Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------------------------------------


NGUYỄN THỊ THU HUYỀN


PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ,

TỈNH QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH


HÀ NỘI – 2013


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH


Danh mục Bảng:


TÊN BẢNG

Tr.g

Bảng 2.1: Dự kiến cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống điện

39

Bảng 2.2: Quy hoạch xây dựng các tuyến mương xã Bằng Cả

39

Bảng 3.1: Tóm tắt lợi ích các giải pháp

77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1


Danh mục hình:


TÊN HÌNH

Tr.g

Hình 2.1: Thi giã gạo trong hội làng Bằng Cả

30

Hình 2.2: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao Thanh Y, xã Bằng Cả

32

Hình 2.3: Đường liên thôn của xã Bằng Cả

37

Hình 2.4: Nhà sàn ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y

(xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ)

44

Hình 3.1: Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sín Chải - Lào Cai

52

Hình 3.2: Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả

57


Danh mục sơ đồ:


TÊN SƠ ĐỒ

Tr.g

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ tam vị nhất thể

13

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ vị trí các thôn trong xã Bằng Cả

22


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 4

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 5

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5

1.1.1. Khái niệm du lịch 5

1.1.2 Phát triển du lịch bền vững 6

1.1.3. Du lịch cộng đồng 7

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 12

1.2.1. Khái niệm về mô hình du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững 12

1.2.2. Những vấn đề về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững 14

1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 15

1.3.1. Cơ sở hạ tầng 15

1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 16

1.3.3. Dịch vụ hỗ trợ cho du lịch 17

1.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2 19

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP 20

2.1 GIỚI THIỆU VỀ BẰNG CẢ - HOÀNH BỒ 20

2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH 23

2.2.1 Điều kiện về tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng 23

2.2.2. Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư 33

2.2.3. Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến thăm quan du lịch, nghiên cứu, tương sẽ thu hút được nhiều khách 33

2.2.4. Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng 34

2.2.5. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ 36

2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH 37

2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả 37

2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả 40

2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ đối với môi trường 41

2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ du lịch cộng đồng khác tại xã Bằng Cả 42

2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3 45

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH 46

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 46

3.1.1. Trên thế giới 46

3.1.2. Việt Nam 47

3.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM 48

3.2.1. Bản Lác huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình 48

3.2.2. Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Sín Chải, Sa Pa - Lào Cai 51

3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH 54

3.3.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh54

3.3.2. Đề xuất mô hình 56

3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH 60

3.3.1. Nhóm giải pháp tới Cộng đồng địa phương 60

3.3.2. Nhóm giải pháp tới Chính quyền địa phương 63

3.3.3. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý khu du lịch xã Bằng Cả 66

3.3.4. Nhóm giải pháp tới công ty du lịch 68

3.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch 69

3.3.6. Các hoạt động bổ trợ 71

3.4. TÓM TẮT LỢI ÍCH CỦA CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ HỘI THÁCH THỨC KHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH 73

3.4.1. Lợi ích của các giải pháp 73

3.4.2. Cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 74

3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78


PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cùng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và cư dân bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng đã bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, du lịch là một trong những ngành kinh tế hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Du lịch bền vững cũng như du lịch cộng đồng ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng đã xuất hiện tại Việt Nam dưới các hình thức du lịch tham quan, tìm hiểu với những tên gọi như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thiên nhiên .


Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo các cơ hội tham gia của người dân địa phương, trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình), Suối Voi – Lộc Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Ba Bể, thôn Sín Chải – Sa Pa, đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) . Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa đi vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch cộng đồng, du lịch bền vững.

Huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh là một trong những điểm có tiềm năng to lớn về du lịch cộng đồng, đặc biệt là xã Bằng Cả, một xã miền núi có khí hậu trong lành và cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. Đặc biệt đây là nơi sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc Dao với những bản sắc văn hóa độc đáo mà chỉ có người Dao ở Bằng Cả, Hoành Bồ, Quảng Ninh mới có. Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện Hoành Bồ năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 đã xác định: “Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển tuyến du lịch sinh thái, văn hóa, dân tộc xã Bằng Cả giai đoạn 2011-2015” nhằm đưa du lịch cộng đồng thành hướng đi cho vấn đề thoát nghèo và phát triển bền vững. Đây là hình thức xã hội hóa hoạt động du lịch môt cách triệt để nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà qua đó còn giáo dục ý thức giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và đánh giá nhìn nhận được những tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, Hoành Bồ, tôi đã chọn đề tài:

“Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của tôi sẽ góp một phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, hướng đến sự phát triển bền vững của huyện Hoành Bồ nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.


2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

a. Mục tiêu: Đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, Hoành Bồ, Quảng Ninh; đồng thời cũng phân tích, đánh giá những thực trạng phát triển của xã Bằng Cả để triển khai mô hình du lịch này. Qua đó xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Bằng Cả, Hoành Bồ, Quảng Ninh.

b. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012

- Phạm vi không gian: Xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ và vùng lân cận

- Phạm vi nội dung: Thực trạng phát triển du lịch tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

a. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả. huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

- Xây dựng các giải pháp cơ bản về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

- Các vấn đề liên quan đến lập dự án đầu tư.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế, tổng hợp….cụ thể:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế được sử dụng trong việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận ở Chương 1 và thu thập số liệu của luận văn tại Chương 2.

- Phương pháp phân tích, so sánh xử lý các số liệu của đề tài để rút ra kết luận, đánh giá ở Chương 2, Chương 3.

- Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu nhập những số liệu, thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách. Số liệu, thông tin thu nhập được sẽ giúp hình thành bức tranh thực tế của vấn đề nghiên cứu mang tính thực tế, có khả năng thực thi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023