Quan Điểm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Tỉnh Bình Dương.


thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục để huy động vốn của toàn xã hội, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục.

Thứ ba, thực hiện mạnh mẽ việc thu hút lực lượng giáo viên giảng dạy trong các trường chuyên của tỉnh, đặc biệt là các giáo viên ở các ngành kỹ thuật, đào tạo các ngành nghề mà các khu công nghiệp có nhu cầu, tăng cường khả năng sư phạm đối với giáo viên, trong giáo trình giảng dạy cần tăng cường việc thực hành, hạn chế đào tạo nặng về lý thuyết đặc biệt các ngành, cơ khí, điện tử, hàn, tiện...vv.

Cần có chính sách ưu đãi về việc vay vốn, hỗ trợ học phí cho sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chính sách phát triển đào tạo nhân lực ở các nước phát triển để phục vụ tỉnh nhà, song song với phát triển nguồn nhân lực phải kết hợp với việc bảo vệ môi trường và xã hội.

Tóm tắt Chương 2

Trong chương 2 luận văn tập trung phân tích tổng quan về nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương, những nhân tố về kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh bằng rất nhiều các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực. Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển nguồn nhân lực về quy mô, cơ cấu, chất lượng, giáo dục - đào tạo; những tồn tại, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở Bình Dương. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh có quá nhiều bất cập như: trình độ học vấn thấp, lực lượng lao động lớn chưa qua các lớp đào tạo nghề, cơ cấu nguồn nhân lực dần chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, nhưng chưa tương thích


với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng nguồn nhân lực chưa hiệu quả, môi trường làm việc. Nhìn chung, lực lượng lao động trong doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước cần nâng cao hơn trình độ lý luận và trình độ chuyên môn. Đó là cơ sở đưa ra những định hướng và giải pháp thiết thực ở chương 3.


CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020.

3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Dương.

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020 - 10

Thứ nhất, khai thác tốt, có hiệu quả trong thời kỳ “dân số vàng” của tỉnh để tập trung phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở huy động cao nhất sự đóng góp nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương tạo ra năng xuất lao động cao hơn ở thời kỳ 2011- 2020 và sau đó.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ có kế hoạch giữa phát triển nhân lực tại chổ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao đến làm việc lâu dài cho tỉnh Bình Dương. Chú trọng phát nhân lực ở các huyện phía bắc của tỉnh như Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiếng để phát triển cân đối với các huyện phía nam như Thuận An, Dĩ An, Lái Thiêu, ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành, lĩnh vực chủ lực để tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh; đồng thời nhanh chóng phát triển nhân lực chất lượng cao cho phát triển các ngành mũi nhọn, có tỷ lệ nội địa hóa cao, công nghệ mới đáp ứng cho thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực theo hướng toàn hiện cả về trí lực, thể lực, tâm lực, vì mục tiêu phát triển con người và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương.

Nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, do vậy phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện sau:



độ.

Thứ nhất, đảm bảo về số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình


Thứ hai, đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh, thương mại, dịch vụ.

Thứ ba, đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Thứ tư, gắn chặt giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua thị trường lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm.

3.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Dương .

3.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, năng cao năng xuất lao động xã hội.

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả các yếu tố cơ bản: sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý.

3.2.2 Các chỉ tiêu phát triển cụ thể

Phải đảm bảo cơ cấu lao động hợp lý : cơ cấu lao động theo ngành.

Đến năm 2015: khu vực 1 chiếm: 10% khu vực 2: chiếm 63%, khu vực 3:

chiếm 27%.

Đến năm 2020: khu vực 1 chiếm: 8% khu vực 2 chiếm 57%, khu vực 3

chiếm 35%.

Năng suất lao động tăng nhanh từ 47,0 triệu đồng/ lao động năm 2010 lên 102 triệu đồng/lao động vào năng 2015 và đạt 203 triệu đồng/lao động vào 2020.


Phấn đấu đến 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,0%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60%, vào năm 2020 đạt tỷ lệ tương ứng là 80% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 70%.

Phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 54 ngàn người/ năm ở thời kỳ 2011 – 2015; khoảng 55 ngàn người/năm vào thời kỳ 2016 – 2020.

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận với chất lượng giáo dục của khu vực ASEAN và quốc tế, cụ thể là:

- Giáo dục mầm non: chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 với trên 90% số trẻ đạt chuẩn phát triển, tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non dưới 10%.

- Giáo dục tiểu học: 90% học sinh đọc hiểu và nắm vững kiến thức môn tóan, học sinh được học ngoại ngữ từ lớp 3 và học 2 buổi/ngày.

- Giáo dục trung học: đảm bảo học sinh được trang bị các kiến thức phổ thông và kiến thức cơ bản về công nghệ, về phổ thông. Mức trang bị kiến thức đạt trình độ khá so với học sinh trong khu vực.

- Giáo dục thường xuyên: góp phần duy trì phổ cập giáo dục và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- Giáo dục nghề nghiệp: đảm bảo học sinh khi qua hệ thống này có trình độ nghề, kỹ năng vi tính và ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.

- Đào tạo đại học: sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có khả năng thích ứng với thị trường lao động và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục Đại học, Cao đẳng, dạy nghề hướng đến đưa Bình Dương nằm trong tốp đầu của các tỉnh, thành về giáo dục – đào tạo tương xứng với sự phát triển của tỉnh.

Về quy mô đào tạo: tăng quy mô đào tạo nghề hằng năm cho các cơ sở đào tạo, cần đào tạo nghề dài hạn, cơ cấu ngành nghề phải phù hợp với các ngành nghề kinh tế, các khu công nghiệp, chế biến, dịch vụ,...vv. tập trung đào tạo


nghề cho các khu, cụm công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn có sử dụng số lượng lao động lớn, các ngành nghề phục vụ CNH, HĐH.

Về mạng lưới dạy nghề: phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề để tăng nâng lực và chất lượng dạy nghề, góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực. Giai đoạn từ 2010 tập trung đầu tư xây dựng, mở rộng trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề tại các huyện, như Phú Giáo, Dầu Tiếng để đáp ứng nhu cầu học nghề, xuất khẩu lao động và phổ cập nghề cho thanh thiếu niên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở dạy nghề tư thục, dân lập trên các địa bàn xa xôi.

Về đội ngũ giáo viên và các hoạt động nghiên cứu khoa học: đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề, đầu tư để thu hút giáo viên giỏi, có kinh nghiệm. Nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn lên, các ngành nghề kỹ thuật đòi hỏi trình độ tay nghề cao và chính xác giảng viên phải có trình độ thạc sỹ trở lên.

Về quản lý: nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường, cơ sở đào tạo, định hướng, lập kế hoạch chính xác và khả thi về nhu cầu và cung ứng nguồn nhân lực. Tăng cường vai trò của nhà nước về quản lý chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, chế độ học tập, thi cử, tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên,...vv. Nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo hiện có, xây dựng thêm trường trung cấp về y tế, ngành nghề về dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,..vv , nâng cao nguồn cung cấp lao động cho các khu công nghiệp.

3.3. Phân tích đánh giá tổng quan những điểm mạnh, hạn chế, thách thức và thời cơ đối với phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương.

3.3.1. Những điểm mạnh.

Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là tỉnh năng động trong kinh tế,


thu hút đầu tư nước ngoài, có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng đầu của nước ta.‌

Bình Dương có 22 khu công nghiệp đang hoạt động, đã thu hút trên 8.500 dự án đầu tư, trong đó hơn 2.000 dự án nước ngoài, vì vậy nhu cầu về lao động nghề hàng năm của các doanh nghiệp ở Bình Dương rất cao. Mỗi năm tỉnh Bình Dương thu hút từ 400 đến 500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với nhu cầu lao động từ 30.000 đến 40.000 người.

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm đến công tác đầu tư đào tạo nghề cho lao động, coi phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội đó là chiến lược:“Năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thực hiện tốt chính sách thu hút lao động, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, hệ thống dạy nghề của tỉnh đã xây dựng được hai hệ thống: hệ thống dạy nghề đại trà (gồm các Trung tâm dịch vụ việc làm, trường dạy nghề dân lập, trung tâm dạy nghề của các đoàn thể, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống có dạy nghề) và hệ thống trường, trung tâm dạy nghề chất lượng cao (gồm các trường dạy nghề của tỉnh, trường dạy nghề TW đóng trên địa bàn tỉnh). Từ hai hệ thống này, sẽ tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu, từ đó tỉnh sẽ từng bước phổ cập nghề, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cung ứng cho thị trường lao động, chủ yếu là các khu chế xuất, khu công nghiệp.

3.3.2. Những hạn chế.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đa số lao động ở nông thôn, trình độ văn hóa còn thấp. Ý thức học tập chưa tốt, tỷ lệ bỏ học còn cao. Mặt khác, thời gian đào tạo nghề ngắn chủ yếu cung cấp về lý thuyết, thiếu điều kiện thực hành nên học viên khó thành thạo nghề. Lực lượng lao động hiện có chưa đáp ứng đủ nên phải thu hút lao động từ bên ngoài tỉnh.


Các cơ sở dạy nghề phần lớn tập trung ở những vùng có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh như: Dĩ An, Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một trong khi đó các huyện như Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát lại chưa có cơ sở dạy nghề công lập cũng như ngoài công lập.

Việc đầu tư xây dựng trường nghề còn quá chậm (hiện nay trên toàn địa bàn tỉnh có hơn 40 cơ sở đào tạo nghề, trong đó 6 cơ sở mới thành lập chưa đi vào hoạt động) vì do việc tuyển sinh đầu vào ở các xã, huyện xa trung tâm tỉnh gặp nhiều khó khăn, số lượng học viên ít, phân tán. Vì vậy,việc thu hút nguồn nhân lực xã hội trong việc triển khai và phát triển mạng lưới dạy nghề còn rất hạn chế.

Trang thiết bị ở các trường dạy nghề nói chung còn thiếu, vừa lạc hậu và không đồng bộ nên không theo kịp với công nghệ mới của doanh nghiệp. Một số cơ sở dạy nghề ngoài công lập đầu tư với qui mô nhỏ, chủ yếu là các lớp dạy nghề ngắn hạn với ngành nghề đơn giản nhằm thu hồi vốn nhanh.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, tốc độ tăng giáo viên dạy nghề quá chậm so với qui mô đào tạo và tốc độ tăng của các cơ sở dạy nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh phải hợp đồng giáo viên ở tỉnh, thành khác nên rất bị động.

Mặt khác, sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Hoạt động dạy nghề trong tỉnh chủ yếu dựa vào khả năng thực tế của thị trường lao động và doanh nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu thực tế của thị trường doanh nghiệp. Do đó dẩn đến tình trạng vừa không đủ học viên có tay nghề cung ứng cho doanh nghiệp, vừa có nhiều học viên không kiếm được việc làm phù hợp; doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

Lao động qua đào tạo, tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng nhưng cơ cấu chưa hợp lý, nên vẩn tồn tại tình trạng thừa lao động có bằng cấp thiều lao động có kỹ thuật; lao động qua đào tạo vẩn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động về chất lượng và số lượng.


3.3.3. Những thời cơ.

Hiện nay trong tỉnh một số nhóm nghề đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo như: may mặc, vận hành máy và thiết bị, cơ khí, lắp ráp máy móc, xây dựng, chế biến, lắp rắp thiết bị điện tử, gỗ gia dụng....vv thế nhưng các cơ sở đào tạo vẩn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đây là cơ hội để tỉnh mở rộng, nâng cao hoạt động dạy nghề và thu hút lao động có tay nghề cũng như tiến hành công tác đào tạo nghề.

Bình Dương hiện có Trường Cao đẳng nghề Việt Nam- Singapore, là một trong những cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hơn nữa hiện tỉnh đã liên kết với trên 15 tỉnh, thành trong cả nước, nhất là các tỉnh khu vực Miền Trung, Miền Tây để thu nhận lao động đến Bình Dương làm việc.

Nguồn lao động cho nhu cầu đào tạo rất lớn, hiện nay dù tỷ lệ trúng tuyển vào đại học và cao đẳng tăng lên hàng năm nhưng tỷ lệ này còn rất thấp. Như vậy vẩn còn một lượng rất đông học sinh không trúng tuyển. Mặt khác mỗi năm tỉnh thu hút hàng chục ngàn lao động chưa qua đào tạo từ các địa phương trong nước, đó là cơ hội có thề thu hút học viên cho các trường dạy nghề.

3.3.4. Những thách thức.

Là một tỉnh công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng cao, hàng năm tiếp nhận một lượng lớn dân nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước đến sinh sống và làm việc trong đó phần lớn là chưa qua đào tạo, điều này sẽ gây sức ép về đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh.

Bình Dương vẩn đang ở thời kỳ “Dân số vàng” với cả hai mặt cơ hội và thách thức về phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm. Do vậy, thách thức lớn nhất là giải quyết được việc làm cho cả dân nhập cư và sự dịch chuyển lao động nội bộ tỉnh từ nơi thu nhập thấp, cơ hội việc làm ít như Dầu Tiếng, Phú Giáo đến nơi có thu nhập và việc làm cao hơn, điều này gây khó khăn cho việc phân bố dân cư lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí