Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Sơn La Hiện Nay Về Mức Sống:

Tỉnh có 12 dân tộc chung sống; trong đó người Thái chiếm 54% dân số toàn tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng thật sự đã và đang giữ vị trí trung tâm đoàn kết các thành phần dân tộc khác, tập trung đông nhất ở Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La (70%). Tiếp đến là người Kinh (18%), người Mông (12%), người Mường (12%), người Dao (2,5%), người Khơ Mú, người Xinh Mun và 5 dân tộc khác là Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh. Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Phong tục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các giá trị văn hóa mới, hiện đại. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan,... đang dần được xóa bỏ.

Do điều kiện địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh cùng với diện tích tự nhiên lớn, nên mật độ dân cư thấp và phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực tập trung. Việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác của cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình đó cũng gây trở ngại lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do đơn giá quá cao, suất đầu tư lớn, khả năng huy động và sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế.

Bên cạnh những khó khăn, hạn chế trên, điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông - lâm nghiệp và thương mại - dịch vụ - du lịch với các ưu thế nổi bật như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản

xuất giấy, bột giấy; có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hóa dân tộc phong phú.

1.2.1.3. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La hiện nay Về mức sống:

Hiện nay, mức sống nhân dân tỉnh Sơn La đã được cải thiện nhưng thiếu tính bền vững, đặc biệt là đối với người nghèo, người có thu nhập thấp. Các hộ dân vùng tái định cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc chuyền đổi cây trồng, vật nuôi và đất sản xuất. Tình trạng thiếu đói giáp hạt vẫn xảy ra. Theo báo cáo của cục thống kê tỉnh, hiện tượng đói giáp hạt xuất hiện sớm từ đầu tháng 1/2014 với 5.217 hộ và 21.766 nhân khẩu, chiếm 2,04% số hộ và 1,88% số nhân khẩu toàn tỉnh. Tỉnh đã hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện thiếu đói trong 12 huyện và thành phố Sơn La vào dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014 là 2.120 tấn gạo.

Mức sống cán bộ, công nhân, viên chức và người hưởng bảo hiểm xã hội ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước tăng 4,07%, trong đó khu vực thành thị tăng 4,24%, khu vực nông thôn tăng 4%.

Các chương trình xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn phát triển sản xuất, cho vay hỗ trợ lãi suất, chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo và các đối tượng chính sách tiếp tục được các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chỉ đạo, phối hợp thực hiện. Năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đầu tư các nguồn ngân sách cho các chương trình trọng điểm của tỉnh, như: Hỗ trợ đầu tư các dự án tại các bản đặc biệt khó khăn thuộc vùng I là 5 tỷ đồng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã 20 tỷ đồng; đầu tư các dự án thuộc Đề án phát triển kinh tế - xã hội xã Lóng Luông huyện Vân Hồ 2.290 tỷ đồng và xã Huổi Một huyện Sông Mã 2.355 tỷ đồng,.…

Về chăm lo các đối tượng chính sách:

Công tác chăm lo đời sống người có công, các đối tượng chính sách xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Tỉnh coi trọng việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về chăm sóc đời sống các đối tượng người có công trong dịp tết cổ truyền, ngày Thương binh liệt sỹ; chuyển quà của Chủ tịch nước, tặng quà của tỉnh, huyện/ thành phố tới các đối tượng chính sách. Các cấp chính quyền tỉnh, huyện/thành phố và các xã/phường/thị trấn trong tỉnh đã tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm hỏi và tặng quà các đơn vị và đối tượng; và đã chi trả kịp thời đúng đối tượng chính sách, đúng quy định. Kết quả tặng quà, trợ cấp xã hội trong dịp tết Giáp Ngọ năm 2014 lên đến 31.891 suất quà, trị giá 9.184,33 triệu đồng.

Về giáo dục, đào tạo:

Giáo dục phổ thông: Năm học 2013 – 2014 các trường học trong toàn tỉnh đã hoàn thành chương trình dạy học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổ chức kiểm tra đánh giá công khai chất lượng giáo dục đối với các cấp học, tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 Trung học phổ thông, có 8 thí sinh đạt giải quốc gia (3 giải Nhì, 3 giải Ba, 2 giải Khuyến khích); tổ chức thi học sinh giỏi Trung học cơ sở cấp tỉnh năm học 2013 – 2014, kết quả có 309 em đoạt giải (10 giải nhất, 63 giải nhì, 93 giải ba, 143 giải khuyến khích); tổ chức thi giáo viên đoạt giỏi trung học cơ sở cấp tỉnh, kết quả có 184 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi và 55 giáo viên đạt giải xuất sắc.

Về y tế:

Ngành Y tế tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh xây dựng thực hiện tốt việc theo dõi, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, cúm A (H5N1) ở người, bệnh sở, thương hàn, sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và dịch chân tay miệng… không để bệnh dịch phát sinh và lan rộng.

Toàn tỉnh có 21992 số ca mắc cúm, 8615 ca tiêu chảy, 130 ca tay chân miệng. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh: Tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế là 930607 lần/người; số bệnh nhân điều trị nội trú là 92273 người.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các hợp động hợp tác quốc tế như Dự án LIFE - GAP; dự án phòng chống HIV/AISD do WB tài trợ: dự án “Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên” do EC viện trợ; dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía bắc”. Dự án nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng; dự án tiểu vùng sông Mê Kông; dự án quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét; chương trình “Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh” do Hà Lan tài trợ.

Về văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình:

Tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền phục vụ công tác sau di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, xây dựng nông thôn mới phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị của đất nước và của tỉnh;… tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân học tập đạo đức theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Tổ chức phục vụ tốt khách tham quan tại bảo tàng tỉnh và các di tích lịch sử đạt 222.087 lượt người, tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tại bảo tàng tỉnh 03 chuyên đề “Sơn La hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị anh hùng dân tộc Việt Nam”, “Phục vụ lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, tổ chức chiếu phim 3.749 buổi, trong đó chiếu phim tại vùng cao 956186 buổi;…

Đánh giá chung:

Mặc dù có những khó khăn, hạn chế, nhưng điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông - lâm nghiệp và thương mại - dịch vụ - du lịch với các ưu thế nổi bật, như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; nằm ở vị trí đầu nguồn của hai

con sông lớn (sông Đà và sông Mã); là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thủy điện lớn nhất nước, đồng thời là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy; có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc.

Tuy là một trong những tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế của Sơn La đã đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2013, giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,2% so với năm 2012. Thu ngân sách tại địa phương tăng trên 2.000 tỷ đồng, tăng trên 16,5% so với năm 2012. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tính đạt 12.546 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất, nhập khẩu phát triển khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 14.838 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2012. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả quan trọng; tỷ lệ hộ nghèo còn 27% (giảm 2% so với năm 2012). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục được cải thiện, quan tâm chăm lo các đối tượng chính sách, người có công và đồng bào vùng bị thiên tai. Các vấn đề xã hội được tập trung giải quyết; công tác đấu tranh phòng chống và kiểm soát ma túy tiếp tục thu được kết quả rất quan trọng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tích cực. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh có bước tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tiềm lực quốc phòng được bảo đảm. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được tăng cường, nhất là đối với các tỉnh Bắc Lào. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo kiên quyết hơn. Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường và ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn một số yếu kém cần được khắc phục, đó là: chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế còn thấp.

Trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vẫn còn lúng túng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt thấp so với kế hoạch; công tác quản lý đầu tư và xây dựng có mặt yếu kém, thiếu chặt chẽ, còn để xảy ra sai phạm; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện còn chậm. Công tác ổn định sản xuất và đời sống nhân dân các điểm tái định cư thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình còn nhiều vướng mắc; đời sống của đồng bào tái định cư còn gặp nhiều khó khăn. Cải cách hành chính nhà nước chưa tạo được sự chuyển biến rõ; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, thực thi công vụ còn yếu.

1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay

Nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La có số lượng không ngừng tăng lên và đã có một bộ phận đạt chất lượng cao.

Số lượng nguồn nhân lực khá dồi dào là một điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung, và ở tỉnh Sơn La nói riêng (xem bảng 1.2).

Bảng 1.2.: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị: Nghìn người


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

649,01

683,96

710,89

726,80

734,74

Phân theo giới tính






Nam

322,07

344,73

353,78

362,80

363,72

Nữ

326,94

339,23

357,11

364,00

371,02

Phân theo thành thị,

nông thôn






Thành thị

89,21

96,68

100,14

96,10

94,63

Nông thôn

559,80

587,28

610,75

630,70

640,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014 [61, tr.35].

Để có được kết quả này là do tỉnh những năm gần đây đã chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây, tỉnh Sơn La với đặc thù là tỉnh miền núi với đa dạng các dân tộc, 12 dân tộc anh em nên sự đa dạng ngôn ngữ dẫn tới việc giáo dục – đào tạo gặp rất nhiều khó khăn do các dân tộc thiểu số chưa biết nói tiếng phổ thông. Nhờ công tác giáo dục như mở lớp học tới tận bản làng , ở những nơi vùng sâu vùng xa, đào tạo những người ưu tú của các dân tộc thiểu số rồi chính họ lạ dạy lại cho đồng bào của mình... nhờ đó mà các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, những thanh niên hư hỏng nay trở lại tích cực tham gia lao động, sản xuất. Một bộ phận xuất sắc được cử đi đào nâng cao trình độ học vấn và ý thức chính trị...

Lực lượng lao động tỉnh đang làm việc được phân theo loại hình kinh tế và giữa thành thị với nông thôn trong tỉnh còn có sự chênh lệch đáng kể (xem bảng 1.3. bảng 1.4.).

Bảng: 1.3.: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị: Nghìn người



Năm


Tổng số

Chia ra


Nhà nước


Ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài

2010

644,68

53,45

591,10

0,13

2011

681,84

58,10

623,61

0,13

2012

708,27

53,77

653,96

0,54

2013

722,65

53,20

669,45

0,0

2014

730,29

58,51

671,78

0,0

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014 [61,tr.36].

Đây không chỉ là tình trạng đang diễn ra ở tỉnh Sơn La mà diễn ra trong cả nước. Do ở thành phố tất cả các điều kiện về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,

dịch vụ... phát triển hơn vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Dân cư tập trung đông và đặc biệt những người đi học ở lại thành phố công tác hay lại đến những thị trấn có sự phát triển hơn so với quê hương mình để làm việc định cư chiếm số lượng lớn. đây cũng là bài toán nan giải với các cấp chính quyển.

Bảng 1.4.: lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị: Nghìn người



Năm


Tổng số

Chia ra

Thành thị

Nông thôn

2010

644,68

87,03

557,65

2011

681,84

94,17

587,67

2012

708,27

98,38

609,89

2013

722,65

94,06

628,59

2014

730,29

92,76

637,53

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2014 [61, tr.37]

Số liệu thống kê ở Bảng 1.4. cho thấy, lao động của tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và nông thôn và trong các loại hình kinh tế. Từ đó tạo ra thách thức rất lớn cho việc điều chỉnh về quy mô, cơ cấu, đặc biệt là việc phân bố nguồn lực trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng hợp lý. Việc tìm ra những giải pháp khắc phục những thách thức này là chìa khóa để phát huy có hiệu quả nguồn lực ở Sơn La hiện nay.

Là một tỉnh đất rộng người đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao; thể hiện ở năng suất lao động, nhất là trong nông nghiệp còn thấp, trình độ tay nghề còn kém. Nguồn lao động đã qua đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của tỉnh và có sự phân bố không đồng đều giữa thành thị và

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí