (nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp) có năng suất lao động thấp nhất, chỉ bằng 43,83% năng suất lao động trung bình toàn nền kinh tế (năm 2005) và có xu thế giảm dần còn 35,53% ước năm 2010. Khu vực dịch vụ đứng thứ nhất, cao hơn trung bình toàn nền kinh tế (122% đến 145% ước năm 2010; khu vực công nghiệp- xây dựng đứng thứ hai, xấp xỉ trung bình toàn nền kinh tế (109,5% đấn 101% năm 2008 và 2 năm 2009 và ước năm 2010 có xu hướng thấp hơn trung bình toàn nền kinh tế. Giải thích hiện tượng này có thể là do công nghiệp của tỉnh Bình Dương có liên quan đến đầu tư nước ngoài, nên bị ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu đã tác động đến sản xuất công nghiệp của các đơn vị này.

2.2.4 Hiện trạng đào tạo nhân lực

2.2.4.1 Hiện trạng hệ thống đào tạo:


Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 5 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp và 40 cơ sở dạy nghề, tính đến tháng 10/2010 trên toàn tỉnh có 46 cơ sở dạy nghề.‌

Bảng 2.11: cơ cấu hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức đào tạo


Stt

Loại hình đào tạo

Số lượng cơ sở

Tỷ lệ %

1

Trường đại học

5

10,8

2

Trường cao đẳng nghề

2

4,3

3

Trường trung cấp nghề

10

21,3

4

Trung tâm dạy nghề

12

28,5

5

Các cơ sở khác có đăng ký hoạt

động dạy nghề

17

36,9


TỔNG CỘNG:

46

100,0

Nguồn: Qui hoạch dạy nghề tỉnh Bình Dương đến 2020

Các cơ sở đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn ít so với số lượng các cơ sở đào tạo sơ cấp nghề. Chính sách của tỉnh đã thu hút các nhà đầu trong nước tham gia đào tạo, nhưng chưa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để khai thác những ưu thế về vốn và trình độ quản lý, cũng như chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo.

Các cơ sở dạy nghề của tỉnh chủ yếu phân bố tại các khu công nghiệp (KCN), khu quy hoạch và dọc theo các trục lộ giao lộ giao thông lớn, tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An. Sự phân bố không đều ảnh hưởng đến cơ hội học nghề của lực lượng lao động có nhu cầu học nghề.

Bên cạnh các trung tâm dạy nghề, tỉnh Bình Dương còn có các trung tâm bảo trợ và giáo dục lao động xã hội; trường giáo dưỡng tham gia đào tạo nghề ở trung tâm cộng đồng. Hệ thống này đang đào tạo một số nghề phổ cập với quy mô nhỏ hoặc mới bắt đầu thực hiện dạy nghề.

Trường đại học quốc tế Miền Đồng với qui mô 26 ha với vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng do công ty BecamexIDC làm chủ đầu tư với qui mô, trang bị cơ


sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế đã đi vào hoạt động giai đoạn một, năm 2011 đã tuyển sinh hơn 1.000 sinh viên với 4 khoa và 6 chuyên ngành, định hướng đến 2020 sẽ đào tạo hơn 20.000 sinh viên có trình độ chuyên môn đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương đây cũng là mô hình xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo.

Trên địa bàn tỉnh còn có một số trường, cơ sở dạy nghề từ Tp. Hồ Chí Minh tham gia đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp hoặc huấn luyện nâng cao trình độ, nâng cao bậc cho công nhân... theo hình thức liên doanh, liệt kết đã bổ sung nâng cao số lượng và chất lượng lao động. Đây là một mô hình xã hội hóa trong đào tạo nghề.

2.2.4.2 Hiện trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy

Tổng số cán bộ công nhân viên trong cơ sở dạy nghề của tỉnh Bình Dương có khoảng 1,735 người, trong đó có 90,0% số giảng viên đạt chuẩn. Đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 12,8% trong đó số lượng GS.TS: 2 người; PGS.TS: 8, tiến sĩ: 54, thạc sĩ: 265 người. [2; tr.14], trình độ đại học và cao đẳng chiếm 62,4%, trình độ từ trung cấp trở xuống còn lớn, chiếm 24,8%.

Năng lực của đội ngũ giảng viên: số giáo viên đạt loại khá trở lên chiếm khoảng 87,0%, giáo viên loại trung bình trở xuống chiếm khoảng 13,0%. Số cán bộ quản lý loại khá trở lên chiếm khoảng 97,0%, loại trung bình trở xuống chiếm 3,0%. Về nhóm tuổi của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý: số giảng viên, cán bộ quản lý trên 51 tuổi chiếm khoảng 11,0% từ 40 tuổi trở xuống chiếm khoảng 68,5%. Lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý trẻ của tỉnh chiếm đa số; Nhưng khoảng 5-10 năm nữa, nếu không bổ sung lực lượng cán bộ, giảng viên để kế thừa, thì sẽ thiếu hụt và mất cân đối.

Năng lực đào tạo

Bảng 2.12: Quy mô đào tạo của các đơn vị nằm trên địa bàn tỉnh


Ngành nghề đang đào tạo

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

- Sư phạm

1,000

4,28


- Ngoại ngữ, du lịch

236

1,01

- Các ngành nghề xã hội khác

6,366

27,23

- Cơ khí

932

3,99

- Kỹ thuật nông, lâm nghiệp,thủy sản

570

2,44

- Chế tạo, vận hành máy móc thiết bị

4,335

18,54

- Tin học, viễn thông

4,990

21,34

- Xây dựng

220

0,94

- Y dược

2,730

11,68

- Ngành nghề truyền thống địa phương

380

1,62

- Ngành nghề truyền thống KH tự nhiên khác

1,620

6,93

- Kinh tế

2,666

10,24

Tổng cộng

26,045

100,00

Nguồn: Sở LĐTBXH Bình Dương 2011.

Theo số liệu thống kê các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã đăng ký dạy khoảng 12 ngành nghề chủ yếu trong 34 cơ sở đang dạy nghề trong tỉnh. Ngoài ra, chưa tính các hình thức dạy nghề, truyền nghề tại nhà, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, cũng như hệ thống dạy nghề tại các doanh nghiệp.

Ngành nghề đào tạo đa ngành, nhưng thực tế mới một số ngành tin học viễn thông, 21,34%; chế tạo vận hành máy móc thiết bị chiếm 18,54%, y dược 11,68%, kinh tế chiếm 10,24%. Nhìn chung cơ cấu đào tạo còn chạy theo cơ chế thị trường, chưa có kế hoạch đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, phần nhiều đào tạo theo thị hiếu, thiếu đồng bộ và ổn định.

2.2.4.3 Đánh giá thực trạng đào tạo nghề.

Theo số liệu thống kê, kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh năm 2005 đạt 38,0%, năm 2009 đạt 55,0%, đến năm 2010 tăng lên 60,0%. Kết quả đạt được như vậy là do sự lãnh đạo kiên quyết của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền và sự năng động, sáng tạo của các ngành các cấp. Công tác đào tạo nghề đã có những đóng góp tích


cực đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề vừa đảm bảo chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật nhà nước, vừa tạo ra một cơ chế - chính sách thông thoáng để khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân tham gia đào tạo nghề. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phân bổ kinh phí đầu tư...

Xu hướng của công tác đào tạo nghề đang hình thành theo hướng đa dạng hóa, vừa đào tạo nghề ngắn hạn, vừa đào tạo nghề dài hạn, vừa liên kết liên doanh trong đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học; đặc biệt là liên kết với các trường đại học ở Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để thống nhất chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu tại chỗ của địa phương, từng bước mở rộng hình thức đào tạo công nhân xuất khẩu cho các thị trường có nhu cầu lao động tương tự thị trường ở ta.

Hệ thống mạng lưới dạy nghề đã được xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế và cá nhân tham gia, chiếm khoảng 47,0%. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn chưa đáp ứng được thực tế phát triển của Bình Dương đang sôi động và mạnh mẽ, nguyên nhân chủ yếu là do:

Hệ thống mạng lưới dạy nghề của tỉnh Bình Dương có quá ít về số lượng và yếu tố chất lượng so với dân số và nhu cầu đào tạo là do: trang thiết bị thiếu và lạc hậu; nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp và lạc hậu, không theo kịp bước tiến trình độ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Đội ngũ giảng viên trình độ chưa cao, phần nào đó còn chưa tập trung vào công tác chính, còn làm thêm ngoài khá phổ biến để tăng thu nhập. Hệ thống mạng lưới dạy nghề mặc dù phân bố chưa thực sự hợp lý nhưng bước đầu đã gắn với các khu đô thị, các KCN ở Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An.

Các cơ sở dạy nghề tuy qui mô còn nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng một số ngành đã phát triển nhanh, đặc biệt các nghề tin học (may thêu, cơ khí, ...). Tuy


nhiên, cơ cấu đào tạo dài hạn vẩn còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Qui mô và ngành nghề đào tạo nghề hàng năm vẫn chưa gắn chặt và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tế về kinh tế - xã hội của địa phương và chưa tương xứng với vai trò, vị trí của tỉnh trong vùng KTTĐPN.

Các cơ sở dạy nghề nhà nước được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn chưa chú trọng nhiều đến đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. Các cơ sở dạy nghề dân lập chưa quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và trang thiết bị còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu học thuyết và thực hành của ngành nghề được đào tạo.

Nội dung và phương pháp đào tạo theo chương trình giảng dạy vẩn còn mang nhiều tính lạc hậu chưa theo kịp trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thực tế tại các doanh nghiệp, nhiều môn học chưa cần thiết, thời lượng học thực hành ít. Phần lớn đội ngũ giảng viên còn là trẻ, thiếu về số lượng, chất lượng và không ổn định, ít có cơ hội cập nhật kiến thức chuyên môn và nâng cao trình độ sư phạm.

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương trong quá trình CNH, HĐH .

Thứ nhất, lãnh đạo tỉnh Bình Dương phải có tầm nhìn và đánh giá tốt về thị trường lao động, dự báo chính xác tình hình cung cầu nhân lực trong nền kinh tế thị trường để hạn chế tình trạng bị động, lúng túng thiếu đồng bộ, các ban ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong việc xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế phục vụ cho quá trình phát triển, quá trình CNH, HĐH, định hướng ngành nghề cho nguồn lao động ở các huyện nông nghiệp bị đô thị hóa giúp họ xác định đúng công việc, ổn định công ăn việc làm.

Thứ hai, tỉnh phải tăng ngân sách đầu tư cho việc đào tạo, trang bị đầy đủ trang thiết bị, tài liệu, giáo trình nâng cao chất lượng giảng viên, hiện tại trang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023