Khái Niệm Về Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Theo Hướng Phát Triển Bền Vững: [15,45]


thống và sự ô nhiễm môi trường sống sẽ làm giảm độ hấp dẫn của điểm đến. Vì thế, cộng đồng địa phương phải luôn đề cao ý thức gìn giữ và bảo vệ giá trị của các tài nguyên.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

1.2.1. Khái niệm về mô hình du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững: [15,45]

Để đi đến khái niệm mô hình du lịch cộng đồng bền vững trước hết ta phải nhắc tới khái niệm về mô hình phát triển: Mô hình phát triển là tổng hợp các hợp phần và mối liên kết giữa chúng để tạo nên kết quả mà các nhà thiết lập mong đợi.

Khái niệm về mô hình phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng cũng không nằm ngoài khái niệm chung về “mô hình phát triển” như đã nêu ở trên.

Trong trường hợp này khái niệm về “phát triển” sẽ không còn chung nữa mà đã gắn liền nội hàm là “du lịch” với mục tiêu nhắm tới là “bền vững”. Như vật trong hợp phần của mô hình sẽ phải bao gồm các hợp phần cần thiết cho hoạt động phát triển du lịch với các mối quan hệ sao cho mô hình này vận hành một cách bền vững.

Như vậy mô hình du lịch bền vững sẽ được hiểu: “Mô hình du lịch bền vững là tổng hợp các hợp phần cần thiết cho hoạt động du lịch và các mối liên kết giữa chúng tạo ra hoạt động vận hành để đạt được mục tiêu phát triển bền vững”. Việc xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững tại một khu vực phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

• Thống nhất hoạt động quản lý và giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn/xung đột nảy sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch;

• Xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

• Xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường, song không làm tổn hại đến sức chịu tải của tài nguyên;

• Tăng cường hoạt động quảng bá DL có trách nhiệm (quảng bá những gì có);

• Phân chia lợi ích công bằng giữa các bên tham gia hoạt động kinh doanh DL;

• Nâng cao đời sống cộng đồng, những người sở hữu/hoặc bốn sống dựa vào những giá trị tài nguyên mà doanh nghiệp khai thác để phát triển sản phẩm DL;


• Quy hoạch không gian du lịch, kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan, thân thiện với môi trường;

• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả lao động gián tiếp cung cấp các dịch vụ có liên quan để tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn hảo, có chất lượng và sức hấp dẫn;

• Tăng trưởng kinh tế du lịch (tăng lợi nhuận) mà không làm suy thoái, tổn hại đến môi trường, bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống bản địa;

• Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

Hiện nay, vấn đề xác định các tiêu chí định lượng cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững còn chưa thực sự rõ, đồng thời các nguyên tắc định tính cũng chưa được hoàn toàn thống nhất một cách chặt chẽ, do vậy trên cơ sở tham khảo các khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khuyến cáo cũng như những bài học từ kinh nghiệm quốc tế, đề tài lựa chọn nguyên lý “Tam vị nhất thể” trong việc xác định các hợp phần cũng như phân tích đánh giá và đề xuất các biện pháp thực hiện trong từng hợp phần nhằm xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững tại một khu vực sẽ được lựa chọn.

Bền vững

Thích hợp

Đa dạng

Nguyên lý “Tam vị nhất thể” thể hiện mối quan hệ thống nhất giữa mục tiêu “Phát triển bền vững” về du lịch với “Sự thích hợp” với khả năng chịu tải về tài nguyên và môi trường (bao gồm cả môi trường nhân văn) nơi diễn ra hoạt động du lịch và với “Tính đa dạng” về các đối tượng tham gia hoạt động du lịch; tính đa dạng về quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động phát triển du lịch. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ này được đưa ra trên Sơ đồ 1.1:


Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ quan hệ tam vị nhất thể [15,46]

Với nguyên lý phát triển này, mô hình về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững sẽ được đảm bảo.


Các nguyên tắc cần quan tâm trong quá trình nghiên cứu xây dựng mô hình bao gồm:

• Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải;

• Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội;

• Phát triển DL gắn liền với việc bảo tổn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa;

• Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ lợi ích với cộng động địa phương;

• Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực (bổ sung đội ngũ, đào tạo mới và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ);

• Tuyên truyền quảng cáo du lịch đa mục tiêu;

• Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học.

