Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 17


phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình đến năm 2020. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình trong đến 2020. Các nhóm giải pháp bao gồm : 1) Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. 2) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. 3) Các giải pháp hỗ trợ tăng cường sự liên kết.

2. Kiến nghị

Để các giải pháp đã nêu trong luận văn trên có tính khả thi, có thể áp dụng và đem lại hiệu quả như mong muốn, tác giả có một số kiến nghị đối với:

2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

- Bộ GD & ĐT cần phối hợp với Bộ VHTT & DL quy định mục tiêu, chương trình, nội dung, giáo trình trong các cơ sở đào tạo du lịch; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hệ thống trường đào tạo du lịch ở các cấp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

- Sở VHTT & DL cần phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phép các cơ sở đào tạo trong nước có thể hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.

- Bổ sung đủ lực lượng làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng kiêm nhiệm. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của Sở chủ quản trong việc quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Hỗ trợ tổ chức tư nhân hoặc Nhà nước đứng ra thành lập bộ phận xúc tiến tuyển dụng lao động cho ngành du lịch, bộ phận này có nhiệm vụ kết nối người lao động với người tuyển dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.


- Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cùng với Trung tâm Xúc tiến du lịch đứng ra làm trung gian tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận, tiếp xúc giữa lãnh đạo các cơ sở đào tạo với lãnh đạo các doanh nghiệp để tìm tiếng nói chung trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 17

2.2. Đối với các cơ sở đào tạo ở địa phương

- Nghiên cứu chiến lược, chương trình phát triển du lịch trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương; thường xuyên nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để xây dựng chiến lược đào tạo, xác định quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp nhu cầu trong từng giai đoạn.

- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giáo viên về kiến thức, kỹ năng thực hành và phương pháp giảng dạy. Hàng năm, các trường, các cơ sở đào tạo cần bố trí cho các giáo viên đi thực tế tại các doanh nghiệp du lịch để cập nhật kiến thức, kỹ năng và hiểu rõ hơn về nhu cầu đào tạo.

- Xây dựng mô hình doanh nghiệp trong nhà trường để vừa là nơi thực tập cho sinh viên vừa tạo nguồn thu cho nhà trường.

- Tăng cường liên kết hợp tác với doanh nghiệp để có đủ nguồn giáo viên thỉnh giảng đồng thời tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên có nhiều thời gian thực tập tại các doanh nghiệp để rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành, làm quen dần với áp lực công việc, môi trường làm việc thực tế.

- Tăng cường đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo đơn “đặt hàng” của doanh nghiệp (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại). Phương thức này vừa đảm bảo được lợi ích của học viên (có việc làm phù hợp ngay sau khi đào tạo), lợi ích của doanh nghiệp (có đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp), vừa đảm bảo lợi ích của các cơ sở đào tạo.

- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch triển khai kế hoạch marketing cho việc tuyển sinh vào ngành du lịch tại các trường phổ thông trung học và cộng đồng dân cư thông qua các hình thức như tổ chức các buổi


sinh hoạt hướng nghiệp, thiết kế các tài liệu quảng cáo giới thiệu về ngành nghề trong du lịch phát trực tiếp cho học sinh cuối cấp tại các trường PTCS và PTTH, xây dựng các chương trình quảng cáo ngắn trên các phương tiện thông tin truyền thông của địa phương.

- Mỗi cơ sở đào tạo nên chọn một ngành thế mạnh của mình để tập trung đào tạo, tránh đào tạo dàn trải khi nguồn lực chưa đủ mạnh.

- Các cơ sở đào tạo kết hợp với doanh nghiệp định kỳ tổ chức khảo sát điều tra về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, lấy ý kiến phản hồi sinh viên tốt nghiệp và nhà sử dụng về các kỹ năng còn thiếu khi đi làm thực tế.

2.3. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, coi sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực là sự nghiệp chung, trong đó doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng.

- Đổi mới tư duy về quản trị nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, đồng thời có chính sách cử cán bộ chủ chốt đi đào tạo tại các trường trong nước và nước ngoài.

- Hình thành đội ngũ đào tạo viên tại doanh nghiệp và áp dụng quy trình đào tạo, bồi dưỡng tại doanh nghiệp đã được Tổng cục Du lịch hướng dẫn; nghiên cứu áp dụng các mô hình mới về quản trị nguồn nhân lực đang được áp dụng có hiệu quả tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trong các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công việc, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc bán thời gian tại doanh nghiệp.


- Bố trí cho học sinh, sinh viên thực tập đúng ngành nghề và chuyên ngành đào tạo, bộ phận công tác phù hợp với cơ hội nghề nghiệp. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho học sinh, sinh viên khi thực tập tại doanh nghiệp. Có văn bản báo cáo hoặc đánh giá kết quả thực tập của học sinh, sinh viên khi hết thời gian thực tập.

- Tích cực hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nhà trường như trao học bổng khuyến học, tài trợ các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên....


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2007), Ninh Bình 185 năm lịch sử và phát triển, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.

2. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình (2012), Kỉ yếu Hội thảo Ninh Bình – 20 năm đổi mới và phát triển, Ninh Bình.

3. Ban nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.

4. Lã Đăng Bật (2002), Di tích, danh thắng Ninh Bình, Văn phòng HĐND & UBND tỉnh Ninh Bình xuất bản, Ninh Bình.

5. PGS.TS Nguyễn Trọng Bảo chủ biên (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (từ 2008 đến 2012), Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

9. TS. Đỗ Minh Cương, PGS.TS Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb. Thống kê, Hà Nội.


11. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế“, Tạp chí Lý luận chính trị.

13. GS.PTS Phạm Tất Dong (1999), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tầng lớp trí thức: Những định hướng chính sách, đề tài Khoa học xã hội - 0309.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Sơn Hải (2006), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính, Hà Nội.

19. Đoàn Hiền (2008), “Phát triển du lịch Quảng Ninh: cần quy hoạch kết cấu hạ tầng hợp lý“ Tạp chí Cộng sản, số 13 (01/2008), Hà Nội

20. TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

21. Lục Bội Minh (1996), Quản lý khách sạn hiện đại, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch và Nxb Chính trị Quốc gia dịch và xuất bản năm 1997.


22. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học,

Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.


23. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Phạm Đình Nhân (2001), Di tích và danh thắng Ninh Bình, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội.

26. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch: giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch, Nxb. Đại học Văn hóa, Hà Nội.

27. Bùi Văn Nhơn (2008), Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2012), Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở Ninh Bình đến năm 2020, Đề tài KHCN cấp Tỉnh, Ninh Bình.

30. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2006), Những vấn đề môi trường trong phát triển bền vững ở Ninh Bình. Báo Nhân dân số ra ngày 5/2/2006.

31. Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Ninh Bình (2009), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình.


32. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Xuân Thảo, Lã Đăng Bật (2004), Xây dựng thành phố Hoa Lư, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị 32/1998/CT - TTg ngày 23/9/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và văn bản số 7689 BKH/CLPT ngày 6/11/ 1998 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg.

36. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

37. Nguyễn Trọng Tín (2008), “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu với chiến lược khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế, Tạp chí Cộng sản, số 13 (01/2008), Hà Nội.

38. Tỉnh ủy Ninh Bình (2001), Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 18/12/2001 của Ban Thường vụ TW (khoá XIV) về Phát triển du lịch đến năm 2010.

39. Tỉnh ủy Ninh Bình (2006), Thông báo số 192/TB-TU ngày 28/07/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ninh Bình.

40. Tỉnh ủy Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX - 01/2006, Ninh Bình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/08/2022