Nhóm Giải Pháp Tới Ban Quản Lý Khu Du Lịch Xã Bằng Cả:


3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.

3.3.1. Nhóm giải pháp tới Cộng đồng địa phương:

a. Mục tiêu của giải pháp:

Nâng cao nhận thức về môi trường tự nhiên và năng lực tham gia vào các hoạt động du lịch cho người dân nhằm để người dân đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Về môi trường:

- Nâng cao nhận thức về giá trị của môi trường tự nhiên

- Nâng cao năng lực bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền vững.

- Nâng cao mức độ tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Về kinh tế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Nâng cao năng lực tham gia vào hoạt động du lịch cho cộng đồng địa phương

- Nâng cao cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch cho cộng đồng địa phương

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 9

- Cộng đồng địa phương có thêm các khoản thu nhập phụ giúp giảm sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm bớt mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hàng ngày.

Về Văn hóa - xã hội:

- Nâng cao sự gắn kết các giá trị văn hóa, truyền thống của cộng đồng với môi trường.

- Khôi phục các giá trị văn hóa và hoạt động văn hóa truyền thống vừa để bảo tồn vừa để biến chúng thành các sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

b. Căn cứ của giải pháp:

- Cộng đồng địa phương là cốt lõi của việc phát triển mô hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững.

- Hoạt động du lịch bước đầu đã tạo ra một số thu nhập cho người dân nhưng chưa nhiều. Người dân đã ý thức được giá trị của tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn nhưng chưa có ý thức được và chưa có nhiều hiểu biết để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá ấy. Đây là tiền đề rất tốt cho việc tiến hành các biện pháp giáo dục môi trường cho người dân địa phương cũng như nâng cao năng lực tham gia vào hoạt động


du lịch để có thêm thu nhập. Bên cạnh đó việc giáo dục về môi trường cũng là một cách đối phó với tình trạng xuống cấp về môi trường ở Việt Nam.

- Nhiều khách du lịch sẵn lòng ủng hộ mô hình du lịch cộng đồng những chưa biết tới mô hình và chưa có các sản phẩm du lịch cộng đồng cho họ.

- Nhiều công ty du lịch sẵn sàng tiến hành kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng những chưa rõ về mô hình du lịch cộng đồng và Bằng Cả.

c. Nội dung chính của giải pháp:

Giáo dục về môi trường:

- Nâng cao nhận thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Các biện pháp cụ thể để khai thác tài nguyên hợp lý, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Nâng cao năng lực giao tiếp và truyền đạt về môi trường và bảo vệ MT.

- Thiết lập các quy tắc và luật lệ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Các hoạt động trên thực địa kiểu “cầm tay chỉ việc”. Đào tạo bồi dưỡng năng lực:

Hoạt động bồi dưỡng năng lực nhằm cung cấp cho người dân trong cộng đồng những kiến thức để họ có thể chủ động tham gia có hiệu quả vào hoạt động du lịch từ đó có thêm các khoản thu nhập phụ. Căn cứ trên tình hình thực tế tại cộng đồng cần phải có các chương trình đào tạo về:

- Kiến thức và kỹ năng sơ đẳng về chế biến đồ ăn (thực phẩm) sạch, hợp vệ sinh, an toàn.

- Tiếng Anh giao tiếp cơ bản phục vụ cho hoạt động du lịch

- Phát triển các sản phẩm du lịch

- Tổ chức hoạt động lưu trú tại gia cho khách du lịch

- Kỹ năng cơ bản về hướng dẫn khách.

Để đảm bảo tính khả thi và bền vững chương trình giáo dục môi trường và bồi dưỡng năng lực cần bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu, tiến hành xây dựng chương trình và tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ đào tạo viên nguồn, tiến hành đào tạo về giáo dục môi trường tại cộng đồng.

d. Kế hoạch thực hiện

Giai đoạn 1:

- Tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực trạng để xác định các mục tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.


- Gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với chính quyền các cấp tại cộng đồng nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về định hướng phát triển, thủ tục.

Giai đoạn 2:

- Xây dựng nội dung và chương trình thực hiện.

- Xác định các đối tượng tác động và hình thức tác động. Giai đoạn 3:

Bồi dưỡng đào tạo viên nguồn:

- Tuyển dụng các đào tạo viên nguồn thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo.

- Đào tạo các đào tạo viên nguồn theo chương trình đã xây dựng.

- Đánh giá kết quả ban đầu, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu. Giai đoạn 4:

- Tiến hành thực hiện:

- Đào tạo các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch

- Đào tạo những đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch (tiếp tục) + Đào tạo người dân bản địa hạt nhân + Xây dựng Ban quản lý du lịch

- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu, bổ sung kết quả vào quá trình thẩm định nhu cầu.

e. Dự kiến lợi ích:

Về môi trường:

- Môi trường sống của cộng đồng dân cư trong xã Bằng Cả được cải thiện.

- Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư được nâng cao. Về kinh tế:

- Thu hút được du khách, kéo dài được thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Từ đó làm tăng thu nhập cho người dân.

- Tăng lợi ích kinh tế và lợi nhuận cho người dân địa phương, góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương về vật chất và tinh thần.

- Thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư tại địa phương. Về Văn hóa - Xã hội:

- Năng lực kinh doanh du lịch được tăng cường.

- Nhận thức của người dân về phát triển du lịch được nâng cao.

- Xây dựng mô hình kinh doanh du lịch mới.


g. Khuyến nghị:

- Các cấp chính quyền địa phương cần chủ động giúp đỡ người dân trong cộng đồng về việc tổ chức các lớp đào tạo.

- Tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng về lợi ích của việc tham dự các lớp đào tạo để khuyến khích người dân tham gia.

- Có các hình thức hỗ trợ và khuyến khích người dân tham gia và duy trì nhịp độ học tập như hỗ trợ trang thiết bị và dụng cụ học tập, các chuyến tham quan học tập tới các địa phương khác và Hà Nội.

- Tạo sự khác biệt tích cực (về lợi ích kinh kế, chia sẻ lợi ích kinh tế, môi trường, sức khỏe…) so với lúc chưa áp dụng mô hình hoặc với các cộng đồng khác chưa áp dụng mô hình để tạo động lực và niềm tin duy trì mô hình.

3.3.2. Nhóm giải pháp tới Chính quyền địa phương:

a. Mục tiêu của giải pháp:

- Có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nhân lực.

- Xây dựng khung quản lý quy hoạch hoạt động du lịch tại Bằng Cả.

b. Căn cứ của giải pháp:

Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô cũng như hỗ trợ về mặt chính sách và duy trì đối với việc phát triển mô hình DLCĐ theo hướng bền vững tại Bằng Cả.

Hoạt động du lịch tại Bằng Cả là một hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, hỗ trợ cho việc nâng cao đời sống, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Chính quyền địa phương tại Quảng Ninh rất quan tâm tới việc phát triển DL theo hướng bền vững.

c. Nội dung chính của giải pháp:

- Tiến hành tiếp xúc và xây dụng mối quan hệ với chính quyền địa phương. Việc này được tiến hành qua các hoạt động:

+ Gặp gỡ, trao đổi, thuyết trình về nội dung và lợi ích của việc phát triển mô hình DLCĐ.

+ Làm rõ vai trò cũng như những hoạt động mà chính quyền địa phương có thể thực hiện để trợ giúp việc phát triển và duy trì mô hình DLCĐ.


+ Gặp gỡ người dân địa phương để thu thập các số liệu về cộng đồng (người dân xã Bằng Cả) dự kiến sẽ phát triển mô hình DLCĐ.

+ Tổ chức các hội thảo về DLCĐ với sự tham gia của chính quyền địa phương và các chuyên gia về du lịch trong và ngoài nước.

+ Tìm kiếm các dự án phát triển có liên quan tới du lịch hoặc xóa đói giảm nghèo để gắn với mô hình phát triển DLCĐ tại Bằng Cả.

+ Tổ chức các cuộc gặp giữa đại diện chính quyền địa phương với các chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế để đóng góp cho các chương trình phát triển du lịch của địa phương nói chung và hướng vào mảng phát triển DLCĐ nói riêng.

+ Gặp gỡ với chính quyền địa phương để thảo luận, xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn về quản lý du lịch cho cán bộ của chính quyền địa phương các cấp.

- Thuyết phục chính quyền địa phương cam kết tham gia vào việc phát triển mô hình DLCĐ với các hoạt động cụ thể được lên kế hoạch chi tiết và có sự phân công rõ ràng với các phòng ban và nhân sự trong bộ máy chính quyền địa phương.

- Thiết kế chương trình và tiến hành đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch và du lịch cộng đồng cho cán bộ của bộ máy chính quyền địa phương bao gồm: + Quản lý chung về du lịch cho các cán bộ phụ trách về du lịch hoặc các hoạt động có liên quan.

+ Các nội dung về DLCĐ bao gồm kỹ năng, nghiệp vụ quản lý DLCĐ và kiến thức cùng kỹ năng đào tạo lại các nội dung trong chương trình đào tạo về DLCĐ nêu ở trên cho các đối tượng cán bộ trực tiếp tham gia vào việc phát triển mô hình DLCĐ.

+ Tổ chức các buổi thăm quan học tập kinh nghiệm về DLCĐ tại các khu vực, địa phương hoặc các nước có sự phát triển cao và bền vững về DLCĐ.

d. Kế hoạch thực hiện:

Giai đoạn 1:

- Định hướng phát triển chung.

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ về tình hình địa phương và bộ máy chính quyền địa phương.

- Gặp gỡ và xây dựng quan hệ với chính quyền các cấp tại cộng đồng nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về định hướng phát triển, thủ tục...

- Đệ trình và xin ý kiến về dự án và chương trình đào tạo.

- Ký các bản ghi nhớ về hợp tác phát triển mô hình.


- Vận động để có lãnh đạo chính quyền phân công công việc xuống các phòng ban chức năng trong việc xây dựng và phát triển mô hình.

Giai đoạn 2:

- Phối hợp với các phòng ban chức năng, cán bộ địa phương xây dựng nội dung và chương trình thực hiện, xác định các đối tượng tác động chính.

- Thực hiện các hoạt động tổ chức cho các lớp tập huấn.

- Vận động để có được các giấy tờ, tài liệu và văn bản hành chính cần thiết cho việc thực hiện phát triển mô hình.

Giai đoạn 3:

- Phối hợp thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển mô hình.

- Tiến hành đào tạo cho cán bộ chính quyền.

- Phối hợp đánh giá kết quả ban đầu, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu. Giai đoạn 4:

- Phối hợp tiếp tục các hoạt động đào tạo.

- Phối hợp đánh giá kết quả và có các hình thức hỗ trợ sau khi chương trình kết thúc.

e. Dự kiến lợi ích:

- Các hoạt động phát triển mô hình đi theo đúng hướng và phù hợp với chủ trương chính sách của nhà cũng như của địa phương do có sự tham gia của chính quyền địa phương.

- Các hoạt động phát triển mô hình được tiến hành thuận lợi, nhanh về mặt hành chính thủ tục.

- Cán bộ địa phương được bồi dưỡng năng lực,có thêm kinh nghiệm giúp tăng được hiệu quả trong quản lý du lịch.

- Đảm bảo được tính bền vững của việc phát triển mô hình do có sự thường trực của các cán bộ địa phương.

g. Khuyến nghị:

Chính quyền địa phương nên thành lập đội ngũ cán bộ chuyên trách về du lịch cộng đồng để có thể theo sát cộng đồng trong hoạt động du lịch hàng ngày, đặc biệt là hoạt động của Ban quản lý du lịch Bằng Cả.

Thiết kế các đoạn đường bắt buộc để đi vào các tuyến du lịch, đặc biệt là tuyến, điểm du lịch cộng đồng với các trạm thu phí. Một mặt việc này định hướng khách du lịch và các công ty du lịch đi tới các nơi có mô hình phát triển DLCĐ để có những trải


nghiệm tốt hơn, hỗ trợ tốt hơn với cộng đồng; mặt khác các trạm thu phí sẽ là các nguồn kinh phí để duy trì đội ngũ cán bộ chuyên trách kể trên.

3.3.3. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý khu du lịch xã Bằng Cả:

a. Mục tiêu của giải pháp:

Định hướng khai thác các sản phẩm du lịch trong công tác giáo dục môi trường và tạo thêm thu nhập, trợ giúp hoạt động bảo tồn.

b. Căn cứ của giải pháp:

Việc xây dựng và quản lý khu du lịch xã Bằng Cả nằm trong phạm vi năng lực của đội ngũ cán bộ trong xã.

Khách du lịch có nhu cầu trong việc tìm hiểu về từng sản phẩm du lịch cũng như muốn có được cái nhìn tổng thể về khu du lịch xã Bằng Cả để thu thập kiến thức trong sự hạn chế về thời gian đi thăm xã.

c. Nội dung chính của giải pháp

Tiến hành tiếp xúc và xây dựng quan hệ với chính quyền địa phương.

Kết hợp với chính quyền địa phương thiết kế chương trình và tiến hành đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch và DLCĐ cho cán bộ của bộ máy chính quyền địa phương bao gồm:

+ Quản lý chung về du lịch cho cán bộ phụ trách về du lịch hoặc các hoạt động có liên quan.

+ Các nội dung về DLCĐ bao gồm kỹ năng, nghiệp vụ quản lý DLCĐ và kiến thức cùng kỹ năng đào tạo lại các nội dung trong các chương trình đào tạo về DLCĐ nêu ở trên cho các đối tượng cán bộ trực tiếp tham gia vào việc phát triển mô hình mô hình DLCĐ.

+ Tổ chức các buổi tham quan học tập kinh nghiệm về du lịch cộng đồng tại các khu vực hoặc các nước có sự phát triển cao và bền vững về DLCĐ.

d. Kế hoạch thực hiện:

Giai đoạn 1:

- Định hướng phát triển chung, tìm hiểu sơ bộ về tình hình địa phương và bộ máy chính quyền của xã Bằng Cả.

- Gặp gỡ và xây dựng quan hệ với chính quyền xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ nhằm tìm kiếm, lựa chọn và thành lập Ban Quản lý khu du lịch xã Bằng Cả từ các cán bộ trong xã.


- Phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập và xây dựng các nội dung hoạt động và chương trình thực hiện cho Ban quản lý khu du lịch tại Bằng Cả.

Giai đoạn 2:

- Thực hiện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ địa phương trong Ban Quản lý khu du lịch về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý DLCĐ và kiến thức cũng như kỹ năng đào tạo lại các nội dung trong chương trình đào tạo về DLCĐ nêu ở trên cho người dân địa phương trực tiếp tham gia vào việc phát triển mô hình DLCĐ.

- Phối hợp với Chính quyền địa phương đánh giá kết quả ban đầu, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu.

Giai đoạn 3:

- Phối hợp tiếp tục các hoạt động đào tạo.

- Phối hợp lập kế hoạch phân tuyến du lịch cho xã Bằng Cả và đề ra những qui định cho từng tuyến.

Giai đoạn 4:

- Phối hợp tiếp tục các hoạt động đào tạo.

- Phối hợp đánh giá kết quả và có các hình thức hỗ trợ sau khi chương trình kết thúc.

e. Dự kiến lợi ích:

- Các hoạt động phát triển mô hình ở Bằng Cả sẽ được triển khai tới cộng đồng địa phương theo đúng hướng và phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương.

- Làm đa dạng thêm các tour, tuyến du lịch cộng đồng tại Bằng Cả.

- Cán bộ trong xã Bằng Cả được bồi dưỡng năng lực, có thêm kinh nghiệm giúp tăng được hiệu quả trong quản lý du lịch.

g. Khuyến nghị:

Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Bằng Cả nên thành lập đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý các phần công việc của DLCĐ tại địa phương như: thành lập các đội tiếp tân, hướng dẫn; đội phục vụ ăn, uống; đội phục vụ nhà nghỉ; đội văn hóa văn nghệ; đội bảo trì, bảo dưỡng...một mặt cung cấp các dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng đối với khách du lịch, mặt khác hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các dịch vụ du lịch cộng đồng của người dân địa phương đối với khách du lịch khi tới Bằng Cả.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí