37
những năm gần đây có dấu hiệu giảm mạnh (năm 2006, khối lượng vận chuyển hành khách đạt 0,85% so với ngành khác thì năm 2016 chí đạt 0,28%). Vận chuyển hàng hóa tuy có tăng hơn nhưng không đáng kể (năm 2006 chiểm 3,32% thì đến năm 2016 đạt 0,42%). Số liệu thống kê năm 2018, những tháng đầu năm 1019, ngành đường sắt chỉ chiếm 1,7 thị phần so với các phương tiện vận chuyển khác trong ngành giao thông vận tải. Vì thế, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành đường sắt lao động những năm gần đây không dễ dàng, cần nghiên cứu để đổi mới chính sách cho phù hợp trong tình hình mới.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, càng chứng minh vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao, nên không thể không chú trọng phát triển lực lượng này. Ở mỗi quốc gia khác nhau, các ngành khác nhau đều quan tâm phát triển nguồn nhân lực của mình, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra quan niệm, tiêu chí cụ thể, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau.
2.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao
Ở thế kỷ XIX, đề cập đến vai trò của con người trong hệ thống sản xuất xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sự phát triển của sản xuất phụ thuộc vào "...những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [53, tr.474] và "Sức sản xuất của lao động được quyết định bởi rất nhiều tình hình, trong đó có: trình độ khéo léo trung bình của người công nhân… " [54, tr.68-69]. C.Mác và Ph.Ăngghen, mặc dù chưa sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, song những tư tưởng và nội hàm của vấn đề đã được các ông đề cập, đó là những đặc trưng tiêu biểu phản ánh trình độ, kỹ năng và phẩm chất của người lao động ngày càng cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Quan điểm của C.Mác đến nay vẫn giữ
38
nguyên giá trị, khi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, việc quan tâm phát triển nguồn lực trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành vấn đề sống còn đối với các quốc gia. Theo đó, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được hình thành và sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nước Ngoài Nghiên Cứu Về Nguồn Nhân Lực Và Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Tổng Quan Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Quan Niệm Về Nguồn Nhân Lực Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam
- Quan Niệm, Nội Dung Và Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam
- Nội Dung Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam Hiện Nay
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam Chịu Sự Chi Phối Của Môi Trường, Điều Kiện Bảo Đảm Của Xã Hội Và Của
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Tư tưởng về nguồn nhân lực chất lượng cao của C. Mác rõ nhất từ khi ông cho rằng: "... nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [52, tr.474]. Như vậy, C.Mác đã nhấn mạnh đến những đặc trưng tiêu biểu và vai trò của con người có trình độ, kỹ năng và phẩm chất cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Đây là nguồn lực có ý nghĩa quyết định thúc đẩy xã hội phát triển. Tiếp đó, C.Mác đã luận giải thành công mối quan hệ giữa "lao động phức tạp" với "lao động giản đơn", và ông cho rằng "lao động phức tạp" là "bội số" của "lao động giản đơn". Điều ấy có nghĩa là, trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp có khả năng tạo ra lượng giá trị của hàng hóa lớn hơn gấp nhiều lần so với lao động giản đơn.
Còn V.I.Lênin đã đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi con người tham gia lao động hay hoạt động xã hội nói chung, phải có tri thức và muốn có tri thức thì phải học, học nữa, học mãi. Người khẳng định: "Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra" [47, tr.362]. Rộng hơn, V.I. Lênin cho rằng, văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được.
Giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia, ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để chỉ một lực lượng lao động xã hội, nguồn nhân lực có trình độ cao trong cơ cấu dân cư. Nó được biểu hiện là những người lao động có phẩm chất, thể
39
lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực, tính sáng tạo và đem lại hiệu quả lao động sản xuất cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, của đất nước, là sản phẩm của nền giáo dục, đào tạo của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử và được thể hiện ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể.
Ở Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao đã được sử dụng: "Thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" [14, tr.34]. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong ba đột phá chiến lược. Theo đó, thường xuyên đổi mới chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, thể hiện sự trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài…
Hiện nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các nhà khoa học. Ngoài thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, trong một số công trình khoa học còn sử dụng các thuật ngữ như: "nguồn nhân lực trình độ cao", "nguồn nhân lực tài năng", "nguồn nhân lực chất xám", "nguồn nhân lực tri thức", "nguồn lực trí tuệ"… Dù cho tên gọi và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, song các thuật ngữ này đôi khi được sử dụng như những khái niệm đồng nghĩa.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì, được đặc trưng bởi những tiêu chí nào? Trả lời câu hỏi này, đến nay đã có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và đưa ra quan niệm khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu, lĩnh vực ngành nghề, điều kiện lịch sử cụ thể mà có quan niệm khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn có quan niệm cho rằng: "nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp cận chuyển
40
giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân lĩnh vực của mình… dẫn dắt những bộ phận nhân lực có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh" [25]; "nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng lao động giỏi, có phẩm chất tốt, đủ sức đáp ứng một cách tối ưu đòi hỏi ngày càng cao của quá trình sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhằm đạt tới sự phát triển nhanh và bền vững" [99, tr.273].
Thực tế chứng minh, nguồn nhân lực chất lượng cao còn được hiểu là vốn quý của quốc gia, trong cộng đồng dân cư, ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất và ở mỗi con người. Kết quả của quá trình đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá thông qua các tiêu chí, ở khả năng đào tạo, tự đào tạo của các chủ thể làm thay đổi chất lượng nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động của xã hội và của cá nhân, ở các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội có những tiêu chí khác nhau để chỉ bộ phận tinh hoa, tinh túy thể hiện sự đóng góp vượt trội của cá nhân, được xem đó là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hệ thống các học vị đạt được như cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ... hoặc danh hiệu, chức danh do Nhà nước trao tặng như Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú… hoặc phong Giáo sư, Phó giáo sư …; thông qua hệ thống cấp bậc trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh như tướng lĩnh...; trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao như Kiện tướng…; trong các ngành nghề truyền thống như Nghệ nhân.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả luận án quan niệm rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận tinh hoa, ưu tú nhất trong nguồn nhân lực của đất nước, là những người có đủ thể lực, trí lực, tâm lực tốt, (có trình độ học vấn đại học, cao đẳng trở lên và chuyên môn giỏi); làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, lao động sáng tạo, có khả năng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần với năng suất, chất lượng cao; có khả năng tổ
41
chức, dẫn dắt những người lao động khác trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực được đảm nhiệm.
Về định tính, có thể nhận biết nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực đất nước, nhưng là bộ phận ưu tú, tinh túy nhất. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực; là lực lượng đầu tàu, hạt nhân nòng cốt trong mọi hoạt động của nguồn nhân lực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: "... là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững" [17, tr.130]. Tuy nhiên, với mỗi tiêu chuẩn trên của nguồn nhân lực chất lượng cao, lại thay đổi theo không gian và thời gian, tùy từng loại hình công việc, ngành nghề, lĩnh vực và thời điểm lịch sử cụ thể.
Về định lượng, có thể nhận biết nguồn nhân lực chất lượng cao theo các yếu tố hợp thành của nó: Theo Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề" [17, tr.216]. Căn cứ vào quan điểm này của Đảng và đặc biệt là tình hình nguồn nhân lực hiện nay, có thể xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta gồm các bộ phận sau:
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là "... nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [12, tr.66], đến sự phát triển của đất nước, các ngành, các cấp, đơn vị, tổ chức... Đội ngũ này, với tính cách là một nguồn nhân lực chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức quần chúng thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Gương mẫu về đạo đức. Có tác phong dân chủ, có khả năng
42
tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ. Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý, lý luận chính trị và trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả...
Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ... là những trí thức - lao động trí óc, "... nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển" [16, tr.8]. Đội ngũ này với tính cách là một nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cần có ý thức hợp tác, say mê trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ mới, bám sát đời sống xã hội và tham gia tổng kết thực tiễn. Không ngừng nâng cao trình độ và lao động sáng tạo để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc...
Đội ngũ doanh nhân là "... lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo đảm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế" [19, tr.35]. Với tính cách là một nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, để góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Có kiến thức toàn diện, nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội và tinh thần dân tộc. Có tinh thần yêu nước, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh để lãnh đạo, quản lý tốt các doanh nghiệp, hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng...
Đội ngũ lao động lành nghề, là lực lượng đông đảo, trực tiếp lao động sản xuất, trước hết là công nhân tay nghề cao (từ bậc 5 trở lên). Công nhân tay nghề cao nói riêng và giai cấp công nhân Việt Nam nói chung "...có sứ mệnh lịch sử to lớn: "... lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng
43
sản Việt Nam; đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; ...[15, tr. 196]. Với tính cách là một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, ngày càng được trí thức hóa để trở thành "công nhân trí thức". Có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện kinh tế tri thức. Thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng để ngày càng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công - nông - trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động ở nước ta hiện nay...
Các bộ phận nhân lực nêu trên của nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với quan điểm, phân loại của Tổ chức Lao động quốc tế về các nhóm nhân lực nằm trong khái niệm "có tay nghề cao": nhóm chính 1: các nhà lập pháp, quan chức cấp cao và quản lý; nhóm chính 2: các chuyên gia; nhóm chính 3: kỹ thuật viên và các chuyên gia phụ, trong đó cũng bao gồm các nhà nghiên cứu.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, cần tiếp cận những vấn đề chung về nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời thống nhất về nhận thức ở một số điểm sau:
Thứ nhất, thuật ngữ "chất lượng cao" và "trình độ cao" có những điểm tương đồng song không hoàn toàn đồng nhất. Nói đến trình độ cao chủ yếu nói đến yếu tố học vấn, bằng cấp được đào tạo của nguồn nhân lực. Trình độ học vấn dù có vai trò rất quan trọng, song mới chỉ là một yếu tố cấu thành chất lượng của nguồn nhân lực; còn chất lượng cao là nói đến tổng thể các yếu tố chính trị, đạo đức, trình độ tri thức, năng lực chuyên môn, sức khỏe.
44
Thứ hai, cần xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trên cả hai mặt định tính và định lượng để xác định tiêu chí chung và tiêu chí cụ thể của lực lượng này. Về định tính, đó là quan niệm dựa trên thước đo chung về cơ cấu, số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện lao động đặc thù của ngành đường sắt, nếu những tiêu chí đánh giá chưa được lượng hóa đầy đủ thì dựa vào cách tiếp cận này sẽ rất khó trong việc đánh giá, phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Về mặt định lượng, dựa vào cấu trúc của các yếu tố, với các nội dung cụ thể để đánh giá mức độ cao hay thấp của chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tường minh: tâm lực (phẩm chất đạo đức nghề nghiệp), trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học), sức khỏe và kết quả công việc được đảm nhiệm; gắn với mỗi lực lượng, phân theo nhóm mà tác giả luận án xác định nghiên cứu là: đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề.
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là một bộ phận thuộc nguồn nhân lực của ngành và là một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, bao gồm những người có phẩm chất tốt, được đào tạo ở trình độ cao, có sức khỏe tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và tinh thông nghiệp vụ, được sử dụng để thực hiện các công việc đòi hỏi chất lượng, hiệu quả cao trong các lĩnh vực hoạt động của ngành đường sắt.
Quan niệm trên cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là những người thuộc đội ngũ lao động trong ngành. Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động của ngành đường sắt đều là nhân lực chất lượng cao, mà phải là những người tiêu biểu và thể hiện ở các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản sau:
Về phẩm chất, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao động có bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ tích cực và có