Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh cuối cấp Tiểu học thông qua dạy học giải toán có lời văn - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Những biểu hiện năng lực thành phần của NLGT toán học 34

Bảng 1.2. So sánh nội dung các bài toán có lời văn trong chương trình lớp 4,5 giữa chương trình hiện hành và chương trình GDPT mới 47

Bảng 1.3. Biểu hiện cụ thể năng lực thành phần của GTTH trong dạy học giải toán có lời văn 58

Bảng 1.4. Mô tả các biểu hiện năng lực thành phần của GTTH trong ví dụ 63

Bảng 1.5. Nhận thức của GV, CBQL về khái niệm giao tiếp 67

Bảng 1.6. Nhận thức của CBQL, GV về khái niệm NLGT 68

Bảng 1.7. Nhận thức của CBQL, GV về khái niệm NLGT toán học 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Bảng 1.8. Nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của việc phát triển NLGT toán học cho học sinh cuối cấp tiểu học 70

Bảng 1.9. Nhận thức về mức độ cần thiết của việc phát triển các kĩ năng GTTH cho HS cuối cấp tiểu học (mẫu khảo sát là 172 GV cho rằng cần thiết phải phát triển NLGT toán học cho HS cuối cấp tiểu học) 71

Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh cuối cấp Tiểu học thông qua dạy học giải toán có lời văn - 2

Bảng 1.10. Các biện pháp sư phạm đề xuất để phát triển NLGT toán học cho HS cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán có lời văn 75

Bảng 1.11. Thực trạng phát triển NLGT toán học cho HS trong dạy học giải toán có lời văn 76

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra lớp TN và ĐC giai đoạn 1 133

Bảng 3.2. Kết quả thu được của lớp TN và ĐC giai đoạn 1 133

Bảng 3.3. Kết quả xử lý số liệu thống kê lớp TN và ĐC giai đoạn 1 134

Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra lớp 4 TN và ĐC giai đoạn 2 138

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra lớp 5 TN và ĐC ở giai đoạn 2 140

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra TN và lớp ĐC giai đoạn 2 143

Bảng 3.7. Kết quả xử lý số liệu thống kê lớp TN và ĐC 143

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra thực nghiệm lớp 5B (TN) và lớp 5D (ĐC) ... 144 Bảng 3.9. Kết quả xử lý số liệu thống kê lớp 5B (TN) và 5D (ĐC) 145


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Môi trường thuận lợi để phát triển NLGT toán học cho HS cuối cấp tiểu học trong dạy học các nội dung môn toán 72

Biểu đồ 1.2. Mức độ thường xuyên chú ý phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn 73

Biểu đồ 1.3. Khó khăn GV gặp phải trong quá trình dạy học giải toán có

lời văn đối với HS cuối cấp tiểu học 74

Biểu đồ 1.4. Khó khăn GV gặp phải trong quá trình dạy học giải toán có

lời văn đối với HS cuối cấp tiểu học 75

Biểu đồ 1.5. Đánh giá của CBQL, GV và tự đánh giá của HS về NLGT toán học 78

Biểu đồ 1.6. Mức độ thường xuyên tham gia thảo luận, tranh luận có nội dung toán học của HS 79

Biểu đồ 1.7. Mức độ thường xuyên tự lập những đề toán mới từ các dữ kiện cho trước hoặc tương tự bài toán đã giải 80

Biểu đồ 3.1. Kết quả bài kiểm tra lớp TN và ĐC giai đoạn 1 133

Biểu đồ 3.2. Kết quả bài kiểm tra lớp 4 TN và ĐC giai đoạn 2 138

Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra lớp 5 TN và ĐC ở giai đoạn 2 141

MỞ ĐẦU

1. L do chọn đề tài

1.1. Tiểu học là cấp học nền móng của hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn. Bởi vậy, việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh (HS) nhằm giúp các em chiếm lĩnh được tri thức đồng thời biết cách thể hiện những tri thức đó trong các hoạt động giao tiếp có vai trò rất quan trọng. Nhận thức của HS và năng lực giao tiếp toán học (GTTH) có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Nhờ có tri thức trong học tập mà các em có được vốn giao tiếp, có cơ sở và tự tin trong quá trình giao tiếp. Ngược lại, nhờ có quá trình giao tiếp mà việc lĩnh hội, củng cố tri thức được hình thành nhanh chóng và có chất lượng cao. Sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng mà HS đã chiếm lĩnh được với việc trình bày, diễn đạt những kiến thức đó trong hoạt động giao tiếp toán học là một đặc điểm nổi bật của môn toán ở tiểu học. Mức độ hình thành của các kĩ năng học tập sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của HS ở các cấp học tiếp theo. Có thể nói, nhiệm vụ chủ yếu của cấp tiểu học là hình thành các kĩ năng học tập cho học sinh, trong đó có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán là những kĩ năng cơ bản nhất. Nói cách khác, giáo dục tiểu học phải coi trọng việc hình thành và phát triển các kĩ năng. Dạy học ở tiểu học ngoài việc tổ chức cho mỗi HS tích cực, tự giác học tập nhằm chiếm lĩnh nội dung tri thức và và chiếm lĩnh cách học còn cần chú trọng đến việc phát triển cho các em năng lực biểu hiện được những tri thức mà mình đã có. Cách học ở cấp học này vừa là mục tiêu của từng giờ lên lớp, vừa là công cụ để HS chiếm lĩnh tri thức.

1.2. Trong chương trình học tiểu học, môn Toán có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại


lượng cơ bản, giải toán có lời văn có ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.

Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, bằng các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo.

1.3. Toán học rất đa dạng, phong phú, có nhiều loại bài toán ở nhiều dạng khác nhau. Trong đó các bài toán có lời văn luôn giữ một vị trí quan trọng, bởi nó bộc lộ mối quan hệ qua lại với các môn học khác cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Các bài toán có lời văn xuất hiện ở các khâu của quá trình dạy học ở tiểu học, từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính toán đến khâu hình thành trực tiếp các phép tính, vận dụng tổng hợp các tri thức và kỹ năng của số học, đại số, hình học…

Thông qua những bài toán có lời văn sẽ thể hiện rò nhất mức độ nắm vững tri thức và khả năng vận dụng tri thức, trình độ trí tuệ và mức phát triển ngôn ngữ, năng lực giao tiếp (NLGT) của HS. Hơn nữa, hoạt động giải toán còn góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của HS tiểu học, giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán. Đồng thời những phẩm chất, năng lực như NLGT, tính tích cực nhận thức, sự sáng tạo,... Đều có thể được hình thành và phát triển trong quá trình giải toán của HS.

1.4. Trong quá trình học toán, HS có nhu cầu giao tiếp với bạn học và thầy cô giáo để hiểu rò những vấn đề gặp phải và chia sẻ cách giải toán của mình. HS Việt Nam có thể thành thạo các thuật toán và quy tắc giải toán, nhưng không thành công trong việc giải quyết các vấn đề không quen thuộc mà các em chưa có cách giải trước đó. Một phần cũng do cách dạy học toán nặng về rèn luyện các kỹ năng và quy trình giải toán một số lớp bài toán cụ


thể quen thuộc ở phổ thông mà không chú trọng đến khám phá kiến thức mới. Việc giao tiếp toán học tạo ra các tương tác tích cực để hỗ trợ HS nắm bắt một cách chắc chắn các kiến thức toán học cơ bản đã được nhiều nước phát triển quan tâm nghiên cứu. Đối với những bài toán có lời văn, HS thường gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn từ trong bài toán, có em không hiểu nội dung bài toán nên không biết bắt đầu từ đâu để giải bài toán đó. Có em lại hiểu bài toán nhưng không biết diễn đạt như thế nào, không biết dùng từ ngữ nào để biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán, không biết trình bày bài giải như thế nào. Để giải quyết những vấn đề trên, GV cần giúp HS nắm được các biểu diễn toán học tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh. Cụ thể, đó là cách sử dụng các kí hiệu toán học, các thuật ngữ toán học, các quy tắc, cách giải quyết vấn đề, cách lập luận, trình bày bài giải,… Đó chính là những vấn đề thuộc về giao tiếp toán học.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh cuối cấp Tiểu học thông qua dạy học giải toán có lời văn”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về năng lực giao tiếp toán học và thực tiễn năng lực giao tiếp toán học Toán học của học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học để đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học trong dạy học giải toán có lời văn cho HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán 4, Toán 5.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sư phạm góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh cuối cấp tiểu học (lớp 4,5) trong dạy học giải toán có lời văn.

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phát triển NLGT toán học cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong dạy học giải toán có lời văn.


4. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tiễn để thực hiện các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho HS cuối cấp tiểu học (lớp 4,5) trong dạy học giải toán có lời văn.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và tổ chức thành công một số biện pháp sư phạm thì có thể phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 4, lớp 5.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu về ý nghĩa của GTTH và việc phát triển năng lực GTTH của HS trong dạy học Toán trường phổ thông qua một số công trình của một số tác giả ngoài nước, trong nước có liên quan mật thiết đến đề tài Luận án. Đồng thời nghiên cứu một số vấn đề lý luận về GTTH và dạy học giải toán có lời văn.

3.2. Nghiên cứu thực trạng GTTH trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 và lớp 5 trường tiểu học.

3.3. Đề xuất một số biện pháp sư phạm để phát triển năng lực GTTH cho HS trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4, lớp 5 trường tiểu học.

3.4. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng để lựa chọn, thu thập, phân tích các vấn đề lí luận có liên quan đến việc dạy học phát triển NLGT toán học cho HS cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán có lời văn. Phương pháp nghiên cứu lí luận được dùng để tổng kết


từng bộ phận, từng vấn đề được phân tích, đánh giá, phát hiện ra những nét độc đáo và những điểm chung trong quá trình dạy học phát triển NLGT toán học cho HS một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Từ đó, luận án vận dụng vào việc xây dựng các biện pháp để phát triển NLGT toán học cho HS cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán có lời văn.

7.2. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến các chuyên gia là những nhà khoa học thuộc chuyên ngành lý luận và PPDH môn toán bao gồm các nhà nghiên cứu và các giảng viên toán đang làm việc tại các viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước, đặc biệt là các GV đang trực tiếp giảng dạy môn toán ở các trường tiểu học bằng cách phỏng vấn, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu xin ý kiến.

7.3. Phương pháp điều tra, quan sát

- Sử dụng các hình thức phỏng vấn và điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát sư phạm nhằm khảo sát thực trạng, từ đó đánh giá về NLGT toán học của HS cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán có lời văn ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn.

- Quan sát các giờ TNSP có áp dụng các biện pháp đã xây dựng vào dạy học để thu thập các thông tin định tính và định lượng về những biểu hiện GTTH của HS lớp 4, lớp 5 trong dạy học giải toán có lời văn. Các thông tin thu thập được sẽ là cơ sở để chứng minh giả thuyết khoa học.

7.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case - study)

Lựa chọn trong mỗi lớp thực nghiệm 2-3 HS đại diện cho các lớp và theo dòi những biểu hiện của sự phát triển NLGT toán học của các em trong quá trình TNSP, phỏng vấn, trao đổi và liên tục điều chỉnh các tác động SP đến các đối tượng được lựa chọn để thấy rò hơn sự ảnh hưởng của các biện pháp SP đến việc phát triển NLGT toán học của các em.


7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất, đặc biệt là sự phát triển về NLGT toán học của HS cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán có lời văn, chúng tôi sẽ tổ chức triển khai các tình huống dạy học vào thực tiễn nhằm điều chỉnh, đánh giá coi như là những tác động quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm (TN) sẽ được phân tích về các biểu hiện của NLGT toán học của HS, về các hoạt động dạy học giải toán có lời văn, về sự hợp lý hay còn cần điều chỉnh của các BPSP, từ đó đưa ra những kết luận sư phạm về việc xây dựng, sử dụng các BPSP trong dạy học giải toán có lời văn nhằm mục đích phát triển NLGT toán học cho HS cuối cấp tiểu học.

7.6. Phương pháp thống kê toán học

Thiết kế bài kiểm tra sau quá trình TNSP đối với HS các lớp TN và ĐC. Chấm điểm và dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả bài kiểm tra của HS lớp TN và lớp ĐC để rút ra kết luận về việc nâng cao kết quả học tập của HS lớp TN sau khi được học tập có áp dụng các BPSP đã thiết kế.

8. Đóng góp mới của luận án

- Về lý luận: Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đã phân tích, làm sáng tỏ các khái niệm về NLGT, NLGT toán học, các mức độ đánh giá NLGT toán học của HS cuối cấp tiểu học và cụ thể hóa các biểu hiện của NLGT toán học của HS trong dạy học giải toán có lời văn, đồng thời đánh giá những biểu hiện đó theo năm mức độ.

- Về thực tiễn: Chúng tôi đã tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển NLGT toán học của HS cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán có lời văn ở các trường tiểu học trên địa bàn Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn. Trên cơ sở lí luận và thực trạng khảo sát, chúng tôi đã xây dựng được 04 biện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022