Hoạch Định Phát Triển Nguồn Nhân Lực A.) Yêu Cầu Của Hoạch Định Phát Triển Nnl:


hoạch định xây dựng kế hoạch, thực hiện và kiểm tra đánh giá đối với hoạt động chủ yếu là đào tạo và bồi dưỡng cho từng vị trí công tác ở tất cả các đơn vị SXKD điện ở các cấp.

Do vậy, đánh giá về tổ chức và quản lý phát triển NNL cần quan tâm tính đáp ứng được các yêu cầu vừa nêu trên của công tác phát triển NNL. Muốn vậy, trong tổ chức điện lực cần hình thành tổ chức và cơ cấu bộ máy các cấp một cách có hệ thống. Các vị trí quản lý và triển khai thực hiện trong bộ máy quản lý và thực hiện phát triển NNL được nâng cao năng lực thực hiện theo chức năng nhiệm vụ đã phân định ở từng cấp. Đồng thời, cần xây dựng được các quy định, hướng dẫn để quản lý, điều hành việc thực hiện các hoạt động phát triển NNL một cách có hiệu lực và hiệu quả.

1.2.2.2 Hoạch định phát triển nguồn nhân lực a.) Yêu cầu của hoạch định phát triển NNL:

Khác với hoạt động đào tạo đơn lẻ, các hoạt động phát triển NNL ở một tổ chức điện lực cần được tổ chức thực hiện có kế hoạch, có hệ thống, gắn với chiến lược và kế hoạch SXKD điện để đạt yêu cầu hiệu quả và đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức. Do vậy, hoạch định về NNL phải dự báo được số lượng theo cơ cấu hợp lý và đặc biệt là yêu cầu về chất lượng NNL phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển SXKD điện. Chiến lược và các chính sách phát triển NNL đưa ra trong giai đoạn hoạch định phải được tích hợp với chiến lược phát triển của tổ chức và để NNL đáp ứng được yêu cầu của SXKD điện.

Kế hoạch SXKD điện được thực hiện theo hệ thống giữa các đơn vị ở các cấp, các khâu. Do vậy, để đáp ứng được các yêu cầu trên, hoạt động hoạch định phát triển NNL phải được triển khai một cách có hệ thống theo trình tự vừa đảm bảo tính bao quát và định hướng từ cơ quan điều hành chung, vừa gắn chặt với yêu cầu của hoạt động SXKD điện ở từng cấp. Đặc biệt, phải đảm bảo về mặt năng lực thực hiện của NNL phù hợp với yêu cầu SXKD từng giai đoạn. Đây chính là khác biệt cơ bản của hoạch định phát triển NNL so


với công việc lập kế hoạch về NNL thuần tuý.

b.) Cơ sở hoạch định:

Cơ sở để hoạch định phát triển NNL trong một tổ chức điện lực bao gồm: chiến lược phát triển, trong đó có dự báo về quy mô từng khâu SXKD điện và cơ cấu nguồn điện, dự báo thay đổi về tổ chức bộ máy SXKD nhất là trong thời kỳ ngành điện đang có xu hướng tái cơ cấu như hiện nay, dự báo xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ ở từng khâu SXKD điện. Ngoài ra, hoạch định còn được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng NNL, công tác tổ chức quản lý phát triển NNL, dự báo mức tăng NSLĐ cũng như các yếu tố tác động từ bên ngoài tới phát triển NNL như thị trường lao động CMKT ngành điện và tác động của giáo dục, đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Chiến lược và kế hoạch phát triển SXKD điện có vai trò quyết định tới việc hoạch định phát triển NNL. Một mặt, chiến lược và kế hoạch phát triển SXKD điện quyết định cơ cấu tổ chức SXKD và cơ cấu nguồn điện từ đó quyết định số lượng và cơ cấu NNL. Mặt khác, nó cũng có vai trò định hướng yêu cầu về năng lực thực hiện của NNL ở các lĩnh vực, các vị trí công việc trong tương lai, đồng thời quyết định việc hoạch định các chính sách và cơ chế nhằm quản lý triển khai phát triển NNL trong tổ chức.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế và thị trường hoá hoạt động điện lực như hiện nay, mô hình tổ chức SXKD điện phụ thuộc nhiều vào lộ trình cải cách ngành và hình thành thị trường điện ở mỗi quốc gia. Đây là một quá trình đòi hỏi thời gian và đầu tư lớn về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Ở một số ít các quốc gia và khu vực đã có thị trường điện như Mỹ, Úc, khối Bắc Âu, Singapore v.v. , tổ chức SXKD điện phụ thuộc vào thị phần tham gia vào thị trường ở mỗi khâu của tổ chức điện lực. Trong trường hợp chưa có thị trường điện như ở phần lớn các quốc gia còn lại thì quy mô và cơ cấu NNL cần phát triển phụ thuộc vào phạm vi hoạt động ở mỗi lĩnh vực từ PĐ, TTĐ đến PP&KD của các tổng công ty hoặc tập đoàn điện lực do nhà nước chi phối.

Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 8


Trong hoạch định phương hướng phát triển và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL thì kết quả đánh giá NNL hiện có của tổ chức điện lực là cơ sở quan trọng. Từ kết quả hoạch định phương hướng và chiến lược phát triển, đánh giá về cơ cấu và chất lượng NNL hiện tại cho phép tổ chức điện lực xác định được quy hoạch và kế hoạch phát triển NNL dài hạn và hàng năm. Trong thực tế, đánh giá nhu cầu đào tạo cho NNL hiện tại được thực hiện thường xuyên đối với từng nhóm nhân lực hay vị trí công tác là nội dung trọng tâm để lập kế hoạch bồi dưỡng.

Đánh giá hiện trạng về tổ chức và quản lý phát triển NNL cũng là cơ sở quan trọng cho hoạch định phát triển NNL. Đánh giá cơ cấu tổ chức, bộ máy và công tác quản lý hoạt động phát triển NNL hiện tại kết hợp với việc phân tích các yếu tố tác động giúp đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách và hoàn thiện tổ chức, bộ máy phát triển NNL của tổ chức điện lực.

c.) Nội dung hoạch định:

Về số lượng và cơ cấu NNL:

Để đạt được yêu cầu về số lượng và cơ cấu NNL hợp lý, công tác tuyển dụng nhân lực có vai trò quyết định trong giai đoạn đầu hoạt động của tổ chức điện lực. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển NNL nhất là đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cũng cần được định hướng nhằm đạt được cơ cấu NNL hợp lý. Các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu NNL về lĩnh vực hoạt động giữa các khâu, về trình độ và thậm trí cơ cấu về vị trí chức danh ở các đơn vị vận hành.

Do đó, nhiệm vụ của hoạch định phát triển NNL trước hết cần dự báo được yêu cầu về NNL trong từng thời kỳ thể hiện ở quy mô, nhưng phải gắn liền với cơ cấu NNL hợp lý. Cơ cấu NNL hợp lý là một cơ cấu mà ở đó NNL đáp ứng đủ về mặt số lượng và chất lượng, đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao nhất có thể được cho từng khâu, đồng thời phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy và cơ cấu công nghệ sản xuất điện đã được hoạch định ở từng thời kỳ phát triển.


Các loại cơ cấu NNL chủ yếu cần quan tâm trong hoạch định phát triển NNL của tổ chức điện lực là cơ cấu theo lĩnh vực hoạt động SXKD điện, cơ cấu theo công nghệ sản xuất điện và cơ cấu theo trình độ CMKT đã qua đào tạo:

- Cơ cấu NNL theo lĩnh vực hoạt động SXKD điện phụ thuộc vào thị phần tham gia vào thị trường ở mỗi khâu SXKD điện của tổ chức điện lực khi đã có thị trường điện hoặc chức năng, nhiệm vụ được giao đối với các tập đoàn hay công ty điện lực nhà nước quản lý.

- Cơ cấu NNL theo công nghệ sản xuất điện cũng rất khác nhau giữa các tổ chức điện lực, phụ thuộc vào loại công nghệ cho mỗi NMĐ lựa chọn trước đó, vì vậy phụ thuộc vào chiến lược phát triển ngành và cân đối các nguồn năng lượng sơ cấp ở mỗi quốc gia.

- Cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo: ở ngành điện, trình độ CNKT luôn có tỷ trọng lớn nhất do yêu cầu lao động trực tiếp vận hành và bảo dưỡng HTĐ. So với mức chung của nền kinh tế thì tỷ lệ bậc ĐH trong ngành điện cũng thường cao hơn. Trong khi cơ cấu ĐH/THCN/CNKT chung trong khu vực ASEAN giai đoạn vừa qua là 1/4/10 [52] và cơ cấu tiên tiến hiện nay của thế giới được cho là 1/3/5 [24] thì ở một số ngành điện trong khu vực như Thái Lan cơ cấu này là 1/0,43/3,67, ở Nhật Bản năm 2002 là 1/0,97/5,75. Trong chiến lược phát triển NNL của mình, Tập đoàn TNB dự kiến cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo toàn Tập đoàn đạt được ở năm 2015 là 1/0,5/2,2 [90].

Đối với cơ cấu NNL chủ yếu của tổ chức điện lực như vừa nêu trên không thể có những cơ cấu chuẩn hoặc một hình mẫu nào để áp dụng cho một tổ chức điện lực nhất định. Tuy nhiên, với mỗi tổ chức điện lực có cơ cấu nguồn điện nhất định thì cơ cấu NNL hợp lý phải phản ánh trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến biểu hiện ở mức sử dụng lao động tiên tiến, theo đó định mức sử dụng lao động ở mỗi công đoạn SXKD điện phải thấp nhất trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật ở mỗi quốc gia. Điều này cũng có nghĩa


là NSLĐ của tổ chức điện lực trong SXKD điện được cải thiện.

Do vậy, cơ sở dự báo cơ cấu NNL hợp lý trong hoạch định phát triển NNL của tổ chức điện lực là mức tăng NSLĐ ở từng khâu SXKD và từng loại công nghệ sản xuất điện tương ứng với trình độ tiên tiến khoa học kỹ thuật trong vận hành và tổ chức quản lý SXKD điện. Cơ cấu hợp lý theo trình độ đào tạo là cơ cấu mà NNL đáp ứng năng lực cần có cho các vị trí vận hành phù hợp với trình độ công nghệ và phương pháp tổ chức SXKD. Nhìn chung, sự tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu NNL phản ánh sự cải thiện NSLĐ và hiệu quả hoạt động SXKD điện của tổ chức. Ví dụ trong cơ cấu NNL theo lĩnh vực hoạt động PĐ/TTĐ/PP&KD, nếu tỷ trọng nhân lực ở khâu PP&KD cao sẽ làm NSLĐ toàn ngành giảm mạnh bởi vì đây là khâu có số lượng nhân lực lớn nhất.

Về chất lượng nguồn nhân lực:

Một trong những nội dung quan trọng và khác biệt với hoạch định NNL của công tác hoạch định phát triển NNL là hoạch định về chất lượng NNL. Yêu cầu của nội dung hoạch định ở đây là làm rõ yêu cầu về chất lượng, tức là mức năng lực cần có theo vị trí công tác ở thời kỳ hoạch định. Trên cơ sở phân tích chiến lược, kế hoạch phát triển SXKD điện và phân tích công việc, các yêu cầu phát triển về năng lực được xác định để định hướng phát triển NNL của tổ chức. Sau đó, các yêu cầu này được so sánh với kết quả đánh giá NNL hiện có để đưa ra được yêu cầu phát triển NNL về mặt chất lượng.

Tổ chức điện lực gồm nhiều đơn vị với các cấp độ khác nhau từ cấp 2 trở xuống tới đơn vị cơ sở. Ở phạm vi một công đoạn hay đơn vị SXKD điện thì các yêu cầu như vậy chính là nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị, việc phân tích đưa ra yêu cầu phát triển NNL như vậy ở mỗi đơn vị hoặc nhóm nhân lực còn được gọi là “đánh giá nhu cầu đào tạo”.

Ở từng các đơn vị trong tổ chức điện lực, công tác hoạch định phát triển NNL cần gắn chặt với bước phân tích công việc, đánh giá nhu cầu đào tạo và


lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả phân tích công việc, đánh giá nhu cầu đào tạo cho các vị trí công việc là các dữ liệu quan trọng để đơn vị xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các chính sách về phát triển NNL.

Trong thực tế, đánh giá nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NNL hiện có là nội dung trọng tâm trong hoạch định phát triển NNL ở các cấp trong một tổ chức điện lực. Các nội dung này cũng là các hoạt động chủ yếu của công tác phát triển NNL cần được thực hiện thường xuyên ở các đơn vị cơ sở nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện của NNL.

Trình tự hoạch định phát triển NNL trong tổ chức điện lực:

Sản xuất và kinh doanh điện mang tính mạng lưới, có nhiều cấp trong mô hình liên kết dọc nên công tác hoạch định phát triển NNL phải có tính hệ thống và đồng bộ. Ở mô hình Tổng công ty, chiến lược phát triển và mục tiêu kế hoạch SXKD hàng năm được tổng công ty quản lý và trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Ở mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ là cơ quan chi phối, quản lý về chiến lược, thương hiệu và định hướng phát triển, do vậy cũng quyết định phương hướng và chiến lược phát triển chung về NNL.

Xuất phát từ định hướng và chiến lược SXKD điện, công ty mẹ hay tổng công ty định hướng các mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu phát triển NNL tới các đơn vị ở các cấp theo mô hình tổ chức. Trên cơ sở đó, yêu cầu về quy mô, cơ cấu và năng lực theo vị trí công tác của NNL được các đơn vị ở các cấp xác định đối với từng bộ phận cơ sở. Các đơn vị tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL và đề xuất chiến lược, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển SXKD của đơn vị.

Cuối cùng, yêu cầu về NNL theo từng công đoạn, từng khâu SXKD điện và các đề xuất về chiến lược, chính sách phát triển NNL theo hệ thống từ các cấp sẽ được tổng hợp để cơ quan điều hành chung (tổng công ty hay công ty mẹ) làm căn cứ để hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển NNL của tổ chức.


1.2.2.3 Thực hiện phát triển nguồn nhân lực a.) Triển khai đào tạo mới:

Ngành Điện là một ngành kinh tế kỹ thuật sử dụng nhân lực có CMKT, có nghĩa là nhân lực trước khi được tuyển vào làm việc tại các đơn vị SXKD điện đều phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Do vậy, các tổ chức luôn quan tâm đến công tác đào tạo mới NNL phục vụ cho công tác tuyển dụng. Một mặt, các tổ chức điện lực cung cấp thông tin và hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, nhất là giáo dục bậc cao (viện, Trường Đại học) bên ngoài doanh nghiệp hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ sở đào tạo trực thuộc để định hướng lĩnh vực CMKT cần đào tạo phục vụ hoạt động ngành điện. Mặt khác, các tổ chức điện lực đào tạo chuyên gia và CNKT tại các cơ sở trực thuộc hoặc liên kết, hợp đồng với các cơ sở bên ngoài.

Thực tế phát triển ngành Điện trên thế giới cho thấy các tổ chức điện lực đều phải tổ chức đào tạo cho số nhân lực mới tuyển vào làm việc trước khi sắp xếp vào các vị trí công tác quản lý và vận hành. Tuỳ theo yêu cầu của vị trí công tác, NNL mới tuyển dụng được đào tạo với độ dài thời gian khác nhau. Về nội dung, đào tạo cho đối tượng này thường bao gồm: đào tạo chuyên sâu về CMKT, huấn luyện về an toàn, các quy trình và kỹ năng vận hành theo yêu cầu của từng vị trí trong vận hành HTĐ.

Trong triển khai đào tạo mới NNL cho ngành điện, các hoạt động và nội dung nêu trên thường được thực hiện tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong và ngoài doanh nghiệp. Riêng công tác đào tạo, huấn luyện các quy trình về vận hành, an toàn và rèn luyện kỷ luật, tác phong lao động cho tất cả các vị trí công tác được các đơn vị SXKD điện tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo trong ngành thực hiện.

b.) Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao NNL hiện có:

Đặc điểm hoạt động SXKD điện và yêu cầu về chất lượng NNL dẫn đến sức ép phải thường xuyên nâng cao năng lực ở từng vị trí vận hành trong


dây chuyền SXKD của tổ chức điện lực. Bởi vì, nhân lực CMKT cho dù đã qua đào tạo mới theo đúng chuyên ngành thì khi được bố trí vào vị trí vận hành vẫn phải được bổ sung, nâng cao về kỹ năng đảm bảo thành thục về quy trình và an toàn tuyệt đối trong thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, do tiến bộ liên tục trong công nghệ vận hành và HTĐ luôn được bổ sung các thiết bị, kỹ thuật mới nên NNL vận hành và sửa chữa bảo dưỡng cần thường xuyên được cập nhật về kiến thức CMKT mới, củng cố kỹ năng và ý thức kỷ luật nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành với chất lượng ngày càng cao.

Với các yêu cầu nâng cao năng lực như trên, bồi dưỡng thường xuyên là công tác quan trọng mà các tổ chức điện tập trung thực hiện. Công tác này trên thực tế cần được triển khai ở tất cả các cấp trong tổ chức thông qua các khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao về CMKT và các hoạt động phát triển khác bao gồm cả tham quan, khảo sát, hội nghị chuyên đề hay kèm cặp tại nơi làm việc.

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, các công việc cần thực hiện ở mỗi đơn vị trong tổ chức điện lực là đánh giá nhu cầu đào tạo của NNL theo các vị trí công tác. Việc đánh giá nhu cầu dựa trên kết quả phân tích công việc đã thực hiện ở giai đoạn hoạch định phát triển NNL, nhưng ở đây còn cần dựa trên phân tích các thông tin cá nhân được cập nhật thường xuyên để đưa ra nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất lao động cần đào tạo và phát triển. Đánh giá nhu cầu đào tạo cho từng vị trí NNL cần được thực hiện thường xuyên ở mỗi đơn vị trong tổ chức điện lực.

Trong bồi dưỡng thường xuyên, các khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trong lớp học, hội thảo, hội nghị thường được thực hiện tại các cơ sở đào tạo trong ngành thông qua hợp đồng thực hiện hoặc hợp tác trong nội bộ dưới sự điều hành chung của công ty mẹ hay tổng công ty. Đối với các hoạt động phát triển kỹ năng khác, các cơ sở đào tạo có thể tham gia hỗ trợ, tư vấn trong đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và trực tiếp thực hiện các hoạt

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí