Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam Chịu Sự Chi Phối Của Môi Trường, Điều Kiện Bảo Đảm Của Xã Hội Và Của

61


người cán bộ, công nhân ngành đường sắt có chất lượng cao không tự nhiên mà có và nó phải là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các chủ thể lãnh đạo, quản lý. Đây là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển với nội dung, hình thức, biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 66% ý kiến được hỏi đã cho rằng muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt, thì phải gắn với nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng [Phụ lục 10.3].

Đào tạo là khâu trực tiếp quyết định đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuyển chọn đầu vào, mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, người dạy, người học... Các yếu tố này đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, quy định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành.

Tuyển chọn đầu vào là yếu tố đầu tiên, quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Việc tuyển chọn nguồn đào tạo cán bộ, công nhân chất lượng cao phục vụ cho ngành đường sắt, ngoài những tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức, sức khỏe, cần chú trọng đến khả năng và tinh thần cần cù, chịu khó và yêu mến nghề nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn đầu vào thấp so với tiêu chuẩn thì khó có khả năng đào tạo ra sản phẩm có chất lượng cao được, phải lựa chọn những người có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong ngành đường sắt. Chỉ những người có nguyện vọng thì họ mới có động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn, mới có động lực phấn đấu vươn lên.

Mô hình, mục tiêu đào tạo có vai trò quan trọng, định hướng, chỉ đạo toàn bộ các thành tố, các khâu, các bước, các nội dung cơ bản của quá trình đào tạo, là tiêu chí để đánh giá sản phẩm đào tạo. Chương trình, nội dung đào tạo là nguyên liệu tạo nên chất lượng sản phẩm đào tạo. Nó quy định quy mô, cơ cấu hệ thống tri thức cần có để hình thành nên những phẩm chất và năng lực cần thiết của sản phẩm đào tạo. Nếu chương trình, nội dung đào tạo được

62


xây dựng bảo đảm hiện đại, chuẩn hóa, vừa toàn diện, vừa chuyên sâu, cấu trúc hợp lý, đồng thời thường xuyên được đổi mới thì chất lượng sản phẩm đào tạo sẽ tốt. Ngược lại, chương trình, nội dung đào tạo không được chuẩn hóa, lạc hậu, có sự trùng lặp với các bậc học trước và không có sự đổi mới, cập nhật, thì chất lượng sản phẩm đào tạo thấp.

Phương pháp, phương tiện dạy học có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Phương pháp dạy học thường xuyên được đổi mới, phương tiện dạy học được trang bị đầy đủ, hiện đại sẽ khơi dậy được sự say mê, hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, yếu tố có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo. Bởi vì, có thầy giỏi thì mới có trò giỏi và nhà trường danh giá. V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên thôi" [48, tr.248]. Nếu đội ngũ nhà giáo yếu kém, không có động lực phấn đấu nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì dù chương trình, nội dung có tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại cũng không bảo đảm chất lượng đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam không phải đi từ không đến có, nó là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng lâu dài ở tất cả các cấp học, bậc học, trực tiếp và quyết định nhất là chất lượng đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng trong thực tiễn là khâu đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Nếu đào tạo là khâu trang bị kiến thức, hình thành năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và những phẩm chất cần thiết của nguồn nhân lực chất lượng cao thì bồi dưỡng là khâu có tính chất quyết định việc nâng cao những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất, năng lực của họ. Đào tạo nguồn nhân lực là

63

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 9


khâu quan trọng, còn bồi dưỡng trong thực tiễn lao động sản xuất, hoạt động hàng ngày ở các đơn vị của ngành là khâu trực tiếp để họ phát triến nhanh và bền vững về mọi mặt.

Thực tế cho thấy, đạt bằng cấp mới chỉ là cơ sở, tiền đề quan trọng bước đầu để mỗi cán bộ, công nhân của ngành phát triển thành nhân lực chất lượng cao. Còn để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao thực thụ, có thể đảm đương được chức trách, nhiệm vụ của mình, thì mỗi cán bộ giảng viên cần phải trải qua một quá trình bồi dưỡng trong hoạt động thực tiễn nghiên cứu, lao động sản xuất. Chính thông qua hoạt động giáo dục, bồi dưỡng của các tổ chức mà những phẩm chất nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao không ngừng được bồi đắp, ngày càng phát triển và hoàn thiện.

2.2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam chịu sự chi phối của môi trường, điều kiện bảo đảm của xã hội và của ngành

Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh. Hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền với môi trường, điều kiện hoàn cảnh và chịu sự tác động, chi phối bởi môi trường, điều kiện, hoàn cảnh đó. C.Mác đã khẳng định: "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" [52, tr.55]. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt luôn chịu sự tác động, chi phối của môi trường xã hội, trực tiếp là môi trường hoạt động của họ. Đây là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan; giữa con người và hoàn cảnh sống; giữa yêu cầu phát triển và điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của nguồn lực này.

Môi trường xã hội tồn tại như một hệ thống phức hợp, được cấu thành bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa... tác động, chi phối đến sự phát triển cũng như hoạt động của nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Tuy nhiên, vai trò tác động của các yếu tố đến phát triển nguồn lực này không ngang bằng nhau, trong đó yếu tố kinh tế, xã hội giữ vai trò quyết định. Trình độ phát triển kinh tế của đất nước quy định sự phát triển nguồn nhân lực chất

64


lượng cao của ngành. Kinh tế đất nước phát triển sẽ tạo tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển của ngành đường sắt; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động nghiên cứu, lao động sản xuất; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với kinh tế, yếu tố chính trị có vai trò định hướng đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Chính đường lối lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xây dựng ngành đường sắt của Đảng, trong từng giai đoạn, quyết định chiến lược cán bộ của Đảng, chiến lược cán bộ, công nhân viên ngành đường sắt. Trong môi trường xã hội, yếu tố văn hóa, trực tiếp là giáo dục và đào tạo của quốc gia có tác động to lớn đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Bởi, suy cho cùng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo là để tạo ra những con người, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt chịu sự tác động trực tiếp nhất của môi trường hoạt động của họ. Đó là môi trường ở cơ quan, các cơ sở đào tạo và các đơn vị sản xuất, nơi họ trực tiếp gắn bó, nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo khoa học và lao động hàng ngày. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao là lực lượng tiêu biểu, đi đầu trong lao động sáng tạo khoa học, sản xuất ở các đơn vị của ngành. Trong nguồn lực này, đại đa số là những người có thiên hướng nghề nghiệp rõ ràng, có trình độ, năng lực thực sự. Họ luôn mong muốn có một môi trường hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện ước vọng nghề nghiệp của mình, được thỏa sức sáng tạo, phát huy mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ của ngành. Với họ, được sống và công tác ở ngành đường sắt - môi trường luôn đề cao tri thức, trọng dụng thực tài, thi đua lành mạnh về trí tuệ là một vinh dự, một nhu cầu thực sự. Tiềm năng sáng tạo của nhân lực chất lượng cao là rất lớn, song nó chỉ có thể được nuôi dưỡng, phát huy khi đặt trong một môi trường thuận lợi. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 72% ý kiến được hỏi đã cho rằng, muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt thì cần có

65


chính sách sử dụng, đãi ngộ, môi trường làm việc tốt [Phụ lục 10.3].

Môi trường hoạt động thuận lợi là ở đó bầu không khí dân chủ, cởi mở, tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng nghiệp, thầy, trò trong sáng; mọi cán bộ, công nhân, viên chức luôn yên tâm gắn bó, yêu nghề, tích cực, tự giác, say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học và lao động sản xuất; trân trọng, nâng niu những sản phẩm sáng tạo, những đứa con tinh thần; điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, học tập, nghiên cứu, giảng dạy và lao động sản xuất đầy đủ.... Môi trường hoạt động như vậy, không chỉ là "mảnh đất tốt" nuôi dưỡng, phát triển những phẩm chất, nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn tạo động lực mạnh mẽ để nguồn lực này phấn đấu, cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển của ngành. Ngược lại, môi trường hoạt động mà ở đó thiếu dân chủ, thiếu tôn trọng, cục bộ, đố kỵ lẫn nhau; quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng nghiệp, thiếu lành mạnh; các thành viên thiếu tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập, nghiên cứu, lao động sản xuất thiếu thốn, không chỉ làm thui chột tiềm năng sáng tạo, mà còn triệt tiêu động lực phấn đấu của nguồn lực này.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt còn phụ thuộc vào những điều kiện đảm bảo, đặc biệt là hệ thống chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với nguồn lực này. Bởi vì, chính sách xã hội có vai trò là đòn bẩy trực tiếp, động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động, đồng thời phát huy mọi tiềm năng sáng tạo, sức mạnh của họ trong thực tiễn. Mục đích hoạt động của con người, xét đến cùng, là vì những lợi ích gắn liền với chủ thể. Nhân tố tiềm tàng bên trong, có khả năng tạo động lực thúc đẩy toàn bộ hoạt động của con người chính là nhu cầu; song nhu cầu chỉ trở thành động lực thúc đẩy con người phấn đấu, vươn lên một khi nó được hiện thực hóa (được thỏa mãn), nghĩa là khi nó trở thành lợi ích của chủ thể. Lợi ích thúc đẩy con người hành động, nhưng bản thân lợi ích lại rất phong phú, đa dạng (lợi ích vật chất, lợi ích

66


tinh thần; lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị; lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể; lợi ích chung, lợi ích riêng; lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài,..), nên vai trò động lực của các lợi ích đối với sự phấn đấu của chủ thể vì thế cũng rất khác nhau.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong hệ thống các lợi ích nói trên, thì lợi ích cá nhân chính đáng thường có vai trò quan trọng, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động. Tất nhiên, bên cạnh lợi ích cá nhân còn có các lợi ích mang tính cộng đồng (gia đình dòng họ, tập thể, giai cấp, dân tộc…). Lợi ích cá nhân không bao giờ tách rời lợi ích của các cộng đồng đó. Song, các lợi ích này chỉ phát huy vai trò, động lực, thông qua lợi ích cá nhân, nghĩa là trong chừng mực mỗi cá nhân ý thức được lợi ích đó bao hàm lợi ích của chính mình. Trên thực tế, kích thích lợi ích cá nhân chính đáng sẽ làm nảy sinh lòng nhiệt tình cách mạng, tài năng và sức sáng tạo của các chủ thể. Ngược lại, khi lợi ích không chính đáng được bao che, nhất là trong điều kiện mất dân chủ hoặc ở những tập thể thiếu sức chiến đấu sẽ làm nảy sinh những tiêu cực, làm giảm động lực phấn đấu của chủ thể.

Chính sách trọng dụng, đãi ngộ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của ngành đường sắt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; ghi nhận những đóng góp, cống hiến to lớn của nguồn lực này đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của quốc gia. Chính sách trọng dụng, đãi ngộ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt về mọi mặt; nếu chính sách trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng sẽ tác động đến nhận thức tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm của lực lượng này, làm cho họ luôn phấn khởi, an tâm công tác, gắn bó với nghề, toàn tâm, toàn ý phục vụ trong ngành; tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, lao động sáng tạo, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Chính sách đãi ngộ phù hợp còn tạo sự hấp dẫn, thu hút "nhân tài" vào ngành đường sắt, vào đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đồng thời trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình mỗi cán bộ,

67


công nhân, viên chức, góp phần xây dựng hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên không thể thiếu để họ tiếp tục phấn đấu, vươn lên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Ngược lại, chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhiều bất cập, không thỏa đáng với tài năng và những đóng góp của nguồn lực này, thì chẳng những không thu hút được "hiền tài", mà còn triệt tiêu động lực, làm cho họ không yên tâm công tác, gắn bó với nghề; thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, thậm chí còn dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám", lãng phí tài năng.

2.2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam là kết quả trực tiếp của quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của bản thân mỗi người trong nguồn nhân lực này

Sự hình thành, phát triển các phẩm chất, nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các chủ thể lãnh đạo, quản lý mà còn là kết quả của quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân cụ thể. Nói cách khác, mỗi cá nhân vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình phát triển. Đây là con đường cơ bản, cũng là một nhân tố của quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam. Nhân tố này phản ánh động lực tự thân của quá trình phát triển nguồn lực. Để trở thành nhân lực chất lượng cao, mỗi chủ thể phải trải qua một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ, công phu trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện với tính tích cực và tự giác rất cao. Lý luận mácxít đã chỉ ra rằng, trong sự vận động, phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng cũng như mỗi con người, yếu tố tự thân vận động bao giờ cũng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 77,3% ý kiến được hỏi đã cho rằng, muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt thì bản thân họ cần nỗ lực tự học, tự rèn luyện [Phụ lục 10.3].

Không khó để nhận thấy, sự thành công trong bước đường phát triển đầy gian nan của mỗi con người, để trở thành nhân lực chất lượng cao bao giờ cũng ghi đậm dấu ấn cá nhân của họ. Chính sự nỗ lực chủ quan biến quá trình

68


đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân trong nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố suy đến cùng, quyết định sự phát triển của họ. Thực tế cho thấy, dù chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng có tốt bao nhiêu; các chủ thể giáo dục có cố gắng đến mấy mà bản thân đối tượng giáo dục không chủ động, tích cực, tự giác tiếp thu, lĩnh hội kiến thức; tự giác tu dưỡng, rèn luyện thì mục tiêu giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cũng không đạt được. Nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt là những người được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành, có trình độ học vấn cao, năng lực chuyên môn giỏi. Song, sự nghiệp của họ không chỉ bằng hành trang được cung cấp sau vài năm đào tạo, càng không phải đào tạo một lần là xong. Với vốn kiến thức đã được trang bị, nhân lực chất lượng cao phải biết nhân lên trong thực tiễn quá trình nghiên cứu, tự học tập, rèn luyện để có trình độ kiến thức năng lực chuyên môn tương xứng với danh hiệu nhân lực chất lượng cao, mới đáp ứng với sự phát triển của nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Kinh nghiệm cho thấy, để trở thành nhân lực chất lượng cao thì phải tích cực tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy, thì trình độ, kiến thức của mỗi người mới được nâng cao; nếu không chú trọng tự học, tự rèn thì sẽ không nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà thậm chí còn bị cùn, mòn đi, chẳng những không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, mà còn bị tụt hậu so với sự phát triển của ngành. Năng lực chuyên môn của những cá nhân được gọi là nhân lực chất lượng cao, chỉ được hình thành, khi họ thực sự tâm huyết với nghề và ngày càng được củng cố, phát triển, nâng cao, thông qua hoạt động thực tiễn nghiên cứu, lao động sản xuất thường xuyên, liên tục. Để có năng lực chuyên môn giỏi thì trước hết người cán bộ, công nhân, viên chức trong nguồn nhân lực chất lượng cao phải có động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn, yêu ngành, yêu nghề, say mê nghiên cứu; phải tích cực tham gia vào hoạt động thực tiễn nghiên cứu, tự học và đúc rút kinh nghiệm qua mỗi công việc hàng ngày; phải trải qua một quá trình khổ luyện rất công phu, lâu dài và đầy

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí