Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 11


Những nghiên cứu trên cũng đồng thời chỉ ra những lợi thế cần phát huy và những yếu điểm mà PVN cần khắc phục để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp khi hội nhập.

Cơ hội và thách thức đối với PVN

Những cơ hội (Opportunities)

1. Giá nguyên liệu đầu vào rẻ hơn: Bằng việc giảm tiến tới xoá bỏ thuế nhập khẩu làm cho đầu vào cho hoạt động sản xuất của một số lĩnh vực trong PVN giảm xuống. Trong đó đặc biệt là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế, các thiết bị phục vụ quản lý và văn phòng v.v... (Trong đó đặc biệt là các nguyên vật liệu nhập từ các nước ASEAN và sau này là các nước thành viên của WTO). Nguồn nguyên, vật liệu đầu vào rẻ hơn làm giảm được giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm-hàng hoá trên thị trường thế giới(4). Đồng

thời người tiêu dùng có cơ hội được mua hàng hoá với giá rẻ giúp làm tăng tiền lương thực tế của người lao động (ngay cả khi tiền lương danh nghĩa không tăng). Điều đó có tác động kích thích người lao động tăng năng suất lao động, kéo theo làm giảm giá thành sản phẩm...

2. Môi trường đầu tư và thu hút đầu tư tốt hơn: Hội nhập không chỉ là chủ trương của VN mà còn là trào lưu chung của hoạt động kinh tế toàn thế giới. Tất cả mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế đều xem xét tới việc đầu tư ra nước ngoài và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Với tâm lý đó, tạo điều kiện thuận lợi cho PVN trong việc kêu gọi đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào ngành Dầu khí VN. Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho PVN đầu tư mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài.


(4)- Chẳng hạn khi bỏ thuế nhập khẩu sắt thép, sẽ làm cho đầu vào của các hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí thấp, dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong khu vực.


3. Môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn: Hoạt động dầu khí gắn liền với hợp tác quốc tế. Những luật, lệ, hợp đồng quy định trong hoạt động dầu khí mang tính quốc tế cao. Khi VN hội nhập, sẽ phải chuẩn hoá các văn bản luật đó theo tập quan và chuẩn mực quốc tế. Điều đó sẽ giúp ích và tạo rất nhiều thuận lợi cho PVN trong quan hệ kinh tế với nước ngoài mà vẫn đúng với các quy định cụ thể của VN(5).

4. Tạo môi trường nâng cao trình độ nền kinh tế: Hội nhập tạo điều kiện để người lao động cũng như toàn bộ nền kinh tế tiếp xúc và làm quen, học hỏi phương pháp quản lý, phương pháp làm việc, cách thức kinh doanh với các công ty và các nền kinh tế khác. Đó là môi trường thuận lợi nâng cao năng lực quản lý, trình độ nguồn nhân lực cho PVN.

Thách thức (Threats)


1. Cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm quyết liệt hơn: Như đã trình bày, hội nhập là mở cửa thị trường, là tự do hoá thương mại, là giảm thuế nhập khẩu. Do vậy, tất cả sự bảo hộ của Nhà nước, đặc biệt là bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch sẽ dần bị bãi bỏ. Khi đó, cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Sự hỗ trợ (bảo hộ) của Nhà nước còn lại chỉ là vĩ mô, người chỉ dẫn, còn lại đơn vị sản xuất phải thực sự đứng trên đôi chân của chính mình.

Khi hội nhập, Nhà nước thì thất thu thuế đối với hàng nhập khẩu, còn doanh nghiệp thì vấp phải sự cạnh tranh từ hàng ngoại nhập, nhất là khi không còn chế độ bảo hộ sản xuất trong nước của Chính phủ. Vấn đề cạnh tranh lớn nhất là giá.


(5)- Do là nền kinh tế chuyển đổi và có trình độ phát triển chưa cao, do vậy khung những quy định trong nhiều bộ luật của VN chưa theo chuẩn về khung (các nội dung đề cập tới) và chuẩn mực chung theo thông lệ quốc tế.


Khi hàng hoá của các nước ASEAN và thế giới được tiêu thụ tự do ở thị trường VN cũng như các thị trường ngoài nước mà hiện tại ngành Dầu khí đang chiếm giữ sẽ tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong tiêu thụ sản phẩm. Nếu không được chuẩn bị tốt, hàng của ta có nguy cơ không những không tiêu thụ được ở nước ngoài mà ngay trong nước cũng rất khó khăn. PVN phải tham gia một cuộc cạnh tranh bình đẳng trong khi kinh nghiệm thương trường, năng lực sản xuất, chất lượng hàng hoá VN không hề chiếm ưu thế.

2. Cạnh tranh tìm nơi đầu tư khó khăn hơn: Cuộc cạnh tranh quyết liệt không chỉ diễn ra trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà ngay chính khâu đầu tư sản xuất. Hàng rào thuế quan được bãi bỏ, các công ty nước ngoài sẽ lựa chọn nơi nào có chi phí sản xuất kinh doanh thấp nhất để đầu tư. Vậy làm sao để giữ được các nhà thầu nước ngoài hoặc thu hút họ chuyển cơ sở sản xuất kinh doanh từ các nước trong và ngoài ASEAN vào VN trong bối cảnh các nước ASEAN cũ (ASEAN 6) có mức phát triển cao hơn, hàng hoá sản xuất ở các nước này có khả năng thâm nhập thị trường tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Một số nước có tiềm năng dầu khí tốt hơn và các thủ tục hành chính thông thoáng hơn. Ngay chính các sản phẩm dịch vụ của PVN cũng sẽ gặp khó khăn khi không có sự bảo hộ của Nhà nước trong việc ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nội địa.

3. Thách thức về trình độ nguồn nhân lực: Chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được tất cả các yêu cầu của một ngành công nghiệp hiện đại.

4. Thách thức về giá thành sản phẩm: Với năng lực sản xuất và trình độ quản lý nói chung của VN cũng như PVN làm cho giá thành sản phẩm của VN thường cao hơn giá thành cùng loại tại một số nước khác.


Bảng 7: Ma trận SWOT của PVN



DOANH NGHIỆP


MÔI TRƯờNG KINH DOANH

Điểm mạnh (S)

S1. Có tiềm năng dầu khí lớn S2. Trình độ lao động làm việc trong PVN cao

S3. Trình độ công nghệ thiết bị tự động hoá cao

S4. Quan hệ giữa PVN với các Công ty dầu khí quốc gia tốt

S5. Doanh thu từ hoạt động dầu khí tăng nhanh

S6. Quan hệ giữa PVN với các tổ chức tín dụng tốt

Điểm yếu (W)

W1. Vị trí các mỏ dầu khí ít thuận lợi

W2. Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế

W3. Năng lực tài chính chưa đủ mạnh

W4. Chưa hình thành được đội ngũ khoa học công nghệ đủ mạnh

W5. Hoạt động Marketing chưa được quan tâm đầy đủ

Cơ hội (O)

O1. Tiềm năng thị trường sản phẩm lớn

O2. Chính trị, an ninh ổn định O3. Được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước

O4. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện

O5. Xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế

O6. Mở cửa thị trường

S/O

+ (S/O1,3,4,5,)

+ (S2,3,4,6/O3,4,5,6)

O/W

+ (O/W1,2,3)

+ (O1,3,5,6/W1,3 )

+ (O3,5,6 /W2,4,5)

Thách Thức (T)

T1. Cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm quyết liệt hơn

T2. Tiềm năng dầu khí ngày càng khan hiếm

T3. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao hơn

T4. Thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế

T5. Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới khi hội nhập T6. Áp lực về ô nhiễm môi trường

T7. Chi phí cho cơ sở hạ tầng cao

S/T

+ (S2,3/T2)

+ (S/T1,3,5,6)

W/T

+ (W2,4,5/T)

+ (W/T)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 11


Đề xuất một số kết hợp chiến lược:

S/O1,3,4,5 : Mở rộng đầu tư cho tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực hạ nguồn để đáp ứng nhu cầu sản phẩm lọc hoá dầu trong nước và xuất khẩu,

S2,3,4,6/O3,4,5,6 : Thúc đẩy hoạt động đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ra nước ngoài,

S2,3/T2: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò ở vùng có điều kiện khó khăn,

S/T1,3,5,6: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đầu tư cho công nghệ mới,

O1,3,5,6 /W1,3: Vay vốn để đầu tư phát triển lĩnh vực hạ nguồn,

O/W1,2,3: Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài cho tất cả các lĩnh vực dầu khí, O3,5,6/W2,4,5: Đẩy mạnh công tác đào tạo, trình độ quản lý,

W2,4,5/T : Đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu khoa học, hoạt động Marketing và công tác quản lý,

W/T: Duy trì và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các công ty dầu khí quốc gia.

Tóm lại: Ngành Dầu khí được đánh giá là ngành có nhiều thuận lợi, khả năng cạnh tranh cao trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tốt các cơ hội được tạo ra do hội nhập kinh tế thì PVN vẫn cần phát huy hơn nữa các thế mạnh của mình đồng thời giảm thiểu các mặt còn yếu. Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, chú trọng hoạt động Marketing, v.v... Có như thế PVN sẽ vững bước trong tiến trình hội nhập của đất nước và trở thành một tập đoàn dầu khí mạnh trong khu vực những cơ hội và thách thức từ hội nhập có sự tác động qua lại lẫn nhau. Cơ hội của nước này lại chính là thách thức của nước khác và ngược lại. Điều quan trọng mang tính chất quyết định thành bại khi hội nhập là việc đánh giá đúng về mình và phải tự mình vươn lên. Hãy đứng bằng đôi chân của chính mình. Khi đó ngành dầu khí sẽ gạt bỏ cản trở và vững bước đi lên.


Chương 3

CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM


3.1. Bối cảnh chung

Khuynh hướng phát triển thị trường dầu khí thế giới trong thời gian tới Công nghiệp dầu khí thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn vì trữ lượng phát hiện dầu khí mới ngày càng ít hơn, sản lượng khai thác gia tăng, chi phí cho sản xuất mỗi ngày một cao trong lúc nhu cầu dầu khí không hề suy giảm và các loại nhiên liệu mới thay thế cho dầu mỏ còn cần một thời gian nữa mới trở thành hiện thực. Trong vài thập niên tói, dầu mỏ vẫn là nhiên liệu chính đảm bảo sự phát triển của nền văn minh nhân

loại. Khuynh hướng phát triển ngành dầu khí thế giới trong thời gian tới có thể dự báo như sau:

- Hoạt động TKTD tiếp tục được tăng cường. Với việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ và những khó khăn phức tạp về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng… giá thành sẽ rất cao. Điều này tạo điều kiện cho việc củng cố vị thế của các công ty dầu khí quốc tế có tiềm lực lớn và các hoạt động sáp nhập để hình thành các Tập đoàn mạnh sẽ tiếp tục, đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng giữ giá dầu cao.

- Hoạt động khai thác đi theo hướng tăng cường thu hồi ở các mỏ trưởng thành và đưa nhanh các mỏ mới vào sản xuất.

- Thị trường dịch vụ cung cấp giàn khoan, đóng mới, cho thuê các tàu chở dầu công suất lớn, xây dựng đường ống dẫn dầu khí quy mô xuyên lục địa càng sôi động.


- Công suất lọc hóa dầu sẽ tăng thông qua mở rộng, cải tạo các nhà máy cũ để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

- Công nghiệp khí đốt phát triển mạnh, vai trò khí đốt thay thế dầu thô ngày càng cao.

- Phát triển công nghệ để khai thác các nguồn năng lượng phi truyền thống như dầu nặng, khí than,… để bổ sung cho dầu khí truyền thống.

- Các nước có tiềm lực kinh tế, khoa học tăng cường đầu tư cho nghiên cứu các dạng năng lượng mới như hydro, gió, điện mặt trời, địa nhiệt,… Điện hạt nhân chuẩn bị đi vào thời kỳ phát triển mới. Năng lượng sinh học được đặc biệt chú trọng. Công nghiệp sản xuất cồn dùng làm nhiên liệu vận tải có vai trò ngày càng cao ở các nước nông nghiệp phát triển.

- Cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành dầu khí giữa các nước đang phát triển càng gay gắt. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh giữa các cường quốc để giành giật nguồn tài nguyên dầu khí càng quyết liệt, làm cho an ninh thế giới không ổn định

- Giá dầu thế giới dự báo sẽ ở mức rất cao và không còn khả năng quay lại thời kỳ giá dầu rẻ.

Tóm lại, thị trường dầu khí thế giới trong những năm tiếp theo còn nhiều biến động phức tạp. Do đó các quốc gia trong đó có Việt Nam cần phải có chiến lược dài hạn hợp lý để bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia của mình.

Trữ lượng dầu khí Việt Nam trong khung cảnh dầu khí khu vực và thế giới


Ngành Dầu khí thế giới đã phát triển đến nay được 150 năm. Hiện nay hầu như tất cả các vùng trên thế giới đều được khảo sát. Các vùng khai thác truyền thống đã và đang đi vào giai đoạn trưởng thành, sản lượng đi vào


chu kỳ đỉnh điểm hoặc đã bắt đầu suy giảm, tốc độ bổ sung trữ lượng hàng năm suy giảm, trong lúc nhu cầu thì không ngừng tăng. Các công ty dầu khí hàng đầu thế giới chuyển hướng hoạt động đến các tầng chứa ở sâu, các vùng nước sâu hay các vùng xa xôi, hẻo lánh, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với hy vọng tìm được các vùng mỏ mới, đồng thời cũng tập trung vào các vùng truyền thống còn có tiềm năng lớn như Trung Đông, Biển Caspy, Nga, Tây Phi Châu, Nam Mỹ. Về công nghệ cần thiết phải sử dụng các kỹ thuật hiện đại. Về nhân lực cần con người có chuyên môn cao và về tài chính cần vốn đầu tư rất lớn. Tất cả các yếu tố đó dẫn đến giá dầu khí trong khuynh hướng dài hạn sẽ tăng cao. Theo các kết luận nghiên cứu được tiến hành ở các trung tâm lớn trên thế giới thì nguồn dầu có thể cung cấp cho nhu cầu với mức tiêu thụ hiện nay chỉ khoảng trong vòng 50 năm (có nơi còn dự báo bi quan hơn, chỉ 30 năm), nguồn khí đốt dự báo đủ dùng cho hết thế kỷ này. Như vậy, nhân loại phải cấp tốc chuẩn bị các nguồn năng lượng thay thế dầu, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tóm lại, Ngành Dầu khí thế giới đang đứng trước một giai đoạn đầy thử thách, vai trò chiến lược của dầu khí càng tăng cao và trở thành một thứ hàng hóa đặc biệt không những chi phối kinh tế mà cả bức tranh chính trị toàn cầu.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng dầu khí. Các mỏ dầu khí đã được phát hiện ở miền võng Hà Nội (đồng bằng Sông Hồng), ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long thuộc thềm lục địa Nam Việt Nam từ năm 1975, nhưng với trữ lượng không đáng kể nên trước năm 1990, trữ lượng dầu khí của Việt Nam chưa được thống kê trong khu vực và thế giới. Chỉ sau khi phát hiện và khai thác dầu từ móng nứt nẻ trước Đệ tam của mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long trữ lượng dầu của Việt Nam mới được đưa vào thống kê đầu tiên vào năm 1990 và sau khi phát hiện mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ ở bể Nam Côn Sơn trữ lượng khí của Việt Nam mới đươc đưa vào bảng thống kê của thế

Ngày đăng: 18/10/2024