Quan Niệm, Nội Dung Và Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam

45


kỷ luật cao trong lao động. Bản lĩnh chính trị của nguồn nhân lực thể hiện ở lập trường tư tưởng kiên định, có ý chí và tình cảm vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì nhân dân và vì sự phát triển của ngành đường sắt. Đạo đức của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt thể hiện ở đức tính cần, kiệm, liêm chính, trung thực, ý thức kỷ luật tự giác và nghiêm minh. Nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt có thái độ sống, lao động để cống hiến tài năng, công sức, có trách nhiệm cao trong công việc được đảm nhiệm vì sự phát triển chung của xã hội, của ngành; có khả năng hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ nạn xã hội để xây dựng lối sống lành mạnh. Phẩm chất của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là cội nguồn sức mạnh, là cái gốc để họ vượt qua thử thách, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đây là tiêu chí mang lại tính chất nền tảng, là nội dung quan trọng trong quá trình đánh giá, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 96% ý kiến được hỏi đã trả lời là nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt phải tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có khả năng nghiên cứu khoa học, sáng chế và dạy nghề tốt [Phụ lục 10].

Về tri thức (học vấn, tin học, ngoại ngữ...) Đây là tiêu chí không thể coi nhẹ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt, nếu không có kiến thức văn hóa tương ứng, không có kiến thức nghề nghiệp, chuyên môn giỏi và có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm thì không thể đạt hiệu quả trong quá trình lao động, công việc được đảm nhiệm. Sự tích lũy tri thức tạo nên năng lực, hiệu quả lao động của một cá nhân được hiểu là sự thông minh, là óc phán đoán hay nói cách khác là sự nhạy cảm, sự khôn ngoan, sáng tạo và thích nghi với hoạt động nghề nghiệp; xử lý có hiệu quả với các tình huống nghề nghiệp đặt ra...

46


Trí tuệ được thể hiện trước hết thông qua con đường đào tạo gắn với trình độ học vấn, nó vừa là cơ sở, vừa là tiêu chí xác nhận chất lượng của nguồn nhân lực. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực biểu hiện trình độ dân trí của một quốc gia, thông qua các chỉ số, như số lượng người biết chữ, mù chữ, số lượng người đi học đúng độ tuổi. Trình độ học vấn và chuyên môn của nguồn nhân lực thường được phân loại theo cấp học, bậc học, thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực và được đo bằng kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng thực hành về một chuyên môn nào đó trong quá trình lao động.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật được phân thành các bậc: chưa được đào tạo, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học, các bậc nghề được đào tạo. Nó thể hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực và có thể thông qua các chỉ tiêu so sánh như: tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao so với lực lượng lao động đang làm việc đã qua cùng cấp đào tạo.

Về năng lực, kỹ năng, chuyên môn giỏi. Kỹ năng nghề nghiệp liên quan đến hoạt động áp dụng kiến thức vào lao động và khả năng giải quyết công việc; cho phép thực hiện thành công trong hoạt động tổ chức, lập kế hoạch, quản lý nhóm làm việc. Kỹ năng cũng có thể gọi là năng lực và được thể hiện thông qua hành động nghề nghiệp thực tế thuần thục, đạt hiệu quả cao. Kỹ năng mang tính cụ thể, dễ quan sát trong hành động và thường có được thông qua trải nghiệm thực tế, đúc rút thành kinh nghiệm của mỗi cá nhân trong giải quyết có hiệu quả mà thực tiễn nảy sinh. Kỹ năng có thể được dạy, được thực hành, tập luyện trong quá trình học tập và suy nghĩ về cách thức để làm việc tốt hơn. Kỹ năng làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp của cá nhân người lao động và tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh của từng cơ quan, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao so với nguồn nhân lực khác ở kỹ năng mềm của người lao động. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, gồm 9 kỹ

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


năng là: tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, thái độ làm việc, kỹ năng ứng dụng thuật, kỹ năng tính toán, viết... Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 99% ý kiến được hỏi đã cho rằng là nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt thì phải có năng lực xử lý các tình huống nghề nghiệp tốt [Phụ lục 10.5].

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 7

Kỹ năng của con người còn giúp tạo nên tính năng động xã hội, của nguồn nhân lực, thể hiện ở khả năng thích ứng và phát triển, sự nhạy bén; khả năng tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật, công nghệ mới; khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho xã hội; khả năng nắm bắt được các vận hội, thời cơ; ý thức tự chủ và quyết đoán cao; năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế.

Về thể lực, thể lực thể hiện tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định sức khỏe là một trạng thái của một con người, có sức khóe về thể chất, sức khỏe tinh thần. Mọi người lao động, dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều cần có thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Hơn nữa, thể lực còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục, kéo dài. Có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới, luôn tỉnh táo và sảng khoái tinh thần. Do đó, phương pháp tiếp cận tiến bộ đối với khái niệm sức khỏe phải là tiếp cận định lượng sức khỏe là tổng các công suất dự trữ ở các

48


hệ thống chức năng cơ bản của mỗi con người. Kết quả điều tra xã hội học đã cho thấy, có 75% ý kiến được hỏi đã cho rằng là nguồn nhân lực chất lượng cao phải có sức khỏe tốt [Phụ lục 10].

2.2. QUAN NIỆM, NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

2.2.1. Quan niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Phát triển là quá trình vận động, tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực được hiểu là quá trình vận động, tiến lên của con người về mọi mặt: phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, năng lực của con người và phát huy các yếu tố đó vào hoạt động thực tiễn để đạt hiệu quả cao hơn góp phần thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển. Quan niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt, được hiểu là sự tiến lên, không ngừng hoàn thiện của các yếu tố cấu thành nguồn lực này; đồng thời, còn là toàn bộ hoạt động của các chủ thể, thúc đẩy nguồn lực này phát triển đi lên, phát huy vai trò, tiềm năng sáng tạo, sức mạnh trong sự nghiệp sản xuất, kinh doanh của ngành ngày càng hiệu quả hơn.

Với cách tiếp cận đó, có thể quan niệm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam là quá trình làm biến đổi nguồn nhân lực của ngành theo hướng gia tăng hợp lý về số lượng, nâng cao về chất lượng, cân đối về cơ cấu để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược của ngành trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là một hoạt động có mục đích. Bởi lẽ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam là một quá trình, không phải tự phát hình thành và mỗi giai đoạn cụ thể có những yêu cầu khác nhau. Sự đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho ngành đường sắt ở mỗi giai đoạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và yếu tố giữ vai trò quyết định là do tiềm lực kinh tế - xã hội đặt ra. Thực hiện

49


sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam sẽ diễn ra đồng bộ ở các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Đường sắt Việt Nam là một trong những ngành đặc thù, là mạch máu giao thông quan trọng, giữ vai trò tiền đề cho các ngành khác phát triển. Vì thế, trong những năm gần đây, cũng như những năm tiếp theo ngành đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đầu tư tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật. Cho nên, nếu không quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì ngành không thể đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của ngành trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng hội nhập quốc tế như hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay gắn với vai trò của nhiều chủ thể. Sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là chiến lược lâu dài của toàn Đảng, Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị, cơ quan chức năng, cơ sở đào tạo và mỗi cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn ngành. Chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt hiện nay, do chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên có thế mạnh và vai trò khác nhau. Chủ thể giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, định hướng ở tầm vĩ mô trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt, như: Đảng, Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải. Chủ thể giữ vai trò trực tiếp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt là các cơ sở đào tạo, lãnh đạo, quản lý trực tiếp ở các công ty cổ phần, đơn vị sản xuất và chính bản thân của nguồn nhân lực. Vì thế, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt tất yếu phải phát huy vai trò, sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể thì mới đạt kết quả như mong muốn.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay thông qua con đường, cách thức cụ thể. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay là gắn với nâng cao chất lượng con người cụ thể, theo một kế hoạch và phương thức cụ thể. Nghiên cứu con

50


đường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành thường thông qua giáo dục và đào tạo, tự bồi dưỡng và rèn luyện trực tiếp của bản thân người lao động. Mẫu số chung nhất của nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và của ngành đường sắt nói riêng là phải có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp để tạo nên năng lực và hiệu quả lao động vượt trội hơn so với nguồn nhân lực khác. Vì thế, chỉ chú trọng về bằng cấp và những lý thuyết của cơ sở đào tạo trang bị thì không đủ, mà điều căn cốt ở mỗi người lao động muốn trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao vừa giỏi lý thuyết nhưng lại có kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi con đường, biện pháp cụ thể có những thế mạnh khác nhau nên cần sử dụng tổng hợp và không được tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ con đường, cách thức nào thì mới phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đủ cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng trong giai đoạn hiện nay.

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay:

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt sẽ góp phần làm gia tăng lực lượng lao động tinh hoa của ngành. Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là lực lượng nòng cốt tạo nên hiệu quả hoạt động của ngành, trong đó có những người trực tiếp lãnh đạo, tham gia vào quá trình sản xuất và dịch vụ vận tải đường sắt của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Họ là chìa khóa then chốt cho mọi thành công của mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành. Hiện nay, trong tất cả các nhà máy, xí nghiệp, công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực đường sắt đều đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế công tác đào tạo tại chỗ cũng như một bộ phận nhân lực đào tạo ở các trường thuộc ngành giao thông vận tải vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Đường sắt là một trong những ngành công nghiệp vận tải quan trọng của nền kinh tế nước ta, mỗi năm ngành đường sắt đã đóng góp vào GDP của cả nước. Song, do đặc thù của ngành đường sắt là phải sử dụng kỹ thuật chính xác cao để bảo đảm vận chuyển hành khách, hàng hóa diễn ra thời gian không

51


ngắn và thời tiết khắc nghiệt, nên đòi hỏi cao về nguồn nhân lực và nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì những lẽ đó, mà việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt vừa có vai trò quan trọng, vừa là một yêu cầu cấp thiết đã và đang đặt ra cho lực lượng lãnh đạo của ngành đường sắt nói riêng và nước ta nói chung.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của ngành. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng chủ yếu mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo nên thương hiệu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho ngành. Hiệu quả, chất lượng hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực, với mục tiêu đề ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nhằm tăng tốc phát triển bắt kịp với sự tiến bộ của ngành đường sắt các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Do đó, nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa quyết định đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt ngang tầm với sứ mệnh hiện tại, tương lai và tiềm năng của ngành.

Để đạt được hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục triển khai việc xây dựng một đội ngũ nhân lực trong đó tập trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên mang tính chuyên nghiệp cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi. Họ có đủ năng lực điều hành, dẫn dắt tập thể tham gia sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả ở mỗi đơn vị cơ sở của ngành đường sắt trong cả nước. Mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong xây dựng và phát triển nhân lực là tập trung vào đào tạo, tuyển dụng và rèn luyện, trong đó mỗi người lao động có tinh thần cầu thị trong học tập, rèn luyện; tạo điều kiện và động lực cho mọi người lao động được học tập, nâng cao trình độ dưới mọi hình thức để cống hiến tối đa năng lực trí tuệ của mình cho sự phát triển bền vững của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Một doanh nghiệp muốn phát triển và

52


thành công đều cần chú ý đến hai yếu tố quan trọng là: nguồn vốn vật chất và vốn con người, trong đó nguồn vốn vật chất là có giới hạn nhất định, không thể khai thác mãi mãi vì tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn và ngày càng bị khai thác cạn kiệt, còn nguồn vốn con người là vô hạn vì khả năng sáng tạo và trí tuệ của con người là không thể đong đếm được. Vì vậy, ngày nay các tổ chức, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh và phát triển phải đảm bảo thu hút và phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt góp phần nâng cao vị thế, uy tín cho toàn ngành. Ngành vận tải nói chung là những huyết mạnh, có vai trò không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nền kinh tế tri thức và mở rộng hợp tác quốc tế. Song ở mỗi ngành vận tải có ưu thế khác nhau. Nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt góp phần nâng cao vị thế, uy tín của ngành và sự phát triển của đất nước qua các giai đoạn cách mạng. Ngành đường sắt có cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, công nhân, viên chức đông, chặt chẽ và có những lợi thế nhất định so với một số ngành vận tải khác. Vì thế, nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt mà phát triển mạnh sẽ góp phần khắc phục những yếu thế của ngành đang gặp phải về khả năng cạnh tranh, tỷ lệ thấp trong tổng thị phần của ngành vận tải.

Thực tế những năm qua ở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có sự quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực trong ngành. Phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt gắn liền ba công tác là nghiên cứu khoa học, đào tạo và ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tế sản xuất; đặc biệt là đã chú trọng đến công tác đào tạo theo chuyên sâu, chuyên ngành để có chuyên gia ở từng ngành. Công tác tự đào tạo, phát huy sáng kiến - sáng chế, phát triển khoa học công nghệ đến việc đưa người đi đào tạo ở nước ngoài đạt kết quả tốt, cung cấp đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế. Bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu, tự đào tạo thì mỗi công ty thành viên phải không ngừng phổ cập

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí