Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Góp Phần Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Xã Bằng Cả.


gian tỉnh đã tổ chức công bố danh hiệu các Nghệ nhân dân gian Việt Nam tại Quảng Ninh. Bốn Nghệ nhân dân gian huyện Hoành Bồ vinh dự được nhận danh hiệu này gồm có ông Bàn Văn Khương, ông Lý Văn Út, bà Trương Thị Quý, bà Bàn Thị Vinh đều là dân tộc Dao Thanh Y của hai xã Bằng Cả và xã Quảng La.

Các cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ trong việc tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng tại xã Bằng Cả như trên đã tạo ra một cơ hội lớn cho Bằng Cả phát huy nội lực và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của mình trong tương lai.

2.2.5. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quản cáo thu hút khách du lịch đến thăm quan. [20;231]

Không chỉ riêng Bằng Cả mà hầu hết các điểm dự định phát triển làm du lịch cộng đồng đều là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí và ý thức của cộng đồng còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Để phát triển du lịch và động viên được cộng đồng tham gia cần có sự giúp đỡ của các tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ trong và ngoài nước. Công tác giúp đỡ ban đầu tập trung về đầu tư cơ sở hạ tầng đường xá, hệ thống điện, nước để cải thiện điều kiện sinh hoạt ăn ở hợp vệ sinh và môi trường, hỗ trợ học hỏi kinh nghiệm tổ chức từ các tổ chức nước ngoài.

Hiện nay, ngoài việc cấp vốn xây dựng phục hồi Khu bảo tồn Văn hoá người Dao Thanh Y được đặt tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả, có tổng diện tích trên 5ha, do Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư và được khởi công từ năm 2009 và các cơ chế, chính sách của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ về việc cấp vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, tính đến nay xã chưa có được sự hỗ trợ, giúp đỡ, đầu tư nào khác từ phía các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

Như vậy, ngoài tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cộng đồng dân cư với một bản sắc dân tộc riêng có, độc đáo...muốn phát triển được thế mạnh của mình đối với du lịch cộng đồng, Bằng Cả cần phải có thêm sự hỗ trợ, giúp đỡ nữa từ phía các tổ chức, cơ quan, hay cá nhân về vấn đề tài chính xây dựng cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, quảng bá hình ảnh địa phương tới khách du lịch...


2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.

2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả.

2.3.1.1 Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải. [40,13]

Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch.

Xã Bằng Cả có 2 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 7km, đã cứng hóa 5km chiếm 71,4%. Trong đó có con đường dẫn vào Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y.

Đường trục thôn, liên thôn gồm 23 tuyến với tổng chiều dài 17,01 km, hiện tại mới bê tông hóa được 1,23km chiếm 1,23%.

Đường làng, ngõ xóm có tổng chiều dài 1,91km, hầu hết là đường đất.

Trục nội đồng: gồm 6 tuyến, tổng chiều dài 2,43 km, đã cứng hoá được 0,5km chiếm 20,58% .

Như vậy, hiện nay một số đoạn đường quan trọng để phục vụ cho các phương tiện vận chuyển khách, chủ yếu bằng ô tô vào thẳng khu bảo văn hóa người Dao đã rất thuận lợi. Một số các con đường liên thôn cũng đã được bê tông hóa vào các thôn: Đồng San, Khe Liêu, Chín Gian... Đây là những điểm tham quan có thể phát triển du lịch cộng đồng tại Bằng Cả.

Hình 2 3 Đường liên thôn của xã Bằng Cả 2 3 1 2 Thông tin liên lạc là một 1

Hình 2.3: Đường liên thôn của xã Bằng Cả


2.3.1.2. Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. [40,14]

Thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng đảm bảo việc vận chuyển tin tức một cách thông suốt, kịp thời đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

Xã Bằng Cả có 01 điểm bưu điện văn hóa xã, diện tích 179,9 m2, có máy tính kết nối Internet và một số đầu báo, tạp chí. Đây là công trình nằm trong chương trình phát triển hệ thống điểm bưu điện văn hóa xã, phường, thị trấn của ngành bưu điện, có người trông coi phụ trách, được hưởng phụ cấp do ngành bưu điện chi trả. Hiện nay đã có điểm cung cấp dịch vụ Internet đến một số thôn như: thôn Chín Gian, Đồng San. Tuy nhiên hầu hết do địa bàn của xã tiếp giáp với thành phố Hạ Long, Thành phố Uông Bí nên các mạng di động hầu hết đều phủ sóng toàn xã. Khách du lịch có thể đi tham quan mà không phải lo bị mất liên lạc với bên ngoài.Với mạng di động và Internet không dây du khách vẫn có thể dễ dàng vừa thưởng ngoạn và khám phá vẻ hoang sơ của đất trời và người dân bản địa vừa chia sẻ chia sẻ những cảm xúc, hình ảnh của Bằng Cả với gia đình và bạn bè…

2.3.1.3. Các công trình cung cấp điện, nước: [40,15]

Nhu cầu sử dụng điện, nước là một nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Đối với khách du lịch nhu cầu này cần được đáp ứng tốt nhất thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.

• Các công trình cung cấp điện, nước :

+ Điện: Hiện nay toàn bộ hệ thống điện (trạm biến áp, đường dây điện, công tơ điện) trên địa bàn xã do ngành điện quản lý và bán điện đến từng hộ gia đình. Vì vậy, 100% số hộ trong xã được dùng điện. Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất mới đạt 88%.

Tổng số trên địa bàn xã có 02 trạm biến áp lắp đặt từ năm 2003, trong đó có trạm 1 có công suất 100MW đặt tại thôn Chín Gian, cấp điện cho thôn Chín Gian và thôn Khe Liêu; trạm 2, có công suất 75MW cấp điện cho thôn Đồng San. Hiện tại hai trạm cung cấp điện đầy đủ, ổn định và an toàn cho nhân dân trong xã.

Đường dây hạ thế và hòm công tơ: đường trục truyền tải là dây nhôm, chạy dọc theo trục chính; đường từ dây truyền tải vào công tơ là dây đồng. Căn cứ vào công suất cần thiết chung cấp điện cho sinh hoạt và hoạt động du lịch đến năm 2020, dự kiến quy hoạch hệ thống điện như sau:


Bảng 2.1: Dự kiến cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống điện


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Hiện

tại

Quy hoạch

Tổng số

Xây mới

Nâng cấp

1

Trạm biến áp

Trạm

2

3

1

2

2

Đường dây cao thế thế

Km


1,5

1,5


3

Đường dây hạ thế

Km

18

20,5

2,5

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

[Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoành Bồ]

Như vậy đến năm 2012 hệ thống điện của Bằng Cả được quy hoạch xây dựng để đáp ứng nhu cầu về điện năng của xã đến năm 2020.

+ Nước: Hiện tại xã đã có trạm bơm nước. Xã có con sông Đồn chảy từ xã Tân Dân xuống hồ Yên Lập, ngoài ra phía Bắc còn có hồ Khe Chính, phía Đông Nam có lưu vực lòng hồ Yên Lập cung cấp đủ nước sản xuất cho nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân.

Để nâng cao năng suất cây trồng, khai thác tối đa tiềm năng đất đai và nâng cao hệ số sử dụng đất thủy lợi cũng như đời sống sinh hoạt của người dân và kinh doanh du lịch tại xã vấn đề cấp thoát nước trên địa bàn toàn xã đặc biệt là khu du lịch cần được quan tâm giải quyết kịp thời.

Hiện nay, tổng số chiều dài kênh mương trên địa bàn toàn xã là 21,87 km. Trong đó đã cứng hoá được 2,1 km. Còn lại 19,77 km cần cứng hoá trong thời gian tới. Dự kiến các tuyến mương cần xây mới và nâng cấp, cải tạo, diện tích đất thu hồi để xây dựng như sau:

Bảng 2.2: Quy hoạch xây dựng các tuyến mương



TT


Thôn

HT

chiều

dài (km)

HT

chiều

rộng (m)

HT

chiều sâu(m)

QH

chiều

rộng (m)

QH

chiều sâu (m)

QH

Km cứng hoá (km)

1

Đồng San

11,49

0,04

0,04

0,04

0,04

9,39

2

Chín Gian

10,25

0,04

0,04

0,04

0,04

10,70

3

Khe Liêu

1,74

0,04

0,04

0,04

0,04

1,74

Tổng

23,48





21,83


[Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoành Bồ]


Như vậy năm 2012, đã cứng hoá 10,92 km kênh mương kênh mương được đáp ứng đủ tiêu chuẩn xã nông thôn mới. Giai đoạn 2013 - 2015 sẽ tiếp tục cứng hoá 10,91 km kênh mương còn lại.

Bên cạnh đó xây mới 8 cống và nâng cấp 10 cống tưới tiêu thoát nước. Xây dựng mới 1 cầu Đoạn qua suối - lên đập Khe Chính. Việc xây dựng cây cầu này còn có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương đó là: tạo đường dẫn thông suốt từ trung tâm du lịch (thôn Chín Gian) đến điểm tham quan hồ Khe Chính.

Ngoài ra khi đến với Bằng Cả hệ thống kênh mương tại đây cũng là một nét đặc trưng, tiêu biểu của người dân trong xã. Do địa hình đa dạng bao gồm cả vùng đồi núi và ruộng thấp nên đặc điểm về hệ thống mương máng ở Bằng Cả được xây dựng đặc biệt (có độ cao nhất định so với mặt ruộng) nhìn xa trông như những cây «cầu khỉ» bắc qua những cánh đồng. Điều này cũng gây được sự thích thú đối với khách du lịch khi tới đây...

Với hệ thống điện và các trạm bơm nước, kênh mương như trên, hiện nay Bằng Cả có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và hoạt động kinh doanh du lịch trong tương lai.

2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả.

- Phương tiện vận chuyển:

Theo số liệu thống kê, hiện nay tại xã Bằng Cả hầu như chưa có sự đầu tư vào dịch vụ vận chuyển khách tới các điểm tham quan như: thuyền Kayak tại hồ Khe Chính, xe đạp, xe máy, xe ngựa đi thăm các bản làng (thôn Khe Liêu). Chỉ có 15% người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Bằng Cả là đã có đầu tư phương tiện vận chuyển để kết nối giữa các điểm du lịch với nhau (chủ yếu là cho thuê xe đạp và xe máy). Trong khi đó các phương tiện vận chuyển khác được coi là độc đáo, góp phần tạo nên sự cảm nhận mới lạ cho khách du lịch tại điểm đến như: chèo thuyền trên hồ Khe Chính, đi xe ngựa tham quan bản làng lại chưa có. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải có giải pháp kịp thời trong việc làm đa dạng và hiệu quả của các phương tiện vận chuyển khách du lịch trong du khu du lịch Bằng Cả trong tương lai.

- Cơ sở lưu trú:

Hầu hết các hộ đã đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay tại các hai thôn: Chín Gian và Đồng San hiện nay về cơ bản đã xây dựng mới và tu sửa nhà nhà ở của mình (nhà sàn) cho hợp với tiêu chuẩn nhà nghỉ dành cho khách du lịch. Trong đó 12 ngôi


nhà sàn tại thôn Chín Gian và 6 ngôi nhà sàn tại thôn Đồng San của chính các hộ dân cư quản lý đã sẵn sàng phục vụ khách du lịch đến nghỉ dưỡng. Nhà sàn đảm bảo tiêu chí: an toàn, sạch sẽ, có quạt máy, có phòng nghỉ ngủ riêng (dành cho khách nước ngoài); ngoài ra còn có đầy đủ các vật dụng tối thiểu khác như: chăn, gối, màn... Khu vệ sinh đã được đầu tư các thiết bị như: xí tự hoại, nhà tắm hợp vệ sinh... [40]

Tuy nhiên hiện nay mô hình du lịch cộng đồng tại Bằng Cả chưa thực sự được khởi động. Vì vậy, các cơ sở lưu trú này chưa được đưa vào khai thác nhiều do lượng khách du lịch đến Bằng Cả còn ít. Đòi hỏi trong giai đoạn tiếp theo Bằng Cả cần phát huy hết nội lực của mình trong việc xúc tiến và quảng bá hình ảnh địa phương để có thể thu hút được nhiều du khách hơn.

- Dịch vụ ăn uống:

Người Dao Thanh Y ở Bằng Cả có rất nhiều các món ăn đặc trưng của dân tộc được chế biến từ nguồn thực phẩm khác nhau (thịt lợn rừng, nhím, rau rừng, măng, rượu Bâu...). Hiện nay trên qui mô toàn xã có 5 cửa hàng phục vụ ăn uống của người dân địa phương quản lý chủ yếu phục vụ chính người dân trong thôn, xã và một số các nhóm, đoàn khách lẻ đến Bằng Cả. Đối với các hộ gia đình đăng ký làm dịch vụ homestay kết hợp phục vụ ăn uống tại nhà nghỉ với thực đơn đa dạng, đặc trưng của dân tộc mình. Các hộ gia đình đều phải ký cam kết về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. [40]

Tuy nhiên, để phát huy được hết năng suất phục vụ khách du lịch của các cơ sở phục vụ ăn uống này đòi hỏi phải có một nguồn khách đến với Bằng Cả thường xuyên hơn.

2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ đối với môi trường [40,76]

Bằng Cả là xã miền núi, với đặc điểm địa hình đồi núi xen thung lũng, cùng với tài nguyên rừng phong phú (với diện tích tự nhiên là: 2551,32 ha rừng, chiếm 79,72% diện tích tự nhiên), tạo cho xã có một cảnh quan thiên nhiên mang đậm bản sắc văn hóa nông thôn vùng cao. Đặc biệt xã lại là địa bàn cư trú của rất người Dao Thanh Y. Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển văn hóa bản địa với việc giữ gìn và khai thác cảnh quan thiên nhiên càng tăng thêm giá trị và tiềm năng, trong đó có tiềm năng du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó xã có thuận lợi do được tỉnh công nhận là “ Di tích khu căn cứ kháng chiến chống pháp xã Bằng Cả ” và được tỉnh quy hoạch khu bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao Thanh Y nên được tỉnh quan tâm và ưu tiên đầu tư xây dựng. Đây cũng là


cơ hội và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa và các ngành nghề thủ công truyền thống để tăng tỷ trọng lao động thương mại, du lịch và dịch vụ trong thời gian tới.

Một điều kiện thuận lợi nữa là xã có phong cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ với phong thủy non xanh nước biếc cùng với đập hồ Khe Chính với diện tích mặt nước rộng thoáng sẽ là một yếu tố quyết định tới thành công của ngành dịch vụ du lịch. Người dân trong xã rất thân thiện và nhiệt tình hiếu khách sẽ rất thích hợp để phát triển ngành công nghiệp không khói mà lại mang lại giá trị thu nhập cao này.

Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được điều chỉnh trên cơ sở Luật môi trường năm 1994 đã chỉ rõ nguồn đầu tư từ ngân sách cũng như từ kinh phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp. Việc thực hiện đầy đủ các điều khoản của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 là nguồn đầu tư đáng kể cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường ở Bằng Cả.

Hiện nay UBND huyện Hoành Bồ thực hiện tốt nguồn kinh phí bảo vệ môi trường. Riêng đối với xã Bằng Cả hàng năm được trang bị nhiều cơ sở vật chất: máy đo môi trường vùng lòng hồ, hệ thống thùng rác công cộng, nhà vệ sinh tự hoại,... phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái; đặc biệt những năm gần đây nhân dân đang phát động xây dựng làng xã xanh, sạch, đẹp và vệ sinh môi trường tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân và khách du lịch trong bảo vệ môi trường.

Trong Báo cáo quy hoạch sử dụng đất xã Bằng Cả giai đoạn 2011 -2020 có nêu rõ: “ Bảo vệ nghiêm diện tích rừng phòng hộ,khu vực có độ dốc trên 25 độ, nâng cao độ che phủ của rừng, bố trí các khu xử lý, chôn lấp,chất thải phù hợp, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, bảo vệ môi trường của cho mọi tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư. Các dự án đầu tư mới đều phải được đánh giá tác động môi trường; chủ đầu tư phải có cam kết bảo vệ môi trường, không thải các chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Xử lý nghiêm minh đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường”.[40,77]

2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ du lịch cộng đồng khác tại xã Bằng Cả.

- Cơ sở y tế: [40,19]

Hiện trạng trạm y tế xã có diện tích khuôn viên rộng 664,6m2 với diện tích 12m2/phòng. Trạm y tế xã gồm 2 dãy nhà cấp 3 và cấp 4 với tổng số là 8 phòng.Trong đó có 3 giường bệnh để phục vụ bệnh nhân tại trạm y tế với số lượng đội ngũ cán bộ là 3 người. Có vườn thuốc nam 80m2


Trạm y tế nằm ở trung tâm của xã, giao thông thuận tiện. Các trường hợp khẩn cấp có thể di chuyển người bệnh (nếu có rủi ro đối với khách du lịch) từ khu vực lưu trú đến trạm một cách nhanh chóng. Việc có trạm y tế xã với những trang thiết bị cần thiết góp phần tạo được sự yên tâm cho khách du lịch khi đến tham quan và lưu trú dài ngày tại Bằng Cả.

- Thực trạng phát triển hệ thống chợ: [40,20]

Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa khác nhau, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong xã. Ngoài ra, chợ cũng là nơi khách du lịch rất quan tâm khi đến bất cứ một địa phương nào từ thành phố đến nông thôn. Bởi lẽ chợ là nơi trưng bày và bán các sản phẩm của địa phương. Khách du lịch có thể đến chợ để mua những món đồ lưu niệm độc đáo, những loại thực phẩm đặc trưng của địa phương, và cũng có thể đến chợ để cảm nhận “nhịp sống” của người dân bản địa.

Hiện nay xã có 01 chợ. Ngoài ra, các hộ gia đình bán tự phát tại một số điểm nhỏ lẻ ở trục đường chính. Các sản phẩm đượ bày bán tại chợ là: quần áo, khăn , túi… của dân tộc Dao được dệt bằng tay rất tinh vi; các đồ dùng trong gia đình, các loại nhạc cụ truyền thống. Ngoài ra, chợ xã và các chợ nhỏ lẻ khác bán thực phẩm mà người dân địa phương nuôi trồng săn bắn và hái lượm được như: lợn rừng, gà đồi, nhím, rau rừng, măng đắng…

Với những sản phẩm bày bán chợ Bằng Cả sẽ là một trong những địa chỉ không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến thăm quan tại đây. Đến chợ du khách vừa có thể mua những sản vật của người dân địa phương về làm quà vừa trải nghiệm không gian mua bán đậm màu sắc của người dân tộc Dao Thanh Y tại đây.

- Công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch: [40,35]

Mặc dù các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ du lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.

Tại Bằng Cả hiện nay tiêu biểu nhất là khu bảo tồn bản Văn hoá người Dao Thanh Y được đặt tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả, có tổng diện tích trên 5ha, do Sở VH-TT&DL làm chủ đầu tư và được khởi công từ năm 2009.

Khu bảo tồn gồm 1 nhà văn hoá sinh hoạt chung được làm theo lối kiến trúc nhà sàn và 2 nhà mẫu phục dựng nhằm mô phỏng nhà ở của đồng bào Dao Thanh Y. Ngoài ra, còn có sân lễ hội, vui chơi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023