BÀI HỌC SỐ 06
Ngày soạn: Tiết theo PPCT:
Bài 12: ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN. ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ
I. MỤC TIÊU (Bước C1: Xác định mục tiêu)
I.1. Kiến thức
+ Nêu được công của nguồn điện là công của lực lạ bên trong nguồn điện và bằng công của dòng điện trong toàn mạch
+ Viết được công thức tính công của nguồn điện
+ Nêu được định nghĩa công suất của nguồn điện và viết được công thức tính
+ Nêu được định nghĩa máy thu điện và ý nghĩa của suất phản điện của máy thu
+ Hiểu được sự chuyển hóa năng lượng bên trong nguồn điện và mạch ngoài
I.2. Kỹ năng
+ Vận dụng được các công thức tính công, công suất của dòng điện, nguồn điện, của máy thu điện
+ Đổi được W.h ra J (1 W.h = 3,6.106 J)
+ Xử lí được thông tin của mục 1.Công và công suất của dòng điện chạy trong một đoạn mạch” mức độ 3, và làm việc với bảng biểu mức độ 2
I.3. Thái độ
Bước đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bước C2: Phân tích nội dung và yêu cầu của bài học)
Bài 12 Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Lenxơ” là bài học thứ ba của chương Dòng điện hông đổi”. Bài này được quy định giảng dạy trong thời gian một tiết học với nội dung bài học được trình bày thành bốn mục theo thứ tự: Công và công suất của dòng điện chạy trong một đoạn mạch, Công và công suất của nguồn điện, Công và công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện, Đo công suất và điện năng tiêu thụ. Nội dung bài học được trình bày chủ yếu bằng ênh chữ, và được hỗ trợ bởi 04 ảnh chụp, 02 bảng biểu, 02 hình vẽ, 04 câu hỏi dẫn dắt
Ci, 04 câu hỏi và 05 bài tập củng cố sau bài học. Ngoài ra còn có mục Em có biết?” có chứa 01 bảng số liệu.
Hầu hết các khái niệm, kiến thức trong bài này HS đã được học ở cấp THCS, lớp 10 THPT và các bài trước của chương trình Vật lí 11 nâng cao. Trong đó, toàn bộ nội dung mục thứ nhất HS đã được học ở THCS một cách đầy đủ, không có gì mới lạ. Do đó, đây là thuận lợi để HS tự làm việc với SGK để tiếp thu nội dung kiến thức mục này. Ở mục thứ hai, sau khi GV dẫn dắt để HS hiểu được sự chyển hóa năng lượng và công cả lực lạ bên trong nguồn điện, HS có thể tự lĩnh hội kiến thức mục này qua làm việc với SGK. Mục thứ ba đề cập đến khái niệm tương đối mới mẽ là máy thu điện. Do đó, GV cần làm rõ và giúp HS phân biệt được máy thu điện và nguồn điện (máy phát điện), đồng thời dẫn dắt HS đưa ra các biểu thức về công, công suất của máy thu điện. Nói chung cả ba mục đầu của bài học xoay quanh việc tính công và công suất, các khái niệm và công thức tính này khá quen thuộc với HS. GV cần cho HS nhận ra và phân biệt công, công suất cần tính thuộc về dòng điện, máy phát hay máy thu.
Việc các tác giả SGK đưa ra các bảng 12.1, 12.2 ở bài học này nhằm cung cấp cho HS các thông tin về công suất tiêu thụ điện của một số nguồn điện, vật dụng quen thuộc và gần gũi với cuộc sống thường nhật của các em. Điều này giúp các em gắn kết kiến thức khoa học bộ môn với thực tế. Do đó, GV cũng nên tổ chức cho HS làm việc với các bảng này để các em có được các thông tin so sánh một cách lâu bền nhất.
III. BƯỚC C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK
Xử lí được thông tin của mục 1 từ kênh chữ mức độ 3, làm việc với bảng biểu mức độ 2
IV. CHUẨN BỊ (Bước C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)
IV.1. Chuẩn bị của thầy
+ Thời lượng, thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS: 08 phút, tại lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm
+ Xác định nhiệm vụ của HS: HS đọc các mục 1 và 2 để hoàn thành phiếu 6HT1 ở mức độ 3, và làm việc với các bảng 12.1, 12.2 để so sánh công suất của các nguồn điện, của các thiết bị tiêu thụ điện
+ Xây dựng phiếu học tập 6HT1, thiết bị trình chiếu phiếu 6HT1 của các nhóm và chiếu các bảng 12.1, 12.2
PHIẾU HỌC TẬP 6HT1
Bài 12:
Trường:………..………………lớp:……..nhóm:…… trưởng nhóm:………………… Đọc mục 1. Công và công suất của dòng điện”, tóm tắt nội dung chính và trả lời các câu hỏi dưới đây:
CH1: Khi đặt vào hai đầu một điện trở hay một vật tiêu thụ điện một hiệu điện thế, lực nào đã gây ra chuyển động có hướng của các điện tích tạo thành dòng điện?
CH2: Vì sao công của lực được chỉ ra ở CH1 thực hiện công cơ học?
CH3: Vì sao nói, công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch cũng là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ?
Phần tóm tắt:
IV.2. Chuẩn bị của trò
+ Ôn lại kiến thức công, công suất, dòng điện, nguồn điện, định luật Jun - Lenxơ đã học ở THCS và THPT
+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1(5 phút): Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Hoạt động của trò | |
+ Yêu cầu HS trình bày: định nghĩa nguồn điện, dòng điện, cho biết lực làm điện tích di chuyển bên ngoài, bên trong nguồn điện, viết các công thức tính công cơ học, công suất và biểu thức định luật Jun - Lenxơ + Yêu cầu HS cho biết sự chuyển hóa năng | + Trả lời các vấn đề GV yêu cầu và viết các biểu thức lên bảng + Phân tích sự chuyển hóa năng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Nội Dung Và Yêu Cầu Của Bài Học (Bước C2: Phân Tích Nội Dung Và Yêu Cầu Của Bài Học)
- Phân Tích Nội Dung Và Yêu Cầu Của Bài Học (Bước C2: Phân Tích Nội Dung Và Yêu Cầu Của Bài Học)
- Phân Tích Nội Dung Và Yêu Cầu Của Bài Học (Bước C2: Phân Tích Nội Dung Và Yêu Cầu Của Bài Học)
- Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 29
- Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 30
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
lượng và lấy ví dụ minh họa + Lắng nghe |
Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu về công và công suất của dòng điện chạy trong một đoạn mạch điện
Hoạt động của trò | |
+ Lập nhóm từ 4 - 6 HS + Phát phiếu 6HT1 + Yêu cầu HS làm việc với mục 1 SGK mức độ 3 Bước T1: Định hướng + Yêu cầu HS làm việc với SGK và hoàn thành theo phiếu 6HT1 + Không hướng dẫn, hông làm mẫu Bước T2: HS làm việc với SGK + Quan sát HS thực hiện, trợ giúp, ghi chép các nhận xét cần thiết Bước T3: Thảo luận + Yêu cầu HS nộp phiếu 6HT1 của các nhóm và chiếu lên bảng + Yêu cầu đại diện hai nhóm trình bày nội dung, các nhóm và cá nhân HS còn lại lắng nghe, cho ý iến thảo luận + Ghi chép các vấn đề cần thiết và nội dung trình bày cả HS Bước T4: Tổng kết + Nhận xét, chính xác hóa nội dung trình bày và phiếu học tập của HS + Tuyên dương, cho điểm, động viên + Cho HS ghi bảng nội dung mục 1 | + Lập nhóm theo yêu cầu + Nhận phiếu 6HT1 + Lắng nghe và thực hiện + Nhận nhiệm vụ học tập + Làm việc với SGK và hoàn thành phiếu 6HT1 + Nộp phiếu 6HT1 + Trình bày nội dung theo phiếu 6HT1, thảo luận + Lắng nghe và ghi nội dung |
Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu về công và công suất của nguồn điện
Hoạt động của trò | |
+ Yêu cầu HS cho biết, hi có dòng điện chạy trong mạch ín, những lực nào đã thực hiện công làm dịch chuyển có hướng các điện tích tạo thành dòng điện, tính công các lực đó + Yêu cầu HS làm việc với mục 2 SGK + Lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4 HS Bước T1: Định hướng + Yêu cầu HS đọc mục 2 và tính công của các lực đã thực hiện công làm dịch chuyển có hướng các điện tích tạo thành dòng điện trong mạch ín + Không hướng dẫn, hông làm mẫu Bước T2: HS làm việc với SGK + Quan sát, hỗ trợ những HS còn yếu, ghi chép những điều cần thiết Bước T3: Thảo luận + Yêu cầu ba HS viết lên bảng ết quả tính toán của mình, các HS hác theo dõi, đối chiếu + Yêu cầu HS cho ý iến, chỉnh sửa + Ghi lại các vấn đề cần thiết Bước T4: Tổng kết + Nhận xét, chính xác hóa ết quả làm việc của HS, hẳng định công của lực lạ chính là công của nguồn điện + Cho HS ghi nội dung mục 2 + Chuyển mục | + Trả lời các vấn đề GV yêu cầu + Lập nhóm + Nhận nhiệm vụ học tập + Làm việc với SGK và hoàn thành nhiệm vụ + Viết lên bảng ết quả làm việc của nhóm mình + Góp ý, chỉnh sửa + Lắng nghe, ghi nội dung |
Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu về công và công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện
Hoạt động của trò | |
+ Thông báo và phân biệt cho HS hai loại dụng cụ tiêu thụ điện và cho HS lấy ví dụ + Yêu cầu HS cho biết, năng lượng điện mà mỗi loại dụng cụ tiêu thụ điện nhận được được sử dụng vào những biểu hiện gì + Yêu cầu HS tính công và công suất tỏa nhiệt của dụng cụ tỏa nhiệt + Dẫn dắt để HS hiểu về suất phản điện của máy thu điện và yêu cầu HS tính điện năng và công suất tiêu thụ điện của máy thu + Nhận xét, chính xác hóa ết quả tính toán của HS, giúp HS phân biệt công suất toàn phần và công suất có ích của máy thu điện + Yêu cầu HS viết biểu thức tính hiệu suất của máy thu điện + Yêu cầu HS làm việc với các bảng 12.1, 12.2 Bước T1: Định hướng + Giao nhiệm vụ: Dựa vào các bảng 12.1, 12.2 hãy so sánh: công suất của bộ acquy ô tô hi hởi động và pin của đồng hồ điện tử, công suất của bình đun nước với đèn dây tóc + Hướng dẫn HS làm việc với bảng biểu mức độ 2 Bước T2: HS làm việc với SGK | + Lắng nghe và cho ví dụ + Trình bày câu trả lời + Viết công thức tính công và công suất tỏa nhiệt của dụng cụ tỏa nhiệt + Lắng nghe, đặt câu hỏi nếu cần và tính điện năng và công suất tiêu thụ điện của máy thu + Lắng nghe và ghi chép + Viết công thức theo yêu cầu của GV + Nhận nhiệm vụ + Lắng nghe |
+ Làm việc với SGK và hoàn thành nhiệm vụ + Viết ết quả lập tỉ số của mình + Góp ý iến, chỉnh sửa + Lắng nghe và ghi chép nếu cần + Lắng nghe, đặt câu hỏi nếu có |
Hoạt động 5 (11 phút): Củng cố bài học
Hoạt động của trò | |
+ Yêu cầu 02 HS lên bảng lập bảng tóm tắt các công thức tính công, công suất của dòng điện, nguồn điện, máy thu điện và hiệu suất của máy thu điện, viết công thức định nghĩa hiệu điện thế, suất điện động và suất phản điện + Yêu cầu HS giải các bài tập 4 và 5 trang 63 SGK + Yêu cầu HS nhận xét các bảng và bài giải, góp ý, chỉnh sửa + Nhận xét và chính xác hóa các bảng và bài giải của HS | + Lên bảng và thực hiện theo yêu cầu của GV + Giải các bài tập 4 và 5 trang 63 SGK lên bảng + Nhận xét, góp ý, chỉnh sửa + Lắng nghe, ghi chép |
VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ
VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)
Về nhà các em thực hiện các công việc sau:
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập còn lại sau bài học,
- Tóm tắt các công thức đã học trong bài theo ý của riêng mình,
- Đọc mục Em có biết?” cuối bài học,
- Ôn lại nội dung định luật bảo toàn năng lượng.
VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung