Nguồn Nhân Lực Trong Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [5, Tr. 10].

Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia. Hoạt động du lịch chẳng những đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Bản thân hoạt động du lịch không nằm ngoài mục đích thỏa mãn các nhu cầu ngày một phong phú của con người như giải trí, tham quan, nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu…

1.1.2. Đào tạo, dạy nghề

* Khái niệm đào tạo: Theo PGS. Tiến sĩ Trần Kim Dung, tác giả cuốn Phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo là các hoạt động tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến thức, kỹ năng thực hành. Đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại.

Đào tạo có thể chia thành 2 nhóm, một là đào tạo trong công việc và hai là đào tạo ngoài công việc. Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Còn đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách ra khỏi sự thực hiện các công việc thực tế.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người.

Đào tạo trong luận văn này được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động

nghề nghiệp; là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để thực hiện một nghề hay một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất.

Phân loại nhu cầu đào tạo:

- Loại 1: Đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn quy định cho mỗi loại viên chức, trong đó có chuẩn ngạch giáo viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Loại 2: Đào tạo để thay đổi và phát triển trong tương lai (đào tạo để lấy bằng cấp cao hơn).

Đánh giá nhu cầu đào tạo:

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 3


+ Phân tích tổ chức


+ Phân tích công việc

+ Phân tích cá nhân

Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn các phương pháp đào tạo và áp dụng các nguyên tắc

học

Tiến hành đào tạo

- Loại 3: Bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn (hướng dẫn thử việc, hội nghị, hội thảo trao đổi chuyên môn…)


Đo lường và so sánh kết quả


đào tạo với các tiêu chuẩn

Phản hồi

Xây dựng các tiêu chuẩn

Sơ đồ 1.1. Mô hình hệ thống về quy trình đào tạo

(Nguồn: Training in Organizations, Goldstein, 1993)

* Khái niệm nghề: Theo từ điển Tiếng Việt “Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công lao động xã hội” [17, tr 676]. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, muốn hành nghề tốt, mỗi người

phải trải qua quá trình đào tạo theo một chương trình quy định với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết theo yêu cầu của thị trường lao động để có thể hành nghề.

Trong luận văn này thì nghề là một dạng lao động đòi hỏi con người phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội.

Một số nghề cơ bản được đào tạo trong lĩnh vực du lịch:

- Nghề lễ tân: Nghề lễ tân là nghề giao tiếp với khách hàng để chào bán dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung trong và ngoài khách sạn, nhằm mục đích mang lại lợi nhuận tối ưu cho khách sạn và sự hài lòng cho khách hàng.

- Nghề phục vụ buồng: Nghề buồng hay còn gọi là nghiệp vụ lưu trú là nghề thực hiện quá trình thu, dọn và thay đổi các vật dụng, đồ vải trong phòng khách; thực hiện qui trình vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực phòng khách, khu vực công cộng, hậu sảnh theo tiêu chuẩn của khách sạn, khu resort hoặc các đơn vị có kinh doanh lưu trú; duy trì vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ của các loại trang thiết bị, tiện nghi trong khách sạn thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ phận Buồng. Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách lưu trú như giặt là, mini bar, phục vụ ăn, uống tại phòng, trông trẻ.

- Nghề chế biến món ăn: Là nghề kỹ thuật, trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các cở sở kinh doanh ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nghề phục vụ bàn và pha chế đồ uống: Là nghề chuyên tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng phong phú (ăn theo thực đơn, chọn món, buffet, các loại tiệc, các loại đồ uống pha chế, đồ uống

không cồn, đồ uống có cồn, các hình thức phục vụ khác...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự.

- Nghề hướng dẫn du lịch: Là nghề chuyên tổ chức thực hiện và phục vụ khách theo các chương trình du lịch với các nhiệm vụ cơ bản như: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình; thuyết minh; quản lý đoàn khách; hướng dẫn tham quan; hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình du lịch; thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch; chăm sóc khách hàng… đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Nghề Quản trị Lữ hành: Quản trị lữ hành là nghề trực tiếp thực hiện, quản lý và điều phối các hoạt động du lịch lữ hành. Nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành bao gồm: Thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định, giám sát và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

- Nghề Quản trị khách sạn: Quản trị khách sạn gắn với trách nhiệm chính là quản lý trực tiếp các hoạt động hàng ngày của các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch như: Lễ tân, buồng, nhà hàng, chế biến món ăn, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kế toán, bán hàng và marketing, nhân sự,... các công việc chủ yếu chung nhất của nghề Quản trị khách sạn bao gồm: Quản lý toàn bộ hoạt động của khách sạn, quản lý bộ phận buồng, quản lý bộ phận lễ tân, quản lý bộ phận chế biến món ăn, quản lý dịch vụ khác, quản lý nhân sự hành chính, quản lý bán hàng và tiếp thị, quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý tài chính, quản lý an ninh an toàn.

* Khái niệm đào tạo nghề:

Theo tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản năm 2002 thì đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học thực hành được một nghề trong xã hội”

Như vậy, trong luận văn này thì đào tạo nghề được hiểu là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp nhất định đã được khái quát hóa trong nghề đào tạo: là quá trình rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và năng lực nghề nghiệp ở người học để hình thành nhân cách nghề nghiệp. Quá trình này được thực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo chuẩn mực của các nghề đào tạo.

Theo quy định trong hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề của nước ta, chương trình gồm chương trình khung và chương trình chi tiết. Chương trình khung là do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, quy định khung tối thiểu kiến thức, kỹ năng cần thiết cần phải được đào tạo cho học viên của từng chuyên ngành/nghề đào tạo. Chương trình chi tiết hay còn gọi là chương trình đào tạo là do các cơ sở đào tạo xây dựng dựa trên nền tảng chương trình khung, người đứng đầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm ban hành và chỉ đạo cơ sở mình áp dụng thực hiện. Tuy nhiên, xu hướng trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề đang dần bỏ quy định về chương trình khung, để các cơ sở đào tạo chủ động, tự chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo của cơ sở mình đảm bảo tính đặc thù, cạnh tranh.

1.1.3. Nguồn nhân lực

Bất cứ tổ chức nào cũng đều được hình thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực trong một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó,

còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.

Thể lực là sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ chăm sóc y tế. Thể lực con người tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…

Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng người. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc tận dụng tiềm năng thể lực của con người phải luôn luôn được chú ý và có thể nói phải khai thác triệt để. Nhưng sự khai thác tiềm năng trí lực của con người là luôn mới mẻ, khơi mở, chưa bao giờ cạn kiệt, đó là kho tàng bí ẩn của mỗi con người.

Theo GS. Phạm Minh Hạc, “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó…”[3, tr.323].

Nguồn nhân lực đều đề cập đến các đặc trưng chung là:

- Số lượng nguồn nhân lực, trả lời cho câu hỏi là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai. Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm: yếu tố bên trong bao gồm nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động; và các yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân.

- Chất lượng nguồn nhân lực, là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, năng lực thẩm mỹ,... của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

- Cơ cấu nguồn nhân lực: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau: cơ cấu về trình độ đào tạo, dân tộc, giới tính, độ tuổi,…

1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Để phát triển du lịch cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngành.

Trong lĩnh vực du lịch, nhân lực tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch bao gồm:

- Nhân lực phục vụ tại các đầu mối giao thông: Nhân lực phục vụ du khách đi lại bằng phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đến điểm du lịch; tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc và sửa chữa,… Các dịch vụ và phương tiện phục vụ khách du lịch bao gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng sách…, và hoạt động của một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phục vụ khách du lịch như biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan...

- Nhân lực phục vụ tại điểm đến du lịch:

a) Nhân lực tại các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách, gồm: Dịch vụ lưu trú - khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán Bar; dịch vụ giải trí, thể thao, rạp hát, sòng bạc, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển - các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê.

b) Nhân lực tại các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ du lịch bao gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du khách như: Công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giải khát, công ty phát hành thẻ tín dụng, công ty vận tải, thương mại bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp điện, nước, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…

c) Nhân lực làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ du lịch như: Cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…

d) Cư dân liên quan đến phục vụ du lịch, như: Các gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia trong quá trình phục vụ khách du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

đ) Các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp phục vụ du khách hoặc các doanh nghiệp hỗ trợ phục vụ du lịch.

Như vậy: Nguồn nhân lực du lịch bao gồm những lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội.

1.1.5. Nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch

* Từ những khái niệm về du lịch, nguồn nhân lực, đào tạo, dạy nghề, có thể hiểu nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch thực chất là đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý làm việc trong các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề du lịch. Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn sâu nhất trong toàn bộ nhân lực du lịch. Họ có kiến thức khá toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực du lịch, có chức năng đào tạo, dạy nghề, quản lý, nghiên cứu khoa học về đào tạo, dạy nghề du lịch và đóng vai trò to lớn trong việc phát triển du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2023