1.2.2. Những vấn đề về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững [28,23]

Bản chất của du lịch cộng đồng là xã hội hoá du lịch. Sự ra đời của du lịch cộng đồng trước hết bắt nguồn từ nhu cầu được khám phá của du khách, sau nữa là chủ thể được khám phá nhận thức được thế mạnh của mình để tổ chức khai thác. Vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng thì:

Trước hết chính quyền địa phương phải có chủ trương, chính sách khuyến khích công chúng đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá dịch vụ du lịch. Quan trọng nhất là hỗ trợ họ về mặt pháp lý như hình thành sự liên kết các thành viên cộng đồng thành một tổ chức chặt chẽ mà hạt nhân là ban điều hành. Đây là yếu tố quyết định sự thành bại của du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho du khách tìm đến được cơ sở du lịch và ngược lại các gia đình làm du lịch mới tìm thấy khách hàng của mình.

Về phía dân cư phải xây dựng một kế hoạch phát triển chi tiết, chặt chẽ. Trước hết là xác định thế mạnh và tiềm năng du lịch, sau đó là thực hiện các bước đầu tư phù hợp để vừa khai thác vừa nuôi dưỡng tiềm năng du lịch, hướng đến các mục tiêu đa dang hoá dịch vụ du lịch. Có thể tổ chức cho du khách tham gia các hoạt động sản xuất, tổ chức lưu trú với các điều kiện sinh hoạt phù hợp, liên kết nhiều gia đình để tổ chức giao lưu văn hoá với khách.

Tất cả các dịch vụ phải được xây dựng với giá cả hợp lý. Vấn đề có tính nguyên tắc là không lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu duy nhất để hoạt động du lịch cộng đồng. Phải xây dựng được nhiều gia đình trong một cộng đồng cùng tham gia. Ban điều hành thông tin công khai đầy đủ đến du khác về những điều kiện vật chất, con người, giá cả


dịch vụ của từng gia đình. Du khách được tự do lựa chọn điểm đến của mình mà không bị bất cứ một sự áp đặt nào.

Để đáp ứng mong đợi của các nhóm khách hàng mục tiêu, các sản phẩm du lịch không ngừng được tìm tòi, khai thác từ nguồn sau:

- Sản phẩm di sản tự nhiên: cảnh quan du lịch hoang sơ, lạ, hấp dẫn, tiềm năng lớn chưa bị tàn phá; tài nguyên du lịch thiên nhiên, không khí trong lành; dân cư thưa thớt, làm ăn khó khăn; hạ tầng cơ sở kém; có các cảnh quan đã có tiếng; có thể phát triển được nếu được đầu tư.

- Sản phẩm tài nguyên nhân văn: vài nét văn hoá nhất như món ăn, điệu hò, phong tục, lễ hội; một đền chùa miếu mạo linh thiêng; đặc điểm khác biệt của một dân tộc; cuộc sống của chính người dân sở tại …

- Sản phẩm tài nguyên phi vật thể: sự linh thiêng của một vùng đất; truyền thuyết; danh tiếng…

- Sản phẩm marketing: các chính sách thu hút và giữ chân khách hàng; đội ngũ phục vụ và chiến lược đào tạo; chiến lược phát triển du lịch cộng đồng bền vững …

Như vậy, có thể kết luận: “Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững là tập trung duy trì mối quan hệ tích cực của cộng đồng với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn đồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng đồng dân cư địa phương trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch”. [9,15]

1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

1.3.1. Cơ sở hạ tầng [28,24]

Cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển du lịch. Du lịch cộng đồng cũng không nằm ngoài quy luật này. Cơ sở hạ tầng sẽ quyết định đời sống kinh tế, trình độ văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương giúp cộng đồng địa phương có điều kiện phát triển các hoạt động du lịch. Đối với khách du lịch, dù đi du lịch với bất kỳ mục đích nào, họ đều cần khu vực có cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của họ cũng như điều kiện tiếp cận đối tượng trong chuyến đi. Các yếu tố cơ sở hạ tầng trong điều kiện phát triển du lịch cộng đồng bao gồm: mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, năng lượng, thông tin liên lạc…

Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu.


Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Thông tin liên lạc là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.

Các công trình cung cấp điện, nước :

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.

1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch [28,25]

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm các công trình, phương tiện có chức năng tạo ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quyết định chất lượng các dịch vụ du lịch đồng thời cũng quyết định giá trị của sản phẩm du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.

- Phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển tại địa phương bao gồm xe ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền, các phương tiện sử dụng sức kéo hay các con vật có khả năng vận chuyển có khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách du lịch trong quá trình thăm quan, Tất cả các phương tiện trên phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh và đảm bảo chất lượng.

- Cơ sở lưu trú: Bao gồm khách sạn tư nhân, nhà nghỉ, nhà ở của người dân… Tất cả các đối tượng trên do cộng đồng địa phương sở hữu hay quản lý để phục vụ dịch vụ lưu trú cho hoạt động du lịch. Cơ sở lưu trú phải đảm bảo chất lượng vệ sinh


và được trang bị các thiết bị phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của khách du lịch. Đặc biệt các công trình vệ sinh phải được chú trọng đầu tư các thiết bị như: bình tắm nóng lạnh, xí tự hoại… Ngoài ra, các cơ sở lưu trú cần được trang bị các thiết bị như: bình tắm nóng lạnh, xí tự hoại… Ngoài ra, các cơ sở lưu trú phải được chú trọng đầu tư các thiết bị và biện pháp để đảm bảo an ninh, an toàn trong thời gian khách du lịch lưu trú.

- Dịch vụ ăn uống: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Đồng thời, dịch vụ ăn uống cũng đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh du lịch. Dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng thúc đẩy hoat động du lịch và phát triển du lịch cộng đồng. Khu vực phục vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, an toàn và thoải mái. Các dụng cụ phục vụ ăn uống tiện lợi, vệ sinh. Các món ăn đa dạng, đặc trưng của địa phương nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và phù hợp với khẩu vị của khách du lịch.

- Các trang thiết bị khác: Bao gồm các trang thiết bị đặc trưng cho mục đích các chuyến thăm quan hay hoạt động du lịch cụ thể. Các thiết bị phải được trang bị đầy đủ, phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn.

1.3.3. Dịch vụ hỗ trợ cho du lịch. [28,26]

Các dịch vụ hỗ trợ khác góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương phải kể đến : trạm y tế tại điểm du lịch, mạng lưới các cửa hàng, chợ, công trình biểu diễn, trưng bày các hoạt động văn hoá phục vụ du lịch, cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác…

- Cơ sở y tế:

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo an toàn về sức khỏe. Như vậy, cần phải có trạm y tế để cấp cứu, phục vụ khách du lịch khi xảy ra sự cố.

- Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch

Các công trình này nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá - xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, nét đặc trưng văn hoá của cộng đồng tại địa phương.

Các công trình bao gồm trung tâm biểu diễn văn hoá văn nghệ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng… hoặc hoạt động độc lập tại các trung tâm du lịch.


Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ du lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.

- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện… Nhìn chung, các công trình này được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với khách du lịch nó chỉ có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch.


Thiên nhiên hoang sơ tại xã Bằng Cả 1 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 1


Thiên nhiên hoang sơ tại xã Bằng Cả


1.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2

Trong chương 1 nội dung đề cập đến chủ yếu là các cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch cộng đồng trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế. Trong đó các vấn đề triển khai nghiên cứu đó là: cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch và du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững (bao gồm hệ thống các khái niệm: du lịch, phát triển du lịch, du lịch cộng đồng). Bên cạnh đó, đưa ra các cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hòa nhập của người dân nông thôn trong làn song phát triển kinh kế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa phù hợp với phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo được công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên cơ sở lý thuyết và những tiêu chí được đề cập đến trong chương 1 sẽ là tiền đề quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh theo xu hướng hội nhập. Tuy nhiên, các vấn đề lý thuyết có tầm vĩ mô và khái quát, các điểm du lịch lại có những đặc điểm, điều kiện khác nhau nên không thể áp dụng một cách máy móc, dập khuôn cho tất cả các điểm du lịch. Vì vậy để đánh giá, phân tích đúng thực trạng của một điểm du lịch (xã Bằng Cả, Hoành Bồ Quảng Ninh) cần có sự chọn lọc lý thuyết để áp dụng vào thực tế một cách khoa học và hợp lý nhất. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với chương 2 đó là: phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở xã Bằng cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh bao gồm các nội dung như sau:

(1) Giới thiệu về xã Bằng Cả.

(2) Phân tích đánh giá những điều kiện hiện tại về hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

(3) Phân tích, đánh giá thực trạng các dịch vụ hỗ trợ trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả,huyện Hoành Bồ,tỉnh Quảng Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023