CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BẰNG CẢ - HOÀNH BỒ. [40,2]
Huyện Hoành Bồ có vị trí độc đáo tiếp giáp với 3 thành phố của tỉnh. Hoành Bồ có toạ độ địa lý: Kinh độ: Từ 106050’ đến 107015’ kinh độ đông. Vĩ độ: Từ 20054’47’’ đến 21015’ vĩ độ bắc.
Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và Sơn Động (Bắc Giang), phía Nam là vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long, phía đông giáp thành phố Cẩm phả, phía Tây giáp thành phố Uông Bí.
Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển.
Cũng như các huyện thị khác của tỉnh, Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, là một huyện miền núi địa hình phức tạp, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc vùng khí hậu Đông Bắc đã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Khái Niệm Về Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Theo Hướng Phát Triển Bền Vững: [15,45]
- Điều Kiện Có Thị Trường Khách Trong Nước Và Quốc Tế Đến Thăm Quan Du Lịch, Nghiên Cứu, Tương Sẽ Thu Hút Được Nhiều Khách.
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Góp Phần Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Xã Bằng Cả.
- Nhà Sàn Ở Khu Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Dao Thanh Y (Xã Bằng Cả, Huyện Hoành Bồ)
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Hoành Bồ có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xưa có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có trầm hương, ba kích.
Về dân cư, Hoành Bồ có dân số (1-4-2009) là 46.288 người, gồm nhiều dân tộc (Kinh 71%, Dao 18,8%, Sán Dìu 5,4%, Tày 3,3%, Hoa 1,2%).
Hoành Bồ có nhiều các di tích lịch sử văn hóa như:
Danh thắng Núi Mằn ở thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ ngày nay có tên gọi cũ trong lịch sử là núi Bân, xã Xích Thổ, tổng Yên Mỹ, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên. Núi nằm giữa hai nhánh suối là suối Đá Trắng (Bạch Thạch Khe) và suối Lưỡng Kỳ (Khe Bân) đổ ra sông Đá Trắng tạo nên cảnh quan rất đẹp, sơn thủy
hữu tình, hệ động thực vật phong phú. Đây cũng là núi đá có hình dáng đẹp nhất, duy nhất còn nguyên vẹn trên khu vực Vịnh Cửa Lục, vùng đệm của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới.
Di tích lịch sử văn hóa mái đá Đồng Đặng và hang Hà Lùng xã Sơn Dương, Mái Đá hang Dơi xã Thống Nhất đã phát hiện những di chỉ thuộc kỳ đồ đá mới, trước Văn hoá Hạ Long, trên dưới một vạn năm trước. ở xã Thống Nhất có di chỉ một bến thuyền cổ nay vẫn mang tên bến Gạo Rang (tương truyền là nơi cấp gạo rang làm lương khô cho các đoàn thuyền chiến thời Lý Thường Kiệt đi đánh quân Tống, Trần Khánh Dư đi đánh quân Nguyên Mông).
Ngoài ra, huyện Hoành Bồ còn có các di tích lịch sử văn hóa và các di tích lịch sử cách mạng như: Di tích văn hóa nghệ thuật chùa Yên Mỹ, xã Lê Lợi; đền thờ Lê Thái Tổ, xã Lê Lợi; khu căn cứ cách mạng Sơn Dương, xã Sơn Dương và khu căn cứ kháng chiến chống Pháp Bằng Cả, xã Bằng Cả...
Xã Bằng Cả là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh cách Trung tâm huyện khoảng 20 km, xã có vị trí thuận lợi, giáp đường Quốc Lộ 279, có đường nhựa chạy dọc qua xã. Vị trí tiếp giáp như sau :
Phía Đông giáp xã Quảng La - Huyện Hoành Bồ
Phía Tây giáp phường Vàng Danh, Thành phố Uông Bí
Phía Nam giáp phường Minh Thành, Thị xã Quảng Yên và Phường Nam Khê, Thành Phố Uông Bí
Phía Bắc giáp xã Tân Dân – huyện Hoành Bồ. Xã có diện tích 32,32 km², dân số năm 2009 là 1828 người, mật độ đạt 56 người/km². Dân tộc sinh sống ở xã bao gồm: Kinh, Dao Thanh Y, Tày, Sán Dìu, Hoa. Trong đó dân tộc Dao Thanh Y chiếm đã số (97%). Trong thời gian qua, cùng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân địa phương xã đã khai thác và phát huy những lợi thế về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ du lịch văn hoá dân tộc. Do đó, kinh tế của địa phương đã có những bước phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ vị trí các thôn trong xã Bằng Cả
2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.
2.2.1 Điều kiện về tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng
2.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm địa hình.[40]
Xã có địa hình khá đa dạng, bao quanh là đồi núi, giữa là thung lũng tương đối bằng phẳng và là nơi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình chia cắt từ 1,2- 1,8 km, quá trình phong hóa diễn ra khá mạnh, xói mòn lớn nên tầng đất có độ dày từ mỏng đến trung bình. Địa hình khu vực đồi núi dốc thích hợp với trồng rừng lấy gỗ.
Do cấu trúc địa hình, địa chất công trình và nằm trên các lớp đá vôi bị nước phân huỷ đã tạo cho Bằng Cả một cảnh quan đồi núi trùng điệp với các động,thực vật vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối...
Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Bằng Cả, một vùng đồi núi và cảnh quan thơ mộng cho phép phát triển du lịch cộng đồng.
* Khí hậu.[40]
Khí hậu Bằng Cả nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng nội khí hậu vùng Đông Bắc. Mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa. Mùa hè dài, nóng, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình: 23,600C, nhiệt độ trung bình cao nhất: 28,200C; nhiệt độ trung bình thấp nhất: 19,400C. Tổng số các giờ nắng các tháng trong năm 1.728,5 h. Số giờ nắng thấp nhấp trong năm tập trung vào tháng 1, số giờ nắng cao nhất trong năm tập trung vào tháng 8. Nhiệt độ cao nhất trong năm thường từ tháng 5-9 và nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 1-2.
Độ ẩm trong năm trung bình: 85,3%. Độ ẩm các tháng trong năm có trị số cao, thể hiện tình trạng ẩm ướt thường xuyên, phù hợp với khí hậu đảm bảo tính sinh thái bền vững.
Lượng mưa bình quân 1690,6 mm/năm, mưa tập trung vào tháng 4 đến tháng 9; lượng mưa rải không đều tháng mưa nhiều nhất là tháng 5, 6, 7, 8. Có những trận mưa kéo dài liên tục từ 2 đến 3 ngày. Tháng 1, 3, 10 lượng không đáng kể, dễ gây hạn hán.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể khi hậu Bằng Cả thuộc loại mát mẻ, không khí trong lành, lượng mưa khá và tương đối điều hòa. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo điều kiện cho du khách đến để nghỉ dưỡng.
* Hệ sinh thái [40]
Xã Bằng Cả hiện có 2551,32 ha rừng chiếm 79,72% tự nhiên. Hệ thảm thực vật phải nói đến rừng tự nhiên và rừng trồng có nhiều loại gỗ quý hiếm như Lát hoa, nghiến, de, dổi, sến... và nhiều loại tre, nứa, giang, bương, vầu... và hàng trăm các cây thuốc nam khác. Các cây cổ thụ ở đây còn rất nhiều trên núi đá vôi. Ngoài ra còn có một loại phù du thực vật dày đặc mọc ở hầu hết khắp các ngọn núi: như lan, cỏ tranh, cỏ voi... Rừng trồng chủ yếu là bạch đàn, cây keo... đang trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển tốt. Với hệ sinh thái phong phú đã tạo được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ thu hút được nhiều sự tò mò muốn tham quan, khám phá của du khách.
*Hệ động thực vật [40]
Hiện nay ở Bằng Cả có đồng cỏ tự nhiên rộng rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn rừng; trong vùng vẫn còn rất nhiều sóc, nhím, dúi, chuột, cầy, chồn...Trong thời gian qua, nhân dân trong vùng đã triển khai đưa một số giống động vật chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình như: bò sữa, lợn rừng, trăn, rắn... Ngoài ra, hệ thực vật của Bằng Cả cũng vô cùng phong phú với đa dang các loại rau rừng: rau sắng, cải rừng, nấm, măng đắng, rau tầm bóp... Đây là nguồn thực phẩm dùng chế biến ra những món ăn đặc trưng của người dân địa phương mà khách du lịch khi đến Bằng Cả có thể được thưởng thức và cảm nhận.
2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn [40]
Tài nguyên du lịch nhân văn của xã Bằng Cả bao gồm 2 loại tài nguyên: tài nguyên vật thể (Khu bảo tồn Văn hoá người Dao Thanh Y; các món ăn, sản phẩm thêu tay của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y;Hòn Tròn, khu căn cứ kháng chiến chống Pháp Bằng Cả...).Tài nguyên phi vật thể (hát đối, lễ cấp sắc, hội làng...).
- Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y:
Khu bảo tồn bản Văn hoá người Dao Thanh Y được đặt tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả, có tổng diện tích trên 5ha, do Sở VH-TT&DL làm chủ đầu tư và được khởi công từ năm 2009. Khu bảo tồn gồm 1 nhà văn hoá sinh hoạt chung được làm theo lối kiến trúc nhà sàn và 2 nhà mẫu phục dựng nhằm mô phỏng nhà ở của đồng bào Dao Thanh Y. Ngoài ra, còn có sân lễ hội, vui chơi.
Khu bảo tồn (đặc biệt là 2 ngôi nhà mẫu phục dựng) là nơi trưng bày những vật dụng, những nét văn hóa trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y như: bàn thờ để bà con làm lễ cúng vào các dịp cấp sắc, ngày mồng 1 âm lịch của các tháng 2, 4, 7 và 10; các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và công cụ lao động sản xuất của bà con như: bếp, nia, giỏ, cối giã gạo, bồ đựng thóc...
Khu bảo tồn đã trở thành nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng của đông đảo bà con trong xã. Điều này cũng giúp địa phương lưu giữ, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc Dao Thanh Y. Và đó cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo tại Bằng Cả. Khi đến khu bảo tồn du khách có thể tham quan tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Y thông qua kiến trúc của ngôi nhà sàn, các sản phẩm trưng bày cũng như các hình ảnh được trưng bày tại đây.
- Hòn Tròn và Khu căn cứ cách mạng Bằng Cả
Hòn Tròn thuộc địa phận Thôn Đồng San, xã Bằng Cả. Đây là tên gọi của một ngọn núi cao nhất trong hệ thống núi của huyện Hoành Bồ. Nơi đây có đồi Vọng Gác và Khu căn cứ cách mạng chống Pháp Bằng Cả - minh chứng về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm một lòng đi theo Đảng lập công góp phần trong chiến thắng lớn của đất nước của đồng bào người Dao Thanh Y xã Bằng Cả. Đây cũng là một ngọn núi còn giữ được một hệ sinh thái đa dạng gồm các loài động thực vật và các cây thuốc nam quý hiếm. Đứng trên đỉnh Hòn Tròn du khách có thể quan sát được cả huyện Hoành Bồ và các khu vực lân cận như vùng núi Uông Bí và thành phố Hạ Long. Đến với
Hòn Tròn du khách sẽ tận hưởng cảm giác như chinh phục được tự nhiên, đắm mình trong khí hậu trong lành và phóng tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.
- Hồ đập Khe Chính
Hồ và đập Khe Chính nằm ở địa phận Thôn Đồng San, xã Bằng Cả. Hồ có diện tích rộng, nước hồ xanh biếc; xung quanh được bao bọc bởi một hệ thống đồi núi liền kề. Trong đó có Hòn Tròn, một ngọn núi cao nhất trong hệ thống núi của huyện Hoành Bồ tạo nên một bức trưng thủy mặc hết sức nên thơ. Hiện nay hồ Khe Chính là nơi cung cấp nước ngọt cho toàn xã Bằng Cả. Bên cạnh đó, với giá trị cảnh quan mà nó mang lại, Hồ đập Khe Chính có thể là điểm tham quan lý tưởng và hấp dẫn của du khách khi đến với Bằng Cả.
- Nghề thủ công của Dân tộc Dao Thanh Y:
+ Nghề dệt vải và thêu tay: [41]
Nghề dệt vải của người dân tộc Dao ở Bằng Cả vẫn giữ được nét văn hoá để phục vụ cho gia đình, lấy chàm nhuộm vải, làm thành những hoa văn cực nhỏ.
Cách làm là lấy 2 miếng ván gỗ khắc thành hoa nhỏ để kẹp vải, nấu sáp chảy ra, rồi trút vào trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm chàm rồi thì đem nấu cho chảy sáp ra, được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, đẹp và sáng sủa.
Đặc biệt, việc tạo ra trang phục của người Dao là nghệ thuật thêu hoa văn trên vải của người phụ nữ. Họ chỉ thêu theo trí tưởng tượng chứ họ không bao giờ vẽ mẫu sẵn. Tuy nhiên, người Dao ở Bằng Cả chỉ dệt vải trong lúc nhàn rỗi.
Tuy nhiên, để phục vụ khách du lịch có thể tìm hiểu và tận mắt nhìn thấy những công đoạn dệt vải và thêu tay, hiện nay một số nghệ nhân trong xã đã tập hợp các phụ nữ, các cô gái trẻ để truyền thụ, khôi phục và phát triển nghề dệt vải và thêu tay truyền thống của dân tộc. Hoạt động này diễn ra hàng ngày tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc của xã. Sản phẩm được trưng bày và có thể bán cho khách du lịch. Sản phẩm thêu không chỉ là quần áo truyền thống của dân tộc mình mà còn là các sản phẩm như: mũ, khăn, vỏ gối...
+ Nghề nấu rượu:
Rượu Bâu (rượu chua) vốn là thứ đồ uống đặc sản của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y, tập trung chủ yếu ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh.
Rượu có màu vàng trong vắt, vị ngọt ngọt chua chua nên được gọi bằng cái tên “rượu chua”, đưa lên miệng còn ngửi thấy mùi thơm ngọt của gạo nếp cẩm, uống êm đầu lưỡi và uống xong vẫn còn dính môi. Rượu Bâu dễ uống, thường được coi như một thứ rượu “phụ nữ”, khi uống không dùng các chén nhỏ như rượu cay, mà dùng cốc, dùng bát.
Rượu Bâu là thức uống không thể thiếu trong tất cả các dịp hội hè, đình đám, ngày lễ tết, ngày kỷ niệm, ma chay, cưới hỏi của đồng bào Dao Thanh Y. Không chỉ để dùng trong bữa nhậu, rượu chua còn hợp cả với các cỗ ngọt như bánh kẹo hay thậm chí nhâm nhi chay với nhân lạc rang thơm phức.
Hầu hết các gia đình ở xã Bằng Cả đều biết cách chế biến rượu chua, nhưng không phải rượu nhà nào nấu ra cũng ngon. Vì thế, hầu hết các gia đình làm rượu để
cho nhà dùng vào các ngày thường, còn với các ngày lễ hội hay có sự kiện trọng đại, sẽ đặt mua ở một số nhà chuyên làm lâu năm.
Rượu Bâu cũng được làm từ gạo nhưng không nấu lên như rượu cay, mà được ủ và chưng cất. Muốn rượu ngon, có vị thơm ngậy và màu vàng trong thì thứ gạo được dùng để làm rượu phải là gạo nếp nương, nhà phải tự giã lấy bằng cối đá, xảy vỏ xảy mày và cho vào nấu thành cơm để ủ.
Quyết định chất lượng mẻ rượu là men ủ, thường là men lá hay còn gọi là men truyền. Gạo đã nấu được ủ với men trong vòng 30 ngày, được thứ nước tinh chất thơm lừng, chua chua ngọt ngọt.
Rượu Bâu là thứ rượu đặc sản truyền thống từ bao đời nay của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y mà đến nay người Dao ở Bằng Cả vẫn gìn giữ được. Xã Bằng Cả đang xây dựng thương hiệu rượu chua Bằng Cả, cố gắng hoàn tất thủ tục để được công nhận trong năm 2013.
Du khách tham quan khi đến với Bằng Cả, đặc biệt là các gia đình nấu rượu Bâu, khách có thể tận mắt chứng kiến các kỹ thuật ủ và chưng cất rượu độc đáo của dân tộc Dao Thanh Y. Nếu muốn, du khách sẽ được mời thử thưởng thức một chén rượu Bâu đã được trưng cất và sau đó có thể mua đặc sản này về làm quà cho người thân sau chuyến tham quan Bằng Cả.
- Ẩm thực:
Cũng giống với nhiều nhóm Dao khác, người Dao Thanh Y ở Bằng Cả rất thích ăn những món ăn luộc, thịt muối chua, thịt sấy khô, canh măng chua, rau rừng luộc... Các món ăn thường được chế biến từ nông sản: lợn «cắp nách», rau rừng và các gia vị, hương liệu tự trồng và chế biến được. Người Dao Thanh Y ở Bằng Cả biết được hàng chục loại rau rừng, ngon nhất là rau Sắng, rau Bò Khai, rau Chân Vịt. Các loại măng rừng như: măng mai, măng tre, măng nứa, măng vầu, măng bương...
Với món thịt chua là món ăn đặc trưng nhất của người Dao ở Bằng Cả. Món ăn này việc cho cơm là quan trọng nhất, cần đến đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến. Người ta đem gạo tẻ hay gạo nếp nấu chín thành cơm, sau đó xới ra để nguội và bóp đều vào thịt. Ngoài cơm nguội, người ta còn lấy các loại lá như lá cơm đỏ, trầu không, riềng. Tất cả đem rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn lẫn với thịt lợn. Sau khi thịt lợn được bóp đều với các loại gia vị, người ta tiến hành ủ chua thịt. Công đoạn này có thể mất từ 5 ngày đến nửa tháng, tùy thuộc vào thời tiết và từng