Những Khoảng Trống Trong Nghiên Cứu Về Lý Luận Và Thực Tiễn


mặt lượng trong sản xuất cao su. Nâng cao hiệu quả của sản xuất cao su và gia tăng sự đóng góp cho kinh tế xã hội của địa phương là biểu hiện của sự phát triển sản xuất sản xuất cao su về mặt chất.

Hai loại tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc phát triển cây cao su cũng đã được tác giả nêu ra bao gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của cây cao su. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế bao gồm: Sản lượng và năng suất cây cây cao su; giá trị sản xuất/đơn vị diện tích; giá trị gia tăng/đơn vị diện tích; tỷ suất lợi nhuận/chi phí.....Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội địa phương như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người trồng cao su, qua đó tỷ lệ hộ nghèo được giảm xuống và góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng…..

- Luận văn Thạc sỹ Phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh Kon tum”

của Lê Khả Tuấn, 2017, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế [27].

Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị cây cao su tỉnh Kon Tum cho thấy cây cao su có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Kon Tum, đây được coi như là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh. Chuỗi giá trị cây cao su có năng lực cạnh tranh cao nhờ tận dụng được các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động và khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất, chất lượng của các sản phẩm. Tuy nhiên, chuỗi giá trị cây cao su còn nhiều tồn tại đó là: Sự liên kết lỏng lẻo trong sản xuất giữa các hộ trồng cao su và trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi. Cải thiện chuỗi giá trị cây cao su trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum cần ban hành các chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ đầu tư hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng các vùng sản xuất cao su; Từng bước tạo lập và duy trì các mối liên kết bền vững trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

- Bài báo khoa học “Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum” của Thái Thanh Hà, 2009 [55].

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở khảo sát tại tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên dưới hình thức điều tra phỏng vấn 122 hộ gia đình sản xuất cao su. Ba bước


phân tích số liệu thu thập được thực hiện trong nghiên cứu. Trước tiên, dựa trên phương pháp bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) tính toán các chỉ số về hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật. Sau đó, các yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật được phân tích hồi quy Tobit. Kết quả cho thấy những hộ gia đình sản xuất cao su có quy mô nhỏ có hiệu quả sản xuất thấp hơn các hộ có quy mô lớn. Điều này cho thấy chính sách tích tụ đất đai của nhà nước là phù hợp và cần thiết đối với ngành cao su.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Luận văn Thạc sĩ “Phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng trị”

của Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế [35].

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 5

Tác giả đánh giá năng suất bình quân của tỉnh Quảng Trị thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước. Một phần là do những thiệt hại do thiên tai, phần khác là do kỹ thuật canh tác, cách chăm sóc cũng như các điều kiện về tự nhiên khác biệt giữa tỉnh Quảng Trị so với cả nước trong việc trồng cây cao su. So với các địa phương khác như Bình Dương, Bình Phước thì hiệu quả sản xuất cao su của Tỉnh còn thấp.

Từ thực trạng phát triển sản xuất sản xuất cao su trên địa bàn, tác giả đã nghiên cứu và nhận thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất cao su: Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước; Công tác quy hoạch sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su; Yếu tố thị trường; Yếu tố tự nhiên; Yếu tố nguồn lực.

Về giải pháp phát triển sản xuất cao su: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất 04 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản suất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện chính sách phát triển cây cao su; Tăng cường các nguồn lực phát triển sản xuất cao su; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng; Mở rộng thị trường tiêu thụ.

- - Báo cáo “Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững”. Hiệp hội Cao su Việt Nam (Trần Thị Thúy Hoa), Forest Trends (Tô Xuân Phúc), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm), 2018 [53].

Báo cáo cho thấy với kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân đạt trên 6 tỷ USD, ổn định việc làm cho khoảng 500.000 lao động với 264.000 hộ, khẳng


định ngành cao su là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu trên 80% sản lượng cao su, trong đó thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc với trên 65% tổng lượng. Trong khâu chế biến sâu, đóng vai trò chủ đạo là DN nước ngoài và các DN tư nhân. DN nhà nước tham gia chế biến sâu chưa nhiều. Tái cấu trúc mô hình sản xuất theo hướng tăng hiệu quả sử dụng vốn và lao động, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và giá trị gia tăng là yêu cầu được đặt ra với các DN nhà nước và ngành cao su (Trân Thị Thúy Hoa vàcộng sự2018) [53].

(2) Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam

- Luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020” Huỳnh Văn Sáu, 2008 [26].

Tác giả đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DN cao su bao gồm 12 nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành cao su đó là: Độ mở của nền kinh tế; vai trò của chính phủ; tài chính,vốn, tài sản DN; cơ sở hạ tầng; trình độ kỹ thuật-công nghệ; lao động giản đơn và lao động cao cấp; điều kiện đất đai; chất lượng sản phẩm; nhu cầu sản phẩm trên thị trường; khả năng đổi mới sản phẩm; khả năng cạnh tranh marketing. Đáng chú ý là tác giả đã dùng phương pháp hồi qui đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa 12 nhân tố trên với năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy 12 nội dung của các nhân tố đều có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong đó nhân tố chất lượng sản phẩm, khả năng đổi mới sản phẩm là 2 nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất, kế đó là trình độ lao động và vai trò của chính phủ.

- Bài báo khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam” của Đoàn Hoài Đức, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2019 [15]

Tác giả bài báo đánh giá: ngành cao su Việt Nam có điểm mạnh là từ lâu trong nước đã hình thành các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ do có điều kiện khí hậu, đất đai, phù hợp cho phát triển ngành cao su tự nhiên. Đây là những vùng phát triển cao su tập trung theo chủ trương của Chính phủ với nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển theo


quy hoạch. Tuy nhiên xuất khẩu cao su chủ yếu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp, rủi ro cạnh tranh cao. Một thách thức lớn với ngành cao su Việt Nam là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu giữa các nước xuất khẩu cao su. Do đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, xây dựng thương hiệu, đầu tư, phát triển chế biến sản phẩm, quản lý chất lượng, phát triển thị trường và thuế là những giải pháp cần thiết để nâng tầm thương hiệu cao su Việt Nam, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

(3) Nghiên cứu về phát triển thị trường sản phẩm cao su Việt Nam.

- Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng” của Nguyễn Thanh Danh, 2015 [31].

Tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu bao gồm 2 nhóm yếu tố: Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và các yếu tố thuộc môi trường bên trong. Các yếu tố như: môi trường tự nhiên; kinh tế; chính trị, pháp luật; văn hóa – xã hội; công nghệ; kinh doanh quốc tế; đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế, nhà cung cấp; khách hàng là các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài.

Bộ máy quản lý, điều hành DN; công tác hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing; công tác quản trị nguồn nhân lực; công tác quản trị tài chính của DN; công tác tổ chức kinh doanh; công tác quản trị chất lượng, kiểm soát chi phí là những yếu tố thuộc môi trường bên trong. Các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong đều có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của DN.

- Luận án Tiến sỹ: "Một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu Tổng Công ty Cao su Việt Nam" của Nguyễn Hồng Phú, 2001 [30].

Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu cao su tại Tổng công ty cao su Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng công tác xuất nhập khâu trong thời gian qua với những vấn đề tồn đọng được phát hiện. Tổng quan về thị trường cao su thế giới cũng được trình bày trong luận án. Tuy nhiên phân tích trong luận án chưa toàn diện và các giải pháp có tính chất hẹp, chỉ áp dụng trong


phạm vi Tổng công ty cao su Việt Nam và chủ yếu là xuất khẩu cao su. Những vấn đề ở góc độ ngành cao su tác giả chưa đề cập đến.

- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Thị trường cao su Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của Phạm Xuân Lan, 2001 [40].

Tác giả đã đánh giá, mặc dù ngành cao su Việt Nam có những mặt mạnh như: có Tổng công ty cao su Việt Nam (VRG hiện nay) là DN nhà nước đứng đầu trong ngành cao su; có vị trí gần với thị trường Trung Quốc, một thị trường đầy tiềm năng trong hiện tại cũng như trong tương lai và là một ngành có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng vì vậy được chính phủ quan tâm và tạo điều kiện về nhiều mặt; nhưng ngành cao su Việt Nam có những mặt yếu cần khắc phục đó là: Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế không phù hợp cơ cấu nhu cầu chung của thị trường thế giới; công tác quản lý chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu chưa được quan tâm ở cấp vĩ mô; giá thành sản phẩm cao su xuất khẩu còn khá cao; các chính sách về thị trường còn mang tính chất tình thế và chưa triển khai có hiệu quả; buôn bán tiểu ngạch còn chiếm tỷ trọng lớn; Chính phủ chưa xác lập được một hệ thống biện pháp quản lý vĩ mô có tính đồng bộ nhằm tạo ra một thị trường ổn định, vững chắc và có tính lâu dài cho ngành cao su nước ta.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên tác giả đề xuất các giải pháp cần thực hiện, bao gồm: Thúc đẩy ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển; tích cực đàm phán với chính phủ các nước tạo điều kiện thuận lợi cho cao su Việt Nam xâm nhập vào các thị trường mục tiêu đã chọn; tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổng công ty cao su; thiết lập quỹ bình ổn giá cho ngành cao su; thiết lập chính sách thuế xuất, nhập khẩu cao su phù hợp nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cao su theo chiến lược đã lựa chọn; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu.

(4) Nghiên cứu về phát triển sản phẩm gỗ cao su Việt Nam

- Báo cáo nghiên cứu “Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam” của Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014 [14]. Thân thiện với môi trường được xem là đặc điểm của đồ gỗ cao su do đó sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. Với chương trình tái canh vườn cao su có diện tích tăng dần và ổn định ở mức 30.000 ha


đến 40.000 ha hàng năm trên tổng diện tích trồng 1 triệu ha định hình từ những năm 2030 trở đi, Việt Nam có khả năng có khoảng 6 triệu m3 gỗ cao su/năm. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất và các sản phẩm khác như ván ép MDF, viên gỗ nén…. để xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong thị trường nội địa. Tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu gỗ cao su như hợp đồng mua bán, hóa đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và truy xuất nguồn gốc là những vấn đề cần xử lý, đặc biệt đối với trường hợp các hộ tiểu điền trồng cao su trên các diện tích đất rừng.

- Báo cáo nghiên cứu “Một số rủi ro chính của ngành chế biến xuất khẩu gỗ trong bối cảnh hội nhập – Thực trạng và giải pháp” của Tô Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung, 2016 [51]. Nhận định các rủi ro trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ đối với các thành phần, các DN trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề trọng tậm mà Báo cáo này tập trung thể hiện.

Các chính sách trong nước và quốc tế liên quan tới hoạt động sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu cũng như các rủi ro tiềm ẩn có liên quan tới các khâu của chuỗi cung ứng trong bối cảnh thực thi các chính sách cũng được trình bày trong Báo cáo. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị về chính sách để giảm thiểu các rủi ro trong chế biến xuất khẩu gỗ.

2.3. NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.1. Những đóng góp về mặt lý luận

Các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về CNH, HĐH và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xung quanh khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các tác giả đã khẳng định vai trò, tính tất yếu khách quan của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH rất đa dạng, bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng, phản ánh và đóng góp nhiều mặt về thể chế, quy hoạch, sự liên kết, vấn đề thị trường, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực v.v… đại đa số đều thống nhất rằng phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH, nông


nghiệp là đầu vào của công nghiệp và công nghiệp là đầu ra của nông nghiệp, có quan hệ hỗ tương lẫn nhau để phát triển.

Để đẩy nhanh quá trình HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn, một số giải pháp được đề xuất như: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; Hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn thông qua phát triển các mô hình liên kết giữa hộ nông dân và DN, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam thông qua đẩy mạnh nghiên cứu việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất; Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm giao thông thông suốt là vấn đề cần được tập trung thực hiện trước; Thực hiện chính sách ưu đãi bằng nhiều nguồn vốn cho DN tham gia mô hình liên kết DN - nông dân là cách thức hỗ trợ tài chính cho sản xuất nông nghiệp; Có chế độ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ, thu hút các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ cao làm việc trong ngành nông nghiệp; Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các công trình nghiên cứu về ngành cao su cho thấy tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh của cây cao su. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước đề cập đến các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su và hỗ trợ nông hộ cao su trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng đến phát triển bền vững. Những nghiên cứu về ngành cao su của các nước, dù ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng vẫn thấy một điểm chung là việc phát triển cao su gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, ổn định thu nhập người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế … làm tiền đề cho CNH, HĐH và hướng đến phát triển bền vững. Điều này cũng khẳng định rằng, ngành cao su có một vai trò quan trọng trọng quá trình xây dựng nông thôn mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các nghiên cứu này dù có một vài nghiên cứu đã thực hiện khá lâu nhưng vẫn còn tính thời sự và hữu ích cho việc nghiên cứu về ngành cao su của Việt Nam.


2.3.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn

Trên cơ sở những đóng góp về mặt lý luận trong các nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cho thấy các nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn như:

(i) Khẳng định và chứng minh tính đúng đắn về chủ trương phát triển sản xuất cao su để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Những nghiên cứu, số liệu cập nhập của các tác giả phản ánh thực tế những vấn đề kinh tế đang diễn ra đối với ngành cao su trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của các địa phương, vùng kinh tế của Việt Nam.

(ii) Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu, hạn chế của việc phát triển sản xuất cao su; phát triển nông nghiệp, nông thôn và quá trình thực hiện CNH, HĐH ở nước ta thời gian qua, các nghiên cứu đã có những đề xuất, kiến nghị và các giải pháp đóng góp tích cực đối với lĩnh vực cao su, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hướng đến phát triển bền vững ngành cao su.

2.3.3. Những khoảng trống trong nghiên cứu về lý luận và thực tiễn

Những công trình nêu trên thực sự là nguồn tài liệu ban đầu vô cùng quí giá, giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy có những khoảng trống lý luận và thực tiễn mà các đề tài nghiên cứu trước đó chưa đề cập hoặc có đề cập nhưng chưa rò như sau:

- Về mặt lý luận, Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về ngành cao su ở nhiều giác độ như về sản xuất cao su, giống cao su, thị trường tiêu thụ, năng lực cạnh tranh …, nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu ngành cao su trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển ngành; lý luận về chuỗi sản xuất ngành cao su; nghiên cứu sự phát triển ngành cao su không chỉ trong khẩu sản xuất cao su mà còn trong các khâu khác trong chuỗi cung ứng cao su như: xuất khẩu cao su, chế biến cao su công nghiệp, thu hoạch và chế biến gỗ cao su; nghiên cứu về sự phát triển ngành cao su gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Về thực tiễn, cho đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành cao su, tuy nhiên, hầu hết các đề tài chưa phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí