Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 10


Tình huống ST: tận dụng tối đa sức mạnh bên trong để chiến thắng các nguy cơ bên ngoài,

Tình huống WT: rơi vào tình huống này doanh nghiệp bị tước đoạt mất khả năng phát triển, không có được cả 3 yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hoà”. Dưới cái nhìn bi quan thì doanh nghiệp có thể bị phá sản và giải thể, còn dưới cái nhìn lạc quan thì doanh nghiệp cần phải cố gắng để đứng vững trên thương trường hoặc là liên kết với các tổ chức khác.


O1

Cơ hội

Oh

T1

Thách thức

S1O1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

S1Oh S1T1

Tk

Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 10

S1Tk

SiOj

SiTj

SnO1

W1O1

SnOh

SnT1

SnTk

W1Oh

WnT1W1Tk

WiOj

WiTj

WmO1

WmOh

WmT1WmTk

Thế mạnh

S1


Điểm yếu

Sn W1


Wm


Trong ma trận này, các yếu tố thuộc góc phần tư thứ nhất có tác dụng tích cực nhất, tiếp tới là các yếu tố thuộc góc phần tư thứ hai và thứ ba; các yếu tố thuộc góc phần tư thứ tư có tác động tiêu cực nhất tới năng lực của PVN.

Khi VN hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, những lợi thế và thách thức đối với nền kinh tế VN nói chung đều có tác động đối với PVN.

Thế mạnh và điểm yếu của PVN


Những thế mạnh (Strength):


1. Tiềm năng dầu khí: Trong khu vực Đông Nam Á, VN là nước có nguồn tài nguyên dầu khí, với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 17 - 20 triệu tấn dầu quy đổi và là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ ba trong khu vực. Khác với nhiều nước trong khu vực, sản lượng dầu khí ở VN đang trong giai đoạn đi lên(3). Trong khi đó, đối với nhiều quốc gia khác, sản lượng đạt mức đỉnh và đang có xu hướng đi xuống. Với nhu cầu hiện nay, nếu có nhà máy lọc dầu, VN có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân. Đó là thế mạnh đối với PVN. Trong

khi đó rất nhiều quốc gia không có được tiềm năng về tài nguyên như chúng ta.

2. Quan hệ quốc tế thuận lợi. Hoà nhập với chủ trương mở cửa, hoà bình và hợp tác của Đảng và Chính phủ nhằm xây dựng mối quan hệ tốt với mọi quốc gia để phát triển kinh tế, sau hàng chục năm xây dựng và trưởng thành, ngành Dầu khí VN đã thiết lập được mối quan hệ quốc tế tốt với nhiều công ty dầu khí nước ngoài. Nhiều công ty có đánh giá tốt về năng lực của PVN. Đó là những thuận lợi lớn khi thực hiện hội nhập.

3. Trình độ nguồn nhân lực trong PVN: Tuy là ngành kinh tế mới phát triển ở VN nhưng VN đã có được một đội ngũ người lao động được đào tạo cơ bản và có một kinh nghiệm nhất định trong việc triển khai các hoạt động dầu khí. Từ chỗ lao động của VN chỉ đảm nhận được một số khâu công việc, còn lại phải thuê chuyên gia nước ngoài, đến nay người VN đã thay thế được nhiều vị trí của người nước ngoài mà vẫn bảo đảm tốt chất lượng công việc. Từ chỗ không đủ lao động và kinh nghiệm triển khai độc lập các hoạt động dầu khí trong nước, đến nay VN đã có


(3)- Theo một số tài liệu của PVN, VN có khả năng duy trì được mức sản lượng khai thác như hiện nay tới 2012. Từ nay tới 2012, có thể sẽ có thêm những phát hiện mới làm tăng sản lượng khai thác. Nếu điều đó không xẩy ra, có thể sản lượng sẽ giảm.


đủ khả năng tự lực triển khai các hoạt động dầu khí ở nước ngoài. Đó là những thế mạnh nội tại của PVN.

4. Cơ sở vật chất: PVN được thành lập hơn 28 năm (1975), nhưng sự thực các hoạt động tìm kiếm - thăm dò dầu khí ở VN được triển khai ngay sau khi hoà bình lập lại (1955). Với gần nửa thế kỷ, ngành Dầu khí VN từ chỗ mới chập chững và dựa nhiều vào nước ngoài, phát triển phiến diện, đến nay đã hình thành một ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện tất cả các khâu của hoạt động dầu khí: thượng nguồn - trung nguồn

- hạ nguồn, đã tích luỹ đáng kể kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động của Ngành, đã có một đội ngũ lao động khá nhiều kinh nghiệm và một hệ thống tổ chức các đơn vị thành viên cùng cơ sở vật chất tương đối lớn để từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động dầu khí tiến những bước tiến vững mạnh hơn. Từ chỗ là ngành mà hoạt động của nó phải dựa hoàn toàn vào sự cấp vốn của Nhà nước, đến nay không những đã tự trang trải được mà còn đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước một lượng đáng kể (gần bằng 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước). So với các công ty dầu khí lớn trên thế giới, tiềm lực tài chính của PVN chưa lớn nhưng so với các Công ty khác trong nước thì đây là một công ty có sức mạnh về tài chính và đủ tín nhiệm để có thể mở các kênh huy động vốn nhằm triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn trong nước và ở nước ngoài.

Có thể nói, bước khởi điểm để hội nhập AFTA và WTO của PVN không phải từ con số không mà đã có tiền đề cũng như tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm trong hội nhập và hợp tác kinh tế.


Với những kinh nghiệm, cơ sở vật chất và kết quả sản xuất kinh doanh đó sẽ góp phần đáng kể nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành với các nước trong khu vực và trên thế giới.

5. Nhân công nói chung tại VN có giá rẻ: Tiền thuê lao động VN có giá rẻ hơn tiền thuê lao động cùng loại trên thế giới và trong khu vực. Phần lớn các loại dịch vụ dầu khí ở VN cũng có giá rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Những dịch vụ hoặc nhân công PVN phải thuê ngoài cũng khá dồi dào và có giá rẻ. Điều đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của PVN.

6. Thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ: Sau gần 20 năm mở cửa, các chính sách vĩ mô của Nhà nước đã có những sự phát triển tích cực theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Những bộ luật dần được hoàn thiện, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng những thủ tục hành chính cũng được thay đổi theo hướng thông thoáng, thuận tiện hơn. Những thuận lợi đó cũng chính là những điều mà ngành Dầu khí nhận được. Bên cạnh những tiến bộ vĩ mô đó, kinh nghiệm trong quản lý nội bộ Ngành đã giúp xóa dần đi những hạn chế trong khâu quản lý của Ngành. Những chính sách, quy chế trong tất cả các khâu xét duyệt, triển khai thực hiện các công việc và dự án đều có những bước tiến đáng kể giúp cho việc giảm thời gian triển khai và nhanh chóng phát huy tác dụng của các dự án đầu tư. Điều đó góp phần làm giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh.

7. Chính trị, an ninh ổn định: Là thế mạnh nói chung của VN nhưng lại là nhân tố tác động nhiều tạo ra thế mạnh của PVN. Với sự ổn định của quốc gia, tạo ra sự ổn định vững chắc của PVN. Điều này có tác động làm yên tâm các nhà hợp tác, đầu tư với ngành Dầu khí VN. Cùng với


sự ổn định về chính trị, an ninh và quốc phòng, PVN còn có một lợi thế khá lớn là luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp và rất kịp thời của Đảng và Chính phủ. Nhờ vai trò và vị trí của ngành kinh tế Dầu khí mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: sự thăng trầm của ngành Dầu khí có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới sự thăng trầm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có thể nói, hầu hết các dự án của PVN đều được xếp vào dự án trọng điểm và luôn được Trung ương và Chính phủ chỉ đạo trực tiếp. Sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà trong toàn bộ quá trình từ sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.

8. Tiềm năng thị trường lớn: Với dân số trên 80 triệu người, cho tới nay, hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực hoạt động của ngành Dầu khí đều thuộc loại sản phẩm quan trọng, nhạy cảm và phải nhập khẩu (xăng, dầu, khí hoá lỏng, hoá phẩm các loại v.v...). Tốc độ tăng cầu các sản phẩm này lại khá cao. Đó là một lợi thế rất lớn về mặt thị trường đối với PVN. Nó khác xa với nhiều loại sản phẩm thuộc các ngành kinh tế khác đang ở trong trạng thái bão hoà. Thị trường tại một số nước trong khu vực cũng hầu như còn bỏ trống (Lào, Cămphuchia, Mianma...).

Điểm yếu (Weakness)


1. Tự nhiên ít thuận lợi: VN có tiềm năng về dầu khí nhưng so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Trung Đông, thì chưa phải là lớn. Hơn nữa lại chủ yếu nằm ở thềm lục địa, không thuận tiện cho việc TK-TD-KT; nhiều phát hiện có trữ lượng không lớn, đối với khí có hàm lượng CO2 cao. Điều đó làm chi phí trên một đơn vị sản phẩm dầu thô và khí đốt cao hơn một số nước trong khu vực. Đặc biệt là giá khí tương đối cao làm ảnh hưởng tới chi phí đầu vào cho một số


sản phẩm hoá chất từ khí, làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này với sản phẩm cùng loại trong khu vực hoặc sản phẩm có khả năng thay thế.

2. Thủ tục hành chính còn hạn chế: Mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng những chính sách của VN vẫn còn mang tính chắp vá, hiệu quả của các chính sách chưa cao, còn khá nhiều sự chồng chéo và không nhất quán trong các chính sách đã ban hành. Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, ít hiệu lực, gây khó khăn cho người sản xuất kinh doanh.

3. Còn tồn tại tư tưởng ỷ lại: Là doanh nghiệp Nhà nước, được sống trong bao cấp khá dài và mang nặng tính bao cấp, mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường nhưng còn nhiều người (kể cả cán bộ lãnh đạo và người lao động) thuộc các đơn vị trong Ngành chưa từ bỏ được tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ cao của Nhà nước (hoặc PVN). Sự năng động trong sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Chưa chủ động trong việc tổ chức sắp xếp lại đơn vị và tiếp cận thị trường. Còn tồn tại tư tưởng "xin - cho" và trông chờ vào sự hỗ trợ của PVN (sau này là công ty mẹ). Điều này không chỉ tồn tại trong các đơn vị thành viên (công ty con) mà ngay tại bộ máy điều hành (công ty mẹ) vẫn còn ý thức làm việc theo kiểu "ban ơn, ban phát" của cấp trên cho cấp dưới. Điều đó dẫn tới sự can thiệp quá "tả" hoặc quá "hữu": hoặc phó mặc hoặc can thiệp khá sâu vào đơn vị cơ sở. Tất cả nhưỡng điều đó là không thích hợp và gây cản trở lớn cho sản xuất theo hướng kinh tế thị trường.

4. Xây dựng chiến lược cho hoạt động chung trong toàn Ngành cũng như cụ thể cho từng đơn vị thành viên còn nhiều hạn chế: Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, PVN đã xây dựng chiến lược phát triển của Ngành tới


2020 và thời gian sau đó. Nhưng chúng tôi cho rằng chiến lược đó chưa đầy đủ vì chưa phân biệt rõ ràng giữa chiến lược phát triển ngành và chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó còn nhiều điều phải nghiên cứu kỹ hơn mới có thể đề xuất được. Nguyên nhân dẫn tới sự bất cập đó có nhiều. Một mặt do khó khăn riêng trong việc xây dựng chiến lược cho ngành kinh tế liên quan nhiều tới TK-TD-KT tài nguyên (vì có những rủi ro không thể tính trước được), mặt khác do những hạn chế về số liệu, đặc biệt là số liệu về đánh giá tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó còn nguyên nhân quan trọng khác là năng lực cũng như nhận thức về tầm quan trọng của việc cần có một chiến lược phát triển Ngành một cách đầy đủ, chi tiết, cụ thể.

5. Hoạt động tiếp thị chưa được chú ý đúng mức: Hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường của Ngành nói chung cũng như từng đơn vị thành viên mặc dù đã có nhưng còn nhiều hạn chế. Hầu hết các đơn vị hoạt động tiếp thị theo kiểu "ăn sổi", chú ý nhiều tới từng sản phẩm trong một thời gian ngẵn. Không có chiến lược lâu dài cho sản phẩm của mình (kể cả chủng loại, mẫu mã, giá cả, thị trường, nghiên cứu đối thủ tức sản phẩm có khả năng thay thế v.v...). Những hạn chế đó không phải do ý đồ của công tác quản lý mà phần nào do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, chưa quen với cơ chế thị trường, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác tiếp thị, phát triển và hướng dẫn (định hướng) thị trường; mặt khác do lực lượng và năng lực nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế.

6. Công nghệ và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế. Là nước đang phát triển, VN còn nhiều hạn chế trong đó đặc biệt là những hạn chế về công nghệ, tiền vốn và năng lực quản lý. Trong phạm vi PVN, những hạn chế đó vẫn tồn tại và thể hiện khá rõ trong nhiều khâu hoạt động. Hạn


chế lớn nhất trong công tác quản lý là còn tồn tại tính tuỳ tiện trong xử lý công việc. Thậm chí có người còn cho rằng đó là điều tất nhiên phải có ở một nước kém phát triển như VN. Nhiều hoạt động chưa đặt lợi ích của PVN lên trên nhất mà đôi khi còn là cảm tính. Tất cả những điều đó góp phần làm giảm tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Ngành.

7. Năng lực tài chính: Nền kinh tế VN phát triển chưa cao, vốn đầu tư còn nhiều hạn chế, nhu cầu của nền kinh tế còn thấp, cộng với tiềm năng dầu khí chưa thực sự dồi dào; do vậy nhiều công trình dầu khí của VN còn có quy mô nhỏ, điều đó làm chi phí trên đơn vị sản phẩm cao hơn so với sản phẩm cùng loại được sản xuất trên nhà máy với quy mô lớn và làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu khí (đặc biệt là sản phẩm thuộc lĩnh vực hạ nguồn).

8. Phân cấp quản lý. Do chưa phân biệt rõ ràng về nội dung quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh nên sự quan tâm của Nhà nước đối với PVN tuy là một thế mạnh nhưng đồng thời cũng là một điểm yếu khi cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN.

Nghiên cứu về thế mạnh và điểm yếu là nghiên cứu những yếu tố nội tại của PVN. Ngoài nội dung có liên quan tới điều kiện tự nhiên, còn lại nhiều nội dung nêu trên là chủ quan, con người có thể chủ động tác động để thay đổi nó bằng một chính sách thích hợp. Do vậy, để có thể hội nhập đạt hiệu quả cao cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của PVN với các nước trong khu vực, việc nghiên cứu, đề ra các chính sách thích hợp để phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu là điều hoàn toàn có thể làm được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2024