Hiện Trạng Nhân Lực Về Chất Lượng


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính.


15- 19 tuổi


20-24 tuồi


25-29 tuồi


30-34 tuồi


35-39 tuồi


40-44 tuồi


45-49 tuồi


50-54 tuồi


55-59 tuồi


60-64 tuồi

20

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

Chung Nam Nữ Nam- t.thị Nữ - T.thị


2.2.2 Hiện trạng nhân lực về chất lượng

2.2.2.1 Cơ cấu tuổi, giới tính của nhân lực

Lực lượng trong độ tuổi trực tiếp tham gia lao động ở Bình Dương có tỷ lệ khá cao, nam chiếm 76% và nữ chiếm 75%. Nhìn chung, lực lượng tham gia lao động có tuổi đời trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20 đến 45 tuổi chiếm 70,5%.

Trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24 chiếm cao nhất 22,6%, đến nhóm tuổi 25-29 chiếm 18,7%; nhóm tuổi 15-19 chiếm 14,5%;

nhóm tuổi 30-34 chiếm 12,2%; nhóm tuổi 35-39 chiếm 9,5%; nhóm tuổi 40-44

chiếm 7,5%; nhóm tuổi 45-49 chiếm 6,1%; nhóm tuổi 50-54 chiếm 4,6%; nhóm tuổi 55-59 chiếm 2,8% và ngoài lực lượng lao động, từ 60-64 tuổi chiếm 1,5%.

Trong đó, nhóm tuổi từ 15-29 là chiếm cao nhất, tỷ trọng lao động trong nhóm này chiếm hơn một nửa (55,8%), nữ nhiều hơn nam (58,4% so với 53,4%). Lực lượng lao động trong độ tuổi, ở lứa tuổi 15-39 chiếm 77,5% tổng lực lượng tham gia lao động; trong đó, chia ra giới tính ở nhóm này không có sự khác biệt lớn (nam: 77,3% và nữ chiếm 77,9%).


Nhóm tuổi còn lại từ 40-60 tuổi chỉ chiếm 22, 5%; trong đó: nam chiếm 22,7% và nữ chiếm 22,1%. Riêng trong độ tuổi lao động, tỷ lệ nam tham gia lao động chiếm 21,3% lực lượng lao động nam; nữ chiếm 17,3% lực lượng lao động nữ. Điều này cho thấy lực lượng nam cao tuổi tham gia cao động nhiều hơn nữ, riêng nhóm ngoài tuổi lao động nam (từ 40-60 tuổi) tham gia có trị số ngược lại: nam tham gia 1,3% lực lượng nam, trong khi nữ (từ 55 đến 64 tuổi) tham gia 4,6% lực lượng lao động nữ.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tỉnh Bình Dương theo nhóm tuổi và giới tính


Nhóm tuổi

Theo nhóm

Chia theo giới tính

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

nam (ng)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

nữ (ng)

Tỷ trọng

(%)

Tổng số

1,210,722

100

576,525

47,6

634,197

52,4

15 -19 tuổi

175,410

14,5

74,684

42,6

100,726

57,4

20– 24 tuổi

274,227

22,6

121,894

44,5

152,333

55,5

25– 29 tuổi

226,147

18,7

111,521

49,3

114,626

50,7

30– 34 tuổi

148,245

12,2

77,839

52,5

70,406

47,5

35– 39 tuổi

115,541

9,5

59,831

51,8

55,710

48,2

40– 44 tuổi

90,456

7,5

46,221

51,1

44,235

48,9

45– 49 tuổi

73,286

6,1

35,634

48,6

37,652

51,4

50– 54 tuổi

55,511

4,6

26,249

47,3

29,262

52,7

55– 59 tuổi

33,558

2,8

14,909

44,4

18,649

55,6

60– 64 tuổi

18,341

1,5

7,743

42,2

10,598

57,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020 - 8

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Dương 2011.

Nhóm tuổi còn lại từ 40-60 tuổi chỉ chiếm 22,5%; trong đó: nam chiếm 22,7% và nữ chiếm 22,1%. Riêng trong độ tuổi lao động, tỷ lệ nam tham gia lao động chiếm 21,3% lực lượng lao động nam; nữ chiếm 17,3% lực lượng lao động nữ. Điều này cho thấy lực lượng nam cao tuổi tham gia cao động nhiều hơn nữ, riêng nhóm ngoài tuổi lao động nam (từ 40-60 tuổi) tham gia có trị số ngược lại: nam tham gia 1,3% lực lượng nam, trong khi nữ (từ 55 đến 64 tuổi) tham gia 4,6% lực lượng lao động nữ.


2.2.2.2 Trình độ học vấn

Tỷ lệ biết chữ là một trong những thước đo chung nhất phản ánh đầu ra của giáo dục; nó được coi là số phầm trăm những người biết chữ của một độ tuổi nhất định trong tổng dân số của độ tuổi đó.

Kết quả của cuộc điều tra năm 2009 cho thấy tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bình Dương là 97,2%, cao hơn mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ (trung bình toàn vùng: 96,3%). Nhìn chung tỷ lệ biết chữ giữa các khu vực thành thị và nông thôn chiếm 97,0% và ở khu vực thành thị chiếm 97,5%. Tỷ lệ biết chữ phân theo giới tính: ở nam là 97,8%, cao hơn nữ giới (96,6% dân số).

Bảng 2.4: Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn. Đơn vị tính: %

Giới tính

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Chung

97,2

97,5

97,0

Nam

97,8

98,2

97,6

Nữ

96,6

97,0

96,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2011

Nhưng, tỷ lệ không biết chữ có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và giữa khu vực đô thị và nông thôn theo nhóm tuổi. Trong tổng số tỷ lệ không biết chữ của toàn tỉnh năm 2009 là 2,8% dân số, thì càng cao tuổi tỷ lệ không biết chữ càng cao. Nhóm trên 60 tuổi tỷ lệ không biết chữ cao nhất, chiếm từ 9,0% (nhóm 60-69 tuổi), đến 16,8% (nhóm từ 70-74 tuổi); 21,7% (nhóm từ 75-79 tuổi) và cao nhất là 31,7% (nhóm từ trên 80 tuổi) trong tổng số người trong mỗi nhóm. Các nhóm từ 15-59 tuổi tỷ lệ không biết chữ thấp hơn nhiều so với nhóm cao tuổi, lần lượt từ 1,1% (nhóm từ 15-19); 1,2% (nhóm từ 20-29), 2,7% (nhóm

từ 30 đến 39), 32,2% (nhóm 40-49) và 4,2% (nhóm từ 50-59).


Kết quả cho thấy là những dấu hiệu đáng mừng của một trong những chỉ tiêu phát triển giáo dục, tỷ lệ không biết chữ theo giới tính cho thấy xu hướng thấp hơn ở nam và cao hơn ở nữ trong mỗi nhóm tuổi, điều này cho thấy sự khác biệt giữa các lực lượng nam và nữ, cần chú ý hiện tượng này.

Về tỷ lệ biết chữ ở khu vực đô thị và nông thôn theo nhóm tuổi cũng cho thấy kết quả tương tự, tuổi càng cao thì tỷ lệ không biết chữ càng lớn, tuy nhiên trong khu vực đô thị tỷ lệ biết chữ cao hơn trong mỗi nhóm tuổi. Sự khác biệt rõ hơn ở các nhóm tuổi thấp, ví dụ: ở nhóm tuổi 15-19, khu vực thành thị chỉ có 1,0% trong khi ở nông thôn 1,2%; lần lược tương tự như vậy: 1,0% (nhóm 20- 29) và 1,4%; 2,0% và 3,0% (nhóm 30-39); 2,3% và 3,7% (nhóm 40-49); 3,0%

và 4,9% (nhóm 50-59). Sự khác biệt này không lớn ở những nhóm tuổi trên tuổi lao động, phân tích trên cho thấy, nhóm trẻ có sự khác biệt lớn hơn giữa hai khu vực phù hợp với những điều kiện ở nông thôn khó khăn hơn để đi học.

Theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (năm 2008), trong điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, với 250 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp Nhà nước, 101 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 144 doanh nghiệp khác. Về ngành nghề gồm: 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp; 159 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: 31 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, kết quả trong bảng sau:


Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn.



Cuối năm 2009

Giữ năm 2010


Trình độ học vấn phổ thông

Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPH

5,897

34,528

64,835

55,069

3,68

21,53

40,44

34,35

5,243

33,773

59,572

47,249

3,59

23,16

40,85

32,40

Tổng cộng

160,329

100,00

145,837

100,00

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương 2011


BIU Đ2.4: Cơ cu lao đng theo trình đhc vn

4%

21%

Chưa tốt nghiệp tiểu học

34%

Tt nghip tiu hc

Tt nghip THCS

Tt nghip THPH

41%


Kết quả điều tra cho thấy:

Tỷ lệ đạt từ THCS trở lên chiếm khoảng 73,2% - 74,79% trong khi đó, tỷ lệ lao động chưa đạt trình độ học vấn trung học cơ sở (THCS) còn cao, chiếm gần 27% (riêng lao động nữ còn cao hơn, chiếm khoảng 29%). Đây là lực lượng chưa đạt trình độ tối thiểu để có thể tiếp thu các khóa học chuyên môn kỹ thuật: trình độ văn hóa thấp sẽ dẫn đến trình độ tay nghề thấp và ảnh hưởng đến năng suất lao động, là một rào cản lớn trong quá trình phát triển.


2.2.2.3 Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Theo số liệu tổng điều tra 1/4/2009 cho thấy: lực lượng lao động không có trình độ kỹ thuật còn rất cao, chiếm 88,2%, cao hơn trung bình toàn vùng Đông Nam Bộ, đứng thứ tư trong 7 tỉnh: xấp xỉ Đồng Nai, cao hơn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh (85,6% và 80,5%).

Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên



Stt


Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Cuối năm 2009

Giữa năm 2010

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Đại học trở lên

4,8092

3,49

5,141

4,84

2

Cao đẳng

2,426

1,40

2,824

1,52

3

Trung học chuyên nghiệp

4,850

3,16

4,964

2,90

4

CN kỹ thuật có bằng nghề

5,240

3,28

5,683

3,18

5

CNKT có CC nghề ngắn hạn

4,184

2,20

3,829

2,55

6

CNKT không có CC nghề

80,944

50,72

82,110

51,31

7

Không có trình độ chuyên

môn nghiệp vụ

50,241

35,59

52,958

32,51


Tổng cộng

168,329

100,00

175,837

100,00

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương 2011

Qua bản số liệu trên ta thấy nhóm công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề chiếm tỷ trọng cao nhất, 56,31%, trình độ công nhân kỹ thuật có bằng nghề chiếm 2,88%, cao đẳng chiếm 1,32%, trình độ đại học chiếm 2,84%, đây là hạn chế lớn, không tương xứng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển của tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.7: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên


Stt

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Số lượng

Tỷ lệ %


1

Đại học trở lên

35,431

2,95

2

Cao đẳng

16,304

1,5

3

Trung cấp

47,559

3,8

4

Sơ cấp

55,122

4,6

7

Không có trình độ CMKT

1,200,420

85,2


Tổng cộng

1,219,836

100,00

Nguồn: SởLĐTBXH tỉnh Bình Dương 2010

Lực lượng dân số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất 85,2 %, tiếp theo là trình độ sơ cấp chiếm 4,6%, tuy nhiên trình độ từ đại học trở lên chiếm 2,95% cao hơn ở trình độ cao đẳng 1,5%. Trong số lao động đã qua đào tạo, sau khi vào làm việc tại các doanh nghiệp số lao động này vẩn phải được đào tạo lại để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, mặt khác do trình độ của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đồng thời quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên số lượng doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng tăng theo.

2.2.2.4 Trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo các số liệu thống kê cho thấy hiện nay tỉnh Bình Dương thiếu hụt một lượng lao động chất lượng cao rất lớn hầu hết ở các ngành và ở các khu công nghiệp, đặt biệt là ở 9 ngành dịch vụ thương mại; tài chính (ngân hàng- thị trường vốn); dịch vụ (kho vận- cảng); khoa học công nghệ; bất động sản; viễn thông và các dịch vụ GTGT; du lịch; giáo dục chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao, 4 ngành công nghiệp trọng yếu (công nghiệp cơ khí; công nghiệp điện tử

- công nghệ thông tin; công nghiệp hóa chất - hóa dược - nhựa - cao-su; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và xuất khẩu lao động.

Nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành dịch vụ chiếm 12,16%, ngành công nghiệp chiếm 3,02% và nông nghiệp chiếm 2,54%, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế.


Ở các doanh nghiệp, lực lượng lao động ở nước ngoài đến làm việc ngày càng tăng, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực này khá cao chủ yếu làm việc trong lĩnh vực quản lý sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp. Quản lý cao cấp chiếm 17,82%, quản lý có thời hạn 5 năm trở lên chiếm 55,08%; số người có trình độ đại học trở lên chiếm 16,88%, các ngành nghề có trình độ chuyên môn cao; nghệ nhân chiếm 2,63%. [2; tr. 19].

Theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đến 2015 nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tại tỉnh Bình Dương được ước tính.

Bảng 2.8: Nhu cầu nhân lực có trình độ cao


Ngành nghề

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

- Giáo dục – đào tạo

3,200

15,16

- Ngoại ngữ, du lịch

936

4,43

- Tài chính - ngân hàng

920

4,36

- Cơ khí

1,932

9,15

- Kỹ thuật nông, lâm nghiệp,thủy sản

870

4,12

- Chế tạo, vận hành máy móc thiết bị

3,335

15,80

- Tin học, viễn thông

1,290

6,11

- Xây dựng

1,220

5,78

- Y dược

730

3,45

- Công nghiệp chế biến

2, 380

11,28

- Ngành nghề truyền thống

1,620

7,67

- Kinh tế

2,666

25,27

Tổng cộng

21,099

100,00

Nguồn: SởLĐTBXH tỉnh Bình Dương 2010


2.2.2.5 Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành

Bình Dương là một tỉnh có sự chuyển đổi trong công nghiệp và dịch vụ rất nhanh, tuy nhiên cơ cấu lao động chuyển dịch chưa tương đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng chuyển dịch rất rõ nét từ nông nghiệp sang công nghiệp,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023