Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Tổng Quan Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu

21


Rupert Murdoch trong công trình: "International strategic management, International Sociology" (Quản trị chiến lược quốc tế, Xã hội học quốc tế) [118] khi nghiên cứu về vai trò của các yếu tố trong việc xây dựng nguồn nhân lực ngành đường sắt, cho rằng, việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý tới tầm quan trọng của yếu tố con người. Điều này được rút ra từ thực tế của ngành công nghiệp đường sắt.

Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer trong công trình: "Molecular technologies for Biodiversity Evaluation: Opporturnities and Challenges " (Ứng dụng công nghệ phân tử trong đánh giá đa dạng sinh học: Cơ hội và thách thức) [111] đã khẳng định rằng: sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ và xu hướng phát triển của doanh nghiệp đều có tác động đáng kể đến tổ chức cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt.

Dr Dimitrios Buhalis trong công trình: "Tourism Management: Strategic use ofinformation technologies in the tourism industry" (Quản lý du lịch: Sử dụng chiến lược công nghệ thông tin trong ngành du lịch) [110] đã nghiên cứu về vai trò của Công nghệ thông tin trong việc hoạch định chiến lược của nguồn nhân lực ngành đường sắt. Tác giả đã nhận định rằng, sự phát triển của công nghệ thông tin chắc chắn sẽ làm thay đổi cả chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt. Và điều này đã được thực tế chứng minh, sự phát triển của Internet từ cuối thập niên 1990 đã mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp này. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định: ngành đường sắt là một ngành công nghiệp quốc tế, sự tăng trưởng và phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt có lẽ chỉ được nhân đôi bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Tác giả đã đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin trong việc hoạch định chiến lược của ngành đường sắt.

Dr. Oh Ji Taek trong công trình: "Policy and Planning for Rail Development Lesson Learnt from Korea for Vietnam" (Chính sách và kế hoạch phát triển đường sắt Bài học từ Hàn Quốc cho Việt Nam) [112] đã đề cập chiến lược phát

22


triển nguồn nhân lực ngành đường sắt của Hàn Quốc đến năm 2020, nhằm mục đích nhấn mạnh vào nguồn nhân lực ngành đường sắt và hệ thống giao thông liên kết để tối đa hiệu suất và cụ thể đề xuất một số giải pháp như sau: kết nối các thành phố chủ đạo bằng hệ thống đường sắt cao tốc với vận tốc trên 230km/h; xây dựng mạng lưới tàu cao tốc trong đô thị, thủ đô với thời gian di chuyển trong vòng 30 phút; xây dựng hệ thống vận tải hàng hóa đường sắt xanh; đường sắt tiện lợi cho người sử dụng.

Russian Railway Joint Stock Company trong công trình: "Development strategy of Russian railways holding for the period until 2030 (general)" (Chiến lược phát triển Đường sắt Nga đến năm 2030 (tổng quát) [117] đã phân tích, chiến lược phát triển của nguồn nhân lực ngành đường sắt Nga đến năm 2030, tập trung vào một số vấn đề sau: Đầu tư phát triển hệ thống nguồn nhân lực ngành đường sắt; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng một số tuyến đường sắt mới; phát triển các trung tâm logistic; xây dựng các tuyến tới khu công nghiệp và các mỏ khoáng sản; phát triển các hành lang quá cảnh và nâng cấp đường sắt hiện tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Zhang, Jianping trong công trình: "Intsarregtop Transport" (Giao thông nội địa) [121] đã trình bày Chiến lược phát triển đường sắt Trung Quốc đến năm 2020 tập trung vào hai hướng chính: nâng cao năng lực, chất lượng về cơ sở hạ tầng và cải cách ngành công nghiệp đường sắt nhằm mục tiêu đưa đường sắt Trung Quốc hướng tới phát triển bền vững và phát triển đường sắt cao tốc. Chiến lược phát triển của Đường sắt Trung Quốc bao gồm: Phát triển đường sắt siêu cao tốc; xây dựng liên khu hành lang và nâng cấp đường sắt hiện tại. Đây cũng là một trong những bài học có thể vận dụng phù hợp khi xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành Đường sắt Việt Nam.

1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 4

1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan

23


Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên đây đã phân tích, đề cập nhiều khía cạnh khác nhau liên quan trực tiếp đến nội dung mà luận án nghiên cứu như: quan niệm; vị trí, vai trò; nhân tố tác động; đánh giá thực trạng; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả có nhận xét và khái quát một số kết quả chủ yếu của các công trình đã tổng quan, với một số nội dung cơ bản sau đây:

Một là, hiện đã có không ít công trình, đề tài nghiên cứu đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao, phần lớn các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản để vận dụng vào một ngành cụ thể, mang tính đặc thù ở mỗi ngành như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quyết định của vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, với nhiều góc độ tiếp cận của các ngành khoa học khác nhau. Đồng thời luận giải, khẳng định vai trò to lớn của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm vị trí trung tâm của các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia và là nguồn lực quyết định đến tăng trưởng, thịnh vượng về kinh tế của mỗi nước. Vì vậy, các công trình tổng quan đã quan tâm, nghiên cứu vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ, muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải phụ thuộc trước hết vào chất lượng giáo dục, đào tạo và đầu tư khoa học, công nghệ hiện đại.

Hai là, một số công trình đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số tác giả đã đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân tích những yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao như: các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, đãi ngộ, môi

24


trường làm việc cho người lao động, đặc biệt lao động trí óc. Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vào nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế; xu thế mở rộng tác quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư, vừa đặt ra yêu cầu cao, vừa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở mỗi quốc gia.

Ba là, một số công trình phân tích, đánh giá thực trạng, vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển châu Á. Một số tác giả đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, các công trình đã bám sát vào cấu trúc tiếp cận của nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua số lượng, chất lượng, cơ cấu. Các tác giả đều có chung một nhận định rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, kinh tế tri thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nêu ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của nguồn nhân lực chất lượng cao này, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên nhân về giáo dục và đào tạo, những bất cập và chính sách xã hội chưa thực sự đổi mới cho phù hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bốn là, thông qua đó, các tác giả đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự phát triển bền vững của các quốc gia. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa, bám sát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao; trên cơ sở đó đã đề xuất, phân tích phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các tác giả nhận thấy, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức. Các công trình nghiên cứu

25


cũng đề xuất hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học phổ thông; phân định rõ xu hướng phát triển theo khả năng của học sinh; định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo; đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo; quy hoạch đào tạo theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Một số công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực trong ngành đường sắt tuy chưa nhiều, song đã phân tích cho thấy, đây là một ngành có nhiều đặc thù, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể so với mặt bằng nhân lực chung. Bên cạnh đó, cung cầu lao động trong ngành đường sắt còn chênh lệch dẫn đến sự thiếu hụt của bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là vấn đề phổ biến của ngành đường sắt trên thế giới đang đặt ra cần nghiên cứu, đòi hỏi phải chú trọng đến các chính sách nhằm thu hút, cũng như phát huy tốt nhất năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển của ngành.

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan có liên quan đến luận án trên đây cho thấy, có nhiều nội dung, cách tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Các công trình tổng quan là những nguồn tài liệu có giá trị để kế thừa, nhưng cũng là cơ sở để tác giả tìm ra khoảng trống để lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án đi đúng và sát với góc độ chuyên ngành Triết học chính trị - xã hội, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên, đã cho thấy, đề tài phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và thể hiện khá hệ thống, toàn diện về nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng quyết định nhất đến sự

26


hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu nói chung, ở nước ta nói riêng. Tác giả lựa chọn đề tài luận án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam, với những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án sẽ giải quyết là:

Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự cần thiết phải nghiên cứu, hệ thống hóa các công trình có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và ở ngành Đường sắt nói riêng, vì từ đó kế thừa kết quả, cách tiếp cận về cách thức giải quyết vấn đề và tránh những trùng lắp đề tài luận án với các công trình đã được công bố. Đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn lực chất lượng cao của ngành đường sắt, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng với yêu cầu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là rất cơ bản và cấp bách. Đây là một trong những căn cứ quan trọng giúp cho tác giả kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố, tìm ra khoảng trống và hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Hai là, nghiên cứu về quan niệm và bản chất, nội dung của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, tính đặc thù ở ngành Đường sắt Việt Nam. Đây là nội dung cần thiết phải đặt ra giải quyết trong luận án, mặc dù đã có nhiều nhà khoa học, ở nhiều công trình nghiên cứu và ở những chuyên ngành khác nhau cũng đề cấp đến nguồn nhân lực chất lượng cao; song đây là lý thuyết rất cơ bản cần nắm chắc thì mới vận dụng vào để giải quyết vấn đề cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, đưa ra những luận chứng đầy đủ về quan niệm, nội dung, tiêu chí, đặc điểm phát triển nguồn nhân lực chất

27


lượng cao của nghành Đường sắt Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của luận án. Cho nên, trong luận án đã thiết kế một chương độc lập bàn về một số khái niệm cơ bản, cấu trúc, nội dung... phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Ba là, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và xác định vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết trong luận án, bởi lẽ, chỉ đánh giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân thì mới xác định đúng giải pháp cho sát thực, mang tính khả thi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Mỗi công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố rất chú trọng đánh giá thực trạng của nguồn lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao, về cả thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng của vấn đề ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Đường sắt chưa được nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan trên cơ sở lý thuyết khoa học. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho luận án tập trung giải quyết là đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là rất cần thiết; trên cơ sở đó, luận chứng những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và trong những năm tới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay, phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó luận chứng các giải pháp cơ bản, hệ thống mới, có tính khả thi. Mặc dù, đã có những công trình nghiên cứu khác nhau đề cập đến hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, song việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phù hợp với điều kiện của ngành đường sắt hiện nay thì chưa được quan tâm thích đáng. Đây là một

28


trong những nhiệm vụ đặt ra nghiên cứu không đơn giản, không được mang tính tư biện chủ quan mà là kết quả rút ra từ các nội dung nghiên cứu đã thể hiện trong luận án. Bởi lẽ, đề xuất hệ thống các giải pháp đúng sẽ có giá trị thiết thực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và những năm tới.

Tác giả xác định một số nội dung đặt ra cần giải quyết trong luận án nêu trên là những vấn đề cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn và không bị trùng lặp với các công trình khoa học nghiên cứu đã được công bố.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu đề tài về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án là cấp thiết. Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, với bề dày lịch sử gần 140 năm hình thành và phát triển, Ngành đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Ở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sứ mệnh của Ngành đang đặt ra yêu cầu mới, cần nâng cao hiệu quả kinh doanh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thực tế trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Đường sắt Việt Nam còn có bất cập về sức cạnh tranh về kinh tế, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chưa được đầu tư vốn, khoa học, công nghệ hiện đại so với một số ngành khác.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, giúp tác giả tham chiếu, kế thừa cách tiếp cận và kết quả của các công trình nghiên cứu tiêu biểu. Đó cũng là cơ sở để tác giả vận dụng, xác định hướng giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Qua khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến luận án, gợi ý cho tác giả đánh giá sát thực trạng, xác định đúng hệ giải pháp để phát huy thế mạnh, tiềm năng của Đường sắt Việt Nam - một ngành kinh tế

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí