Phụ lục 19:
THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9
Tên bài học: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn
đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Rèn luyện, củng cố kỹ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
- Kỹ năng học tập hợp tác: tham gia họat động học tập nhóm hợp tác; hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
II CHUẨN BỊ
- GV: bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam Tập tranh 54 dân tộc Việt Nam
- HS: câu hỏi, bài tập SGK, tập bản đồ, phiếu học tập
III- PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm, học tập hợp tác.
- Nêu vấn đề.
- Kỹ năng sử dụng câu hỏi
IV- TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định
- Kiểm tra sỉ số.
- Tổ chức nhóm HT hợp tác.
2. Bài dạy
* Giới thiệu bài: Viêt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước, địa bàn cư trú của các dân tộc được phân bồ như thế nào trên đất nước ta
Nội dung | |
A. HỌAT ĐỘNG 1 | I. Các dân tộc ở Việt Nam |
I. Hoạt động học tập hợp tác nhóm | |
1. Họat động của giáo viên: | |
- Giáo viên đặt câu hỏi (dùng lời và tranh | |
minh họa để hỏi học sinh theo trình tự). | |
GV: Dùng tập ảnh “Việt Nam hình ảnh 54 | |
dân tộc”. Giới thiệu một số dân tộc tiêu | |
biểu cho các miền đất nước. | |
a. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên | |
các dân tộc mà em biết? | - Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có |
Trình bày những nét khái quát về dân tộc | những nét văn hoá riêng. |
Kinh và một số dân tộc khác? | - Ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản |
b. Quan sát hình 1.1 cho biết dân tộc nào | xuất,… |
chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao | - Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, |
nhiêu? | chiếm 86.2% dân số cả nước |
c. Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân | |
tộc ít người? | - Người Việt là lực lượng lao động đông đảo |
trong các ngành kinh tế quan trọng (kinh | |
nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống,…) | |
d. Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? - Giáo viên giao nhiệm vụ: hợp tác nhóm 5 phút, 6 nhóm học tập hợp tác | - Dệt thổ cẩm, thêu thùa (Tày, Thái,...); làm gốm, trồng bông dệt vải (Chăm ); làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khe- me); làm bàn ghế bằng trúc (Tày),… |
(1,2,3,4,5,6). Nhóm 1,2,3 thực hiện câu a,c. |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Hội Tụ Tiến (F ): Số % Hs Đạt Điểm Xi Trở Lên
- Bảng Hội Tụ Tiến (F ): Số % Hs Đạt Điểm Xi Trở Lên
- Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở - 21
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Nội dung | |
Nhóm 4,5,6 thực hiện câu b,d. Phân công nhóm trưởng, thư ký, nhắc nhở các nhóm thực hành kỹ năng học tập hợp tác nhóm. 2. Họat động của học sinh - Ổn định nhóm. - Tiếp nhận sự phân công của giáo viên - Tiếp nhận vấn đề đặt ra và giải quyết theo yêu cầu bài học. - Trao đổi thảo luận với nhóm. - Chia sẻ kết quả. Hoàn thành đáp án. II. Hoạt động học tập hợp tác lớp 1. Họat động của giáo viên - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. - Giáo viên gọi các nhóm khác thảo luận bổ sung ý kiến. - Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả và đưa ra đáp án. 2. Họat động của học sinh - Tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận. - Điều chỉnh bổ sung kết quả. - Rút kinh nghiệm. | Việt Nam là quốc gia có nhiều thành phần dân tộc. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, cùng chung sống dưới một mái nhà. Về số lượng, sau người Việt là người Tày, Thái, Mường, Khơme, mỗi tộc người có số dân trên 1 triệu. Các tộc người khác có số lượng ít hơn ( xem bảng 1.1 ). |
B. HOẠT ĐỘNG 2 | II- Phân bố các dân tộc |
I. Hoạt động học tập hợp tác nhóm | 1. Dân tộc Kinh |
1. Họat động của giáo viên | |
+ Giáo viên đặt vấn đề: | |
a. Dựa vào bản đồ “ Phân bố các dân tộc | - Dân tộc Kinh: phân bố chủ yếu ở đồng |
Việt Nam”, cho biết dân tộc Kinh phân bố | bằng , trung du và ven biển. |
chủ yếu ở đâu? |
Nội dung | |
b. Cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu và những khu vực này có đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội như thế nào? c. Dựa vào SGK và bản đồ phân bố , hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người? d. Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc có những thay đổi lớn như thế nào? - Giáo viên giao nhiệm vụ: hợp tác nhóm 5 phút, 6 nhóm học tập hợp tác (1,2,3,4,5,6). Nhóm 1,2,3 thực hiện câu a,b. Nhóm 4,5,6 thực hiện câu c,d. Phân công nhóm trưởng, thư ký, nhắc nhở các nhóm thực hành kỹ năng học tập hợp tác nhóm. 2. Họat động của học sinh: - Ổn định nhóm. - Tiếp nhận sự phân công của giáo viên - Tiếp nhận vấn đề đặt ra và giải quyết theo yêu cầu bài học. - Trao đổi thảo luận với nhóm. - Chia sẻ kết quả. Hoàn thành đáp án. II. Hoạt động học tập hợp tác lớp 1. Họat động của giáo viên - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. | - Dân tộc ít người: miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. Đặc trưng tiềm năng tài nguyên lớn, vị trí quan trọng, địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế chưa phát triển,... - Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông,… - Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên: có Ê- đê, Gia- rai, Ba- Na, Co- ho,... - Người Chăm, Hoa. Khơme sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ,... Định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường, trường, trạm, công trình thủy điện, khai thác tiềm năng du lịch,... |
Nội dung | |
- Giáo viên gọi các nhóm khác thảo luận bổ sung ý kiến. - Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả và đưa ra đáp án. 2. Họat động của học sinh - Tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận. - Điều chỉnh bổ sung kết quả. - Rút kinh nghiệm. |
3. Củng cố và luyện tập (giáo viên phát phiếu học tập có nội dung trắc nghiệm):
O Vì sao các dân tộc ít người ở miền núi thường sống trong nhà sàn?
a. Để tránh ruồi □ b. Để tránh nắng □
c. Để tránh ẩm thấp và thú dữ Æ d. Để tránh lũ quét □
0 Đua voi và lễ hội đâm trâu là của các dân tộc sống ở đâu?
a. Miền Đông Nam Bộ □ b. Đồng bằng sông Cửu Long □
c. Tây Nguyên Æ d. Miền núi Đông Bắc Bắc Bộ □
Œ Chợ “ tình” là một phiên chợ độc đáo của một số dân tộc ít người sống ở miền núi phía Bