rằng việc đầu tư cho con người giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững .[2]
Quan niệm khác cho rằng: “Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí tuệ, tinh thần, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người” [11]
Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận, nhưng các định nghĩa về NNL đều đề cập đến các đặc trưng chung là:
- Số lượng NNL: được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng NNL. Sự phát triển về số lượng NNL dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong, bao gồm nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động; và các yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng LĐ do di dân.
- Chất lượng nhân lực: là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, năng lực thẩm mỹ,... của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng NNL.
- Cơ cấu NNL: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về NNL. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau: cơ cấu về trình độ ĐT, dân tộc, giới tính, độ tuổi,…
NNL là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. NNL nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, NNL được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, NNL là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
Từ những phân tích trên, trong Luận văn này khái niệm NNL được hiểu như sau: NNL là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người cơ sở đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội.
NNL là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Bất kể một tổ chức nào dù mạnh hay yếu thì yếu tố con người vẫn là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi là cần thiết trong lực lượng LĐ của mỗi quốc gia nhằm định hướng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân thấy được và định hướng sự phát triển NNL của mình và từ đó đáp ứng các cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại. Ngày nay, trong hoạt động kinh tế và quản trị kinh doanh, nhiều nhà nghiên cứu đó cho rằng: rủi ro của mọi rủi ro là rủi ro về nguồn nhân lực.
1.1.1.2. Ngành du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay - 1
- Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay - 2
- Đặc Điểm Của Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch
- Các Yếu Tố Tác Động Tới Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch
- Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
DL là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay DL đó trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân.
Trong từ điển Oxford của Anh, du lịch có nghĩa là đi xa và du lãm. Nghĩa rằng đây là một hoạt động rời nhà đi xa rồi trở về và trong thời gian ấy thì tham quan du lãm ở một hoặc vài địa phương. Với ý nghĩa đó, du lịch đó xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội chiếm hữu nô lệ.Vào thời kì này, do sự phân công lao động xã hội: phân chia giữa trồng trọt và chăn nuôi: giữa nông nghiệp, thương nghiệp và ngành thủ công làm cho kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các thành viên trong xã hội, giữa các vùng, miền
trong một quốc gia tăng mạnh, kéo theo đó là nhu cầu du lịch tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động du lịch thời kì này còn chưa rõ ràng, mục đích chính của việc đi đây đi đó của con người là trao đổi hàng hoá, việc tham quan du lịch chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên, chủ yếu mang tính tự phát, tự phục vụ là chính. Du lịch chưa trở thành một ngành kinh tế đặc thù của xã hội.
Đến đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn còn là hoạt động dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để hưởng ngoạn, giải trí. Và sau đó hoạt động này ngày càng thu hút được sự tham gia của hầu hết các tầng lớp xã hội khác nhau.
Theo Hội liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch thì: “Du lịch là sự tổng hoà các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài, và lại cũng không làm bất kì hoạt động nào để kiếm tiền”.[14]
Trong tuyên ngôn Manila (1980) của tổ chức du lịch Quốc tế thì du lịch được xem là: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích thực hiện sự phát triển về phương tiện kinh tế xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh về hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”. [14].
Khái niệm này đã nhấn mạnh mục đích hoà bình của việc du lịch, đồng thời cũng bao quát việc du lịch để vui chơi, tiêu khiển với việc du lịch và công việc. Tuy nhiên khái niệm trên vẫn chưa phản ánh được đặc điểm tổng hợp khách quan của hoạt động du lịch, của người du lịch.
Kế thừa các quan điểm trên các tác giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du lịch cũng đưa ra khái niệm khá toàn diện về du lịch:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hoà tất cả các quan hệ và hiện tượng do lữ hành để thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hoá nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của tất cả mọi người dẫn tới”.[10].
Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hoà Séc) đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:“Du lịch là tập hợp các hoạt động kĩ thuật, kinh tế và tổ chức
liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và viếng thăm có tổ chức thường kì”.[11]
Định nghĩa của trường tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie như sau:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn - chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập - đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, cư trú ăn uống nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu có thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế…) mà không có mục đích lao động kiếm lời”. [11]
Hai định nghĩa trên đã xem xét kĩ hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trưng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kĩ thuật điều hành.
Khác với các định nghĩa trên, định nghĩa về du lịch của Michael Coltman lại rất ngắn gọn như sau:“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du lịch, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi tiếp đón du lịch”.
Mối quan hệ đó có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Nhà cung ứng dịch
Du khách
Dân cư sở tại
Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động du lịch [14]
Tháng 6 năm 1991 tại Otawa, Canađa, Hội Nghị Quốc Tế về thống kê du lịch đó đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian đó được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. [11]
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.[23]
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. [24]
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 thì: “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quam, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân, và khách du lịch quốc tế, gúp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.[26]
Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. [10]
Tóm lại, ngành DL là sản nghiệp có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, cung cấp sản phẩm cần thiết và dịch vụ cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ.
Ngành DL là một ngành kinh tế đặc thù vì: con người vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hoạt động kinh doanh dịch vụ DL, LĐ trực tiếp phục vụ khách DL có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất lượng sản phẩm DL. Vì vậy, sản phẩm của ngành DL chủ yếu là sản phẩm về mặt tinh thần; DL là một trong những ngành kinh tế năng động nhất thế giới, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng; DL là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, đó là đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về DL; tăng cường năng lực QLNN về DL, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị thế ngành kinh tế mũi nhọn.
1.1.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Trong hoạt động DL, từ phía “cung DL” có nhiều thành phần tham gia vào hoạt động phục vụ khách DL là:
+ Tại các đầu mối giao thông: Các hoạt động phục vụ khách DL đi qua bằng phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đến điểm DL của họ được tổ chức tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu,
các phương tiện máy móc và sửa chữa,… Các dịch vụ và phương tiện phục vụ khách DL bao gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, của hàng sách…, và hoạt động của một số cơ quan QLNN liên quan đến phục vụ khách DL như: biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan cũng được tổ chức tại đây.
+ Tại điểm đến DL:
- Hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trước hay các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách bao gồm: Dịch vụ lưu trú - KS , nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán Bar; dịch vụ vui chơi giải trí - các phương tiện thể thao, rạp hát, sòng bạc, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển-các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê.
- Hoạt động của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ DL tuyến sau bao gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trước như: công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giải khát, công ty phát hành thẻ tín dụng, công ty vận tải, thương mại bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp điện, nước, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…
- Hoạt động của các cơ quan QLNN chuyên ngành có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ DL như: cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…
- Hoạt động của cộng đồng dân cư liên quan đến phục vụ DL, như: các gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia quá trình phục vụ khách DL một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Hoạt động của các đơn vị ĐT cung cấp NNL cho các doanh nghiệp DL tuyến trước và tuyến sau.
Tóm lại, NNL ngành DL được hiểu là lực lượng LĐ tham gia vào quá trình phát triển DL, bao gồm LĐ trực tiếp và LĐ gián tiếp. LĐ trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách DL như trong khách sạn , nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách DL, cơ quan quản lý DL,… LĐ gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách DL như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn, nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách DL, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển DL, ĐT nhân lực DL, xây dựng khách sạn
, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách DL…[32].
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong ngành du lịch
NNL là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH của nước ta nói chung và đối với ngành DL nói riêng. Vai trò đó được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất: phát triển NNL quyết định đến sự phát triển của các nguồn lực khác. Trong ngành kinh tế nói chung và trong ngành DL nói riêng, so với các nguồn lực khác, NNL có vai trò nổi bật ở chỗ: nó không bị cạn kiệt đi trong quá trình khai thác và sử dụng. Ngược lại, NNL có khả năng tái sính và phát triển nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Xét trong ngành DL, có thể thấy rằng: DL là một ngành đòi hỏi NNL lớn với nhiều loại trình độ khác nhau do tính chất, đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, tay nghề của người LĐ mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Chính điều này đó làm cho yếu tố con người trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành. Do đó, ở hầu hết các quốc gia hiện nay, đều