Cơ Hội Và Thách Thức Khi Xây Dựng Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Tại Xã Bằng Cả, Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh


3.3.4. Nhóm giải pháp tới công ty du lịch:

a. Mục tiêu của giải pháp:

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các công ty du lịch hoạt động trên địa bàn hoặc gửi khách tới phạm vi xã Bằng Cả.

- Tăng thêm mức chi tiêu và giảm tác động của khách khi tới Bằng Cả.

b. Căn cứ của giải pháp:

- Các công ty du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn khách và khống chế số khách đến thăm Bằng Cả.

- Các công ty du lịch mong muốn có thêm sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách đi du lịch có trách nhiệm và khả năng chi trả cao.

- Các công ty du lịch mong muốn có các chương trình đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch cho nhân viên trong công ty.

c. Nội dung chủ yếu của giải pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu các sản phẩm du lịch, các kênh phân phối và mức độ khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động du lịch của các công ty du lịch trên địa bàn hoặc gửi khách tới địa bàn.

- Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức và lấy ý kiến đóng góp của các công ty về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững tại xã Bằng Cả.

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 10

- Tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho nhân viên các công ty du lịch hợp tác trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Bằng Cả.

- Phối hợp với các công ty du lịch trong xây dựng và quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng đích thực.

d. Kế hoạch thực hiện

Giai đoạn 1:

- Định hướng phát triển chung.

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ về hoạt động của các công ty du lịch tại địa bàn hoặc gửi khách tới địa bàn.

Giai đoạn 2:

- Tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức và thông báo về du lịch sinh thái và phát triển bền vững.


- Thực hiện các hoạt động quảng bá việc thực hiện mô hình DLCĐ theo hướng bền vững tới công ty bằng cách cho một số nhân viên từ các công ty tham dự vào một số hoạt động bổ trợ khi phát triển mô hình tại Bằng Cả.

Giai đoạn 3:

- Tiến hành đào tạo cho nhân viên các công ty

- Tổ chức các hội thảo báo cáo kết quả bước đầu và lấy thêm ý kiến từ các chuyên gia và các công ty du lịch.

- Cùng với công ty xây dựng và quảng bá các sản phẩm và tour du lịch cộng đồng hấp dẫn tại Bằng Cả.

Giai đoạn 4:

- Xây dựng website quảng bá mô hình với các liên kết tới website của các công ty du lịch.

- Nhân rộng mô hình tới các công ty du lịch khác

e. Dự kiến lợi ích:

- Các công ty du lịch chia sẻ lợi ích kinh tế nhiều hơn với cộng đồng dân cư sống trong khu vực của xã Bằng Cả.

- Các công ty du lịch có thêm sản phẩm độc đáo, nâng cao được chất lượng phục vụ giữ và thu hút được khách tạo thể phát triển bền vững về du lịch nói chung trên địa bàn.

g. Khuyến nghị:

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền và tạo lợi ích với các công ty du lịch cũng cần có các chính sách để đảm bảo các công ty du lịch khi đưa khách tới cộng đồng phải đảm bảo được các tiêu chí của du lịch cộng đồng.

Ngoài ra cũng cần có những hình thức khuyến cáo, tuyên truyền để khách du lịch nhận biết để ưu tiên và hỗ trợ các công ty du lịch có hợp tác với việc phát triển mô hình DLCĐ tại Bằng Cả.

3.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch:

a. Mục tiêu giải pháp:

- Nâng cao nhận thức của du khách về mô hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Bằng Cả.

- Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các tour DL cộng đồng hấp dẫn khi thăm quan các khu vực trong Bằng Cả.


- Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa.

b. Căn cứ của giải pháp:

Theo điều tra, đa phần các du khách tới Bằng Cả để khám phá tìm hiểu những phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Y, trải nghiệm cuộc sống của người dân và nét hoang sơ của cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Xã Bằng Cả có tiềm năng đáp ứng các trải nghiệm nói trên nhưng chưa có phương pháp để định hướng du khách có được hành vi đúng đắn đối với hoạt động du lịch cộng đồng. Những khách muốn có trải nghiệm du lịch cộng đồng thực thụ chưa có nhiều cơ sở để lựa chọn các công ty cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng đạt chuẩn.

c. Nội dung chính của giải pháp:

Tổ chức các hoạt động cộng đồng như hội thảo, tọa đàm,… về DLCĐ và phát triển bền vững nói chung và mô hình du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tại Bằng Cả để thu hút sự chú ý của khách du lịch hiện có và tiềm năng.

Xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo, sử dụng các công ty du lịch để tuyên truyền tới du khách. Bên cạnh đó lập danh mục các công ty và các sản phẩm du lịch cộng đồng đạt chuẩn để du khách có thể tìm hiểu và lựa chọn được các công ty cung cấp các sản phẩm DLCĐ theo hướng bền vững thực sự.

d. Kế hoạch thực hiện:

Giai đoạn 1:

- Định hướng phát triển chung

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ lượng khách và chi tiêu của khách khi tới địa bàn cũng như các nhu cầu và ý kiến của khách du lịch.

- Mua một số tour của các công ty du lịch trên để xác định trình độ của nhân viên, mức độ khai thác cộng đồng và hoạt động của công ty.

- Khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm DLCĐ. Giai đoạn 2:

- Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức và thông báo về mô hình. Giai đoạn 3:

- Tổ chức các hội thảo báo cáo kết quả bước đầu và lấy thêm ý kiến từ các chuyên gia và công ty du lịch.


- Cùng với cộng đồng, Ban Quản lý du lịch cộng đồng xã Bằng Cả và công ty du lịch nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm DLCĐ.

- Khảo sát và lên kế hoạch xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo mô hình DLCĐ.

Giai đoạn 4:

- Xây dựng website quảng bá mô hình với các liên kết tới website của các công ty du lịch.

- Thành lập văn phòng/công ty du lịch chuyên về DLCĐ cho xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

e. Dự kiến lợi ích:

- Tăng thêm nhận thức của du khách về DLCĐ làm cơ sở để thu hút thêm khách.

- Có các sản phẩm DLCĐ đặc thù giúp tăng tính cạnh tranh, tăng mức lợi ích cho cộng đồng sống tại xã Bằng Cả, giảm các tác động tiêu cực của khách tới Bằng Cả.

g. Khuyến nghị:

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Bằng Cả, đảm bảo tính hấp dẫn, nguyên vẹn của các sản phẩm du lịch đáp ứng sự mong đợi của khách du lịch khi đến Bằng Cả.

Hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong cộng đồng có tác động xấu đến khách du lịch trong thời gian lưu trú tại Bằng Cả.

3.3.6. Các hoạt động bổ trợ

a. Xây dựng bảng về quy tắc ứng xử cho cộng đồng:

Bảng quy tắc ứng xử này được xây dựng tại các thôn: Chín Gian và Đồng San và Khe Liêu. Việc xây dựng này được dựa trên các khảo sát và các ý kiến đóng góp của người dân về các hành vi mà du khách cần thực hiện để tránh các hiểu lầm về văn hóa. Sau khi đã có được nội dung thì những nguyên tắc đó sẽ được in lên các chất liệu khác nhau để treo trước cửa nhà hoặc dựng thành tấm bảng lớn trước lối vào làng.

b. Xây dựng trang web:

Ngày nay Internet đã trở nên một công cụ thuận tiện, hữ ích và tiết kiệm chi phí trong việc quảng bá và giới thiệu các công ty cũng như các sản phẩm tới khách hàng. Do vậy, để góp phần quảng bá mô hình du lịch cộng đồng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí cần xây dựng một trang web cho mô hình này tại Bằng Cả.

Trang web này được xây dựng với các chức năng sau:


- Nâng cao nhận thức của du khách về du lịch cộng đồng và các lợi ích của nó đối với xã hội, du khách cũng như cộng đồng địa phương.

- Giới thiệu về mô hình du lịch cộng đồng tại Bằng Cả.

- Là một kênh phân phối.

Với các chức năng kể trên trang web cần phải có các nội dung sau:

- Giới thiệu chung về Bằng Cả.

- Giới thiệu về du lịch cộng đồng tại Bằng Cả: các lợi ích cho các bên tham gia.

- Các cộng đồng tại Bằng Cả đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng (có kèm theo bản đồ chỉ dẫn đường đi).

- Các đặc trưng và giá trị văn hóa của các cộng đồng trên.

- Các nội dung mà cộng đồng được đào tạo và năng lực của cộng đồng trong việc phục vụ khách.

- Cơ sở hạ tầng tại các cộng đồng.

- Các đối tác tham gia phát triển mô hình du lịch cộng.

- Các tour du lịch cộng đồng điển hình.

- Các công cụ cho việc tìm kiếm, liên lạc và đặt tour.

Ngoài địa chỉ chính thức của trang web, trang web cũng cần được kết nối với các trang web của các công ty du lịch lớn, có uy tín cũng như trang web chung của du lịch Quảng Ninh và Việt Nam.

Để có được hiệu quả, các web này cần có người thường trực để cập nhật thông tin và xử lý các yêu cầu từ phía khách hàng. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng trang web cũng cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực cho việc quản lý trang web. Trước mắt đội ngũ sẽ được chọn từ các cán bộ thuộc phòng Văn hóa du lịch Hoành Bồ. Những cán bộ này sẽ vừa được đào tạo là những người quản lý trang web vừa là những cán bộ hạt nhân để đào tạo lại cho cộng đồng để tiến tới người dân trong cộng đồng có thể tự mình thực hiện một số công việc cơ bản, đơn giản trong quản lý trang web mà đặc biệt là tiếp nhận các đơn đặt tour, đặt chỗ nghỉ... của khách hàng.

c. Chương trình đào tạo tập huấn.

Chương trình đào tạo tập huấn được xây dựng tương ứng với các chuyên đề cần bồi dưỡng ở trên. Nội dung được thể hiện song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt để cộng đồng có thể hiểu và sử dụng ngay trong giao tiếp với khách du lịch. Chương trình được thiết kế theo từng đợt kéo dài từ 7 đến 14 ngày vào những lúc mọi người trong


cộng đồng có thể tham gia vào ccas lớp tập huấn. Số lượng các đợt tiến hành trong một năm từ 3 cho đến 4 đợt. Việc tiến hành như vậy nhằm nhắc lại, củng cố và mở rộng kiến thức cho phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của cộng đồng địa phương.

Các tài liệu cho chương trình được chia làm 2 nhóm chính: nhóm các tài liệu cho cán bộ thực hiện đào tạo và các tài liệu phát cho cộng đồng để họ có nội dung tham khảo lâu dài hoặc tự ôn tập và tự học.

3.4. TÓM TẮT LỢI ÍCH CỦA CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ HỘI THÁCH THỨC KHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

3.4.1. Lợi ích của các giải pháp.

3.4.1.1. Lợi ích về kinh tế.

- Tạo được những sản phẩm du lịch mới, có đủ sức hấp dẫn và đặc trưng riêng của vùng đất Bằng Cả. Đây sẽ là tiền đề thu hút du khách tới Bằng Cả, đặc biệt là những người muốn tham gia các hoạt động du lịch như: đi bộ bản làng, leo núi, du thuyền trên hồ, tìm hiểu những phong tục tập quán độc đáo, đời sống của dân tộc Dao Thanh Y…

- Phát triển mũi nhọn du lịch trong công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương.

- Nếu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bằng Cả phát triển được, có nghĩa là các hoạt động kinh tế khác cũng sẽ có nhiều cơ hội được quảng bá và phát triển hiệu quả hơn nhờ tận dụng những nguồn nội lực của địa phương.

- Kinh tế du lịch phát triển sẽ mang lại cho địa phương một nguồn thu đáng kể, từ bước góp phần cải thiện đời sống cho người dân Bằng Cả.

3.4.1.2. Lợi ích về mặt xã hội

- Phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng làm tăng năng lực kinh doanh du lịch tại xã vùng núi Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

- Phát triển du lịch kéo theo dự gia tăng của nhiều yếu tố bổ sung như tạo được công ăn, việc làm, nhất là việc giải quyết lực lượng lao động phổ thông cho địa phương.

- Bảo vệ môi trường văn hoá, phong tục tập quán và giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương. Đồng thời nâng cao trình độ, nhận thức dân trí nhờ tiếp xúc, giao lưu với nhiều đối tượng du khách khác nhau.


- Việc phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đã làm cải thiện khí hậu, làm sạch môi trường, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh thái phục vụ nhu cầu du lịch và góp phần đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhân văn một cách hợp lý.

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước.

3.4.1.3. Lợi ích về môi trường sinh thái.

- Phát triển du lịch sẽ đồng nghĩa với việc giữ gìn và duy trì các nguồn tài nguyên du lịch (hội làng Bằng Cả, tục cấp sắc của người Dao Thanh Y, môi trường sinh thái

…) làm cơ sở để có thể phát triển du lịch bền vững.

- Môi trường sinh thái và cảnh quan khu vực sẽ được bảo vệ nhờ sự quan tâm và trách nhiệm của mọi người dân trong xã hội, đặc biệt là người dân địa phương có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch.

- Công việc và thu nhập ổn định người dân sẽ giảm dần thói quen khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, củng cố ý thức bảo vệ, xây dựng quê hương vì cuộc sống của chính bản thân và con cái họ.

3.4.2. Cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

* Cơ hội:

Với những tiềm năng và thế mạnh của mình, Bằng Cả đang đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Trong xu hướng hội nhập và giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, các tỉnh, thành phố trong nước và các dân tộc với nhau. Đặc biệt khi ngành công nghiệp không khói đang chuyển mình theo xu hướng xây dựng và khai thác du lịch bền vững thì du lịch cộng đồng nói chung và du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả nói riêng đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương, nâng cao trình dộ dân trí cho dân cư, tạo công ăn việc làm cho dân cư tại vùng phát triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Thứ nhất, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ có một vị trí địa lý thuận lợi (tiếp giáp 3 thành phố của tỉnh: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả), thị xã Quảng Yên và tỉnh Bắc Giang…thuận tiện cho việc hình thành các tuyến, tour du lịch từ các thành phố, thị xã trong tỉnh và các tỉnh bạn có thể đến tham quan, nghỉ dưỡng và tìm hiểu tại Bằng Cả. Trong đó, lượng khách quốc tế, khách nội địa đến với Quảng Ninh nói chung


và Hạ Long nói riêng hàng năm lên đến hàng triệu lượt khách, là nguồn khách dồi dào đối với các địa danh, khu du lịch lân cận trong đó có Bằng Cả, Hoành Bồ cách Hạ Long 20 km.

Thứ hai, trong những năm gần đây, việc đầu tư về cơ sở hạ tầng cho xã Bằng Cả đã được tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ đặc biệt quan tâm. Xã đã có những đường bê tông, đường dải nhựa liên thôn thuận tiện cho việc đi lại của các phương tiện di chuyển như: ô tô, xe máy, xe đạp; thậm chí đi bộ đối với khách tham quan muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Bằng Cả.

Thứ ba, xã Bằng Cả có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và các lễ hội , phong tục tập quán độc đáo của người dân địa phương (dân tộc Dao Thanh Y) có giá trị to lớn để phát triển du lịch cộng đồng.

* Thách thức:

Khi du lịch cộng đồng được phát triển và nhân rộng tại Bằng Cả, ngoài những lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng địa phương (các chế độ chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện ưu đãi để phát triển; thu nhập bình quân; an sinh xã hội…) có thể sẽ kéo theo một số các hệ lụy khác cần phải được cân nhắc và xem xét ngày từ đầu.

- Đối với môi trường:

+ Sự phát triển của du lịch ở Bằng Cả có thể sẽ kéo theo sự gia tăng rác thải rất lớn trong khi đó việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở hầu hết các điểm du lịch ở Bằng Cả chưa được thực hiện tốt. Các hoạt động khai thác than của các “than tặc” chưa được ngăn chặn triệt để làm hủy hoại cảnh quan và ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh phổi và nhiều tác động xấu lên cơ thể qua đường hô hấp đối với người dân địa phương và khách du lịch. Trong sản xuất nông nghiệp nhân dân dùng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

- Đối với phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và đời sống:

+ Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Bằng Cả nếu không có sự quy hoạch tổng thể và phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cư dân bản địa có thể sẽ làm xáo trộn “bức tranh văn hóa dân gian” vốn rất hoang sơ của người dân bản địa. Trong đó có vấn đề an ninh và trật tự an toàn xã hội. Các tệ nạn xã hội sẽ phát sinh thông qua hoạt động của khách du lịch hay đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tranh giành khách giữa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023