Đánh Giá Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Và Các Yếu Tố Đối Với Tăng Trưởng Qua Hàm Sản Xuất Cobb-Douglas


những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các trình trạng: đang thất nghiệp; đang đi học; đang làm nội trợ trong gia đình mình; không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động (không tính đến những người trong lực lược vũ trang). Trong kết cấu này, NNL tham gia hoạt động kinh tế là một bộ phận năng động nhất. Bộ phận này bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người trên độ tuổi lao động (trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi với nam theo quy định hiện nay) đang làm việc. Bộ phận NNL này còn được gọi là lực lượng lao động.

Thống nhất với quan điểm nêu trên về nguồn cung cấp sức lao động xã hội và khái niệm NNL được nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Texas đưa ra gần đây[73], tác giả cho rằng NNL là tổng hòa năng lực xã hội của con người được biểu hiện ở số lượng, cơ cấu và chất lượng tương ứng với từng thời kỳ của nền kinh tế -xã hội. Nguồn nhân lực của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân biệt với khái niệm dân cư và nhân lực nói chung ở chỗ: là số nhân lực có khả năng, đang hoặc sẵn sàng tham gia các hoạt động của lực lượng sản xuất xã hội, số nhân lực này đã trải qua đào tạo giáo dục chung ở mức nhất định nên có khả năng và kỹ năng lao động tối thiểu cần thiết và không bị hạn chế tham gia hoạt động lao động sản xuất bởi cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, NNL chỉ toàn bộ lực lượng lao động xã hội có khả năng làm việc và đóng góp vào hoạt động SXKD, là lực lượng sản xuất hàng đầu, năng động và quyết định năng suất, hiệu quả trong phát triển kinh tế, đồng thời đóng góp vào tiến bộ xã hội.

1.1.1.2 Nguồn nhân lực trong một tổ chức

Trong Luận án, “tổ chức” được hiểu là một ngành, một lĩnh vực hay một doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong một tổ chức là toàn bộ lực lượng nhân lực, nói cách khác là lực lượng lao động được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu và chất lượng của những con người cụ thể với năng lực của mình tham gia vào


quá trình SXKD ở tổ chức đó [17]. Do vậy, NNL được nhìn nhận mang tính tiềm năng không chỉ biểu hiện về số lượng như những nguồn lực đơn thuần mà còn bởi sự biến đổi, cải thiện không ngừng về chất lượng và cơ cấu.

Quy mô là một khái niệm chỉ mức độ lớn hay bé, ít hay nhiều về mặt khối lượng, số lượng do vậy có thể đo đếm được. Đối với một tổ chức, quy mô NNL chính là số lượng nhân lực tham gia vào hoạt động SXKD, tức là số lao động của tổ chức đó ở một thời kỳ nhất định. Quy mô NNL của một tổ chức hiện nay có sự khác biệt lớn. Trên thế giới đã có những Tập đoàn, doanh nghiệp với quy mô NNL ở mức “khổng lồ” với hàng trăm ngàn lao động như Tập đoàn FedEx có trên 210.000 lao động, PepsiCo có khoảng 180.000 lao động [16, tr. 44]. Ở Việt Nam hiện nay có những tập đoàn và tổng công ty nhà nước có quy mô NNL rất lớn như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam có khoảng

120.000 lao động; Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam có trên 117.000 lao động; Tập đoàn Điện lực Việt Nam có gần 94.000 lao động [2], nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với vài chục lao động.

Cơ cấu NNL phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổng thể nguồn nhân lực của một tổ chức. Những mối quan hệ này bao hàm cả mặt chất lượng và số lượng phản ánh tình trạng NNL của tổ chức ở một thời điểm nhất định. Cơ cấu quan trọng nhất phản ánh chất lượng tổng thể của NNL ở một tổ chức là cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, theo trình độ đào tạo và năng lực theo vị trí công tác của NNL. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, sự tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ chế quản lý, cơ cấu NNL cũng sẽ có những chuyển biến theo hướng phù hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng NNL và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chất lượng NNL là một chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quyết định tới NNL và phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có 5 nhóm yếu tố cơ bản gắn liền với người lao động cụ thể sau đây:

- Sức khỏe (thể lực);


- Trình độ văn hóa;

- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật;

- Kỹ năng lao động;

- Nhóm các phẩm chất khác của NNL, bao gồm: đạo đức, thái độ, ý thức kỷ luật và tác phong làm việc, khả năng sáng tạo, tính thích ứng v.v., trong đó tác phong lao động có vai trò quan trọng đặc biệt trong một tổ chức.

Trình độ văn hóa, trình độ về chuyên môn kỹ thuật (CMKT) phản ánh kiến thức của người lao động. Kiến thức cùng với kỹ năng và phẩm chất lao động tạo nên năng lực làm việc và vì vậy quyết định chất lượng NNL. Đối với một tổ chức thì năng lực thực hiện công việc ở từng vị trí công tác của lực lượng lao động sau tuyển dụng phản ánh chất lượng của NNL. .

Nguồn nhân lực nói chung chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản tác động tới mặt số lượng NNL gồm dân số, mức độ phát triển kinh tế, môi trường xã hội. Các yếu tố tác động tới mặt chất lượng và hiệu quả sử dụng NNL là: sự phát triển kinh tế - xã hội; tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe; chất lượng giáo dục, đào tạo và các chính sách của chính phủ. Trong một tổ chức, NNL còn chịu tác động của công nghệ và trình độ tổ chức quản lý trong SXKD. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL của một tổ chức gồm hoạt động phát triển, quản lý và sử dụng NNL, môi trường làm việc, sự tác động của thị trường lao động CMKT đến chuyển dịch lao động, trong đó phát triển NNL có vai trò quyết định.

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển

1.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng và phát triển

Để phản ánh sự tiến bộ của một quốc gia hay nền kinh tế trong một giai đoạn, người ta thường sử dụng thuật ngữ tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng chỉ sự biến đổi về lượng theo chiều hướng tăng lên, đi lên. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ gia tăng sản lượng, có nghĩa là tăng thêm về kết quả các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế hay một tổ


chức trong một thời kỳ nhất định. Một cách tổng quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng thường được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ [60, tr. 21].

Để đo lường sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, các chỉ tiêu phản ánh thu nhập bằng giá trị thường được sử dụng là tổng sản phẩm trong nước hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI) và được tính cho toàn bộ nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. GDP được hiểu là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong thời kỳ nhất định (còn được gọi là tổng giá trị gia tăng) từ các hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Để xác định giá trị GDP có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối.

Tổng giá trị

Gia tăng


=

Tổng giá trị

sản xuất

Chi phí

- trung gian

(Y)


(GO)

(IC)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 4

Từ phương diện sản xuất, GDP là tổng giá trị gia tăng (Y) từ các hoạt động sản xuất và dịch vụ được tiếp cận trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí các yếu tố đầu vào, tức là chi phí trung gian (IC) và tổng giá trị sản xuất ra, tức là tổng doanh thu (GO) theo công thức sau:


(1.1)


Chỉ tiêu quy mô của tăng trưởng là mức tăng trưởng tuyệt đối của giá trị gia tăng năm t (Yt) được tính là chênh lệch giữa tổng giá trị gia tăng của năm t (Yt) so với tổng giá trị gia tăng của năm gốc (Y0):

Yt = Yt - Y0 (1.2)

Tốc độ tăng của giá trị gia tăng phản ánh tốc độ tăng trưởng (g) được tính như sau:

g Yt

Y0

100 %


(1.3)


Khái niệm tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm thu nhập ở dạng hiện vật hoặc giá trị của nền kinh tế, tức là sự thay đổi về lượng ở mặt kinh tế chứ chưa đề cập đến chất lượng của tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và mối quan hệ với các vấn đề xã hội. Ngày nay, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng. Nói cách khác, tăng trưởng phải gắn liền với tính bền vững, có nghĩa là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người, nhưng quá trình ấy phải được tạo nên bởi các nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và NNL trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Nói đến khái niệm phát triển, một cách chung nhất là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với trình độ và chất lượng cao hơn. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả sự tăng thêm về lượng và sự thay đổi tiến bộ về chất. Ở một quốc gia, đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội. Như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài do các yếu tố nội tại của nền kinh tế, khái quát thông qua sự gia tăng của tổng mức thu nhập và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề về xã hội. Tiêu chí cuối cùng này cũng phản ánh rõ mục tiêu cuối cùng của phát triển là sự thay đổi về chất, sự tiến bộ mọi mặt xã hội của quá trình phát triển.

Trước những thách thức về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và lo ngại về những tác động tiêu cực mà sự phát triển “nóng” ảnh hưởng đến tương lai, người ta còn sử dụng khái niệm phát triển bền vững. Một cách đầy đủ thì phát triển bền vững được xác định là “quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường” [60, tr. 23].


Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế - xã hội. Sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế - xã hội lại là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Do vậy, theo tác giả khi đánh giá sự phát triển đối với một tổ chức kinh tế có quy mô lớn thì ngoài các chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế cần xem xét sự tiến bộ về cơ cấu sản xuất kinh doanh, cơ cấu và hiệu quả khai thác của các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực.

1.1.2.2 Đánh giá vai trò của nguồn nhân lực và các yếu tố đối với tăng trưởng qua hàm sản xuất Cobb-Douglas

Để giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng và lượng hóa một cách tương đối tác động của từng yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng, một trong những dạng hàm số được ứng dụng khá phổ biến trong phân tích là hàm sản xuất Cobb-Douglas. Đây là hàm sản xuất được Charles W. Cobb và Paul H. Douglas trình bày vào năm 1928, sau đó được Robert Solow bổ sung và hoàn thiện. Hàm này có dạng:

Y T.K.L.R

(1.4)

Trong đó, α, β và γ phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào tương ứng là vốn (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R) và được coi là tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đối với giá trị sản xuất Y; T là phần dư còn lại. Ngày nay, trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại thường không coi nhân tố tài nguyên đất đai (R) với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng vì hai nguyên nhân sau đây: đất đai là một yếu tố cố định còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác; mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai được sử dụng trong thực tế có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). Vì vậy, ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh và được coi như nguồn gốc của tăng trưởng là: vốn, lao động và phần còn lại (T) được coi là năng suất các yếu tố tổng hợp - Total Factor


Productivity (TFP) phản ánh tác động của các yếu tố còn lại trong đó chủ yếu là tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) và tổ chức SXKD. Do vậy, hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:

Y T.K.L

(1.5)

Ở đây α và β lần lượt phản ánh tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động trong kết quả sản xuất thu được. Do giá trị sản xuất tỷ lệ thuận với lao động, vốn và hàm Cobb-Douglas được giả thiết là hàm thuần nhất, nên các giá trị của α và β lớn hơn không và α + β = 1 [7], [60]. Qua biến đổi, hàm Cobb-Douglas còn được viết dưới dạng phương trình tuyến tính miêu tả quan hệ tăng trưởng của các biến số như sau đây:

g = α.k + β.l + t

hay: g = (1- β).k + β.l + t (1.6)

Trong đó: g là tốc độ tăng của giá trị gia tăng; l và k lần lượt là các biến số chỉ tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào lao động L và vốn sản xuất K; t là phần dư còn lại chỉ phần tỷ lệ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của việc tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP), nghiã là ảnh hưởng tăng lên của tiến bộ khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất v.v.

Như vậy, một cách cơ học có thể nhận thấy, lao động có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng vì β cho thấy tỷ trọng đóng góp của NNL trong tăng trưởng giá trị gia tăng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đều nhấn mạnh rằng, các yếu tố trong hàm sản xuất trên không phải là các con số rời rạc. Chúng có quan hệ tác động qua lại mang tính hệ thống và tùy theo tính chất kinh tế kỹ thuật của sản xuất mà có những tỷ lệ phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ nhưng thúc đẩy lẫn nhau tạo ra tăng trưởng. Trong số các yếu tố đầu vào của sản xuất thì yếu tố lao động tức là NNL là yếu tố đặc biệt, năng động nhất vì liên quan đến con người và tiềm năng của con người.

Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas thường được sử dụng để đánh giá


tác động của các yếu tố trên đối với kết quả sản xuất vì có những ưu điểm cơ bản là thuộc loại đơn giản, dễ ứng dụng nhất trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất nhưng lại cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế [7]. Hơn nữa, các thông số của mô hình (α, β, T) dễ ước lượng và nếu được tính toán thường xuyên sẽ phản ánh được xu thế phát triển, khả năng sử dụng NNL và khả năng nâng cao hiệu quả khai thác máy móc, thiết bị, ứng dụng phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến của doanh nghiệp.

Để ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglas có nhiều phương pháp nhưng có hai phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay là: phương pháp hồi quy và phương pháp hạch toán.

Phương pháp hồi quy đưa mô hình ở phương trình (1.4) về dạng tuyến tính bằng cách logarit hóa hai vế để có phương trình dạng:

Log(Y) = Log(T) + α.Log(L) + β.Log(K) (1.7)

Dùng phương pháp hồi quy OLS cho mô hình (1.7) với ba dãy số Log(Y), Log(L) và Log(K) để có được giá trị Log(T) là phần dư trong mô hình, từ đó tính được giá trị của T, α và β. Phương pháp này tuy có lợi thế là không đòi hỏi xác định giá của các yếu tố theo năng suất biên có đúng trong thực tế hay không và có sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính, nhưng để ứng dụng được thì giá trị gia tăng (Y), số lượng lao động (L) và vốn sử dụng để tạo ra Y (K) từng năm phải chính xác. Hơn nữa, dãy số liệu này đòi hỏi phải có nhiều quan sát, độ dài của chuỗi thời gian ít nhất là 9 năm [7]. Vì vậy phương pháp hồi quy ít được sử dụng trong phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng ở các nước đang phát triển.

Phương pháp hạch toán (còn được gọi là hạch toán tăng trưởng):

Hàm sản xuất Cobb Douglas Y T.K .Lcòn được viết cách khác là:

(1.8)

Để hạch toán được sự đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng, cần phải ước lượng thông số β, sau đó mới ước lượng năng suất các yếu tố tổng

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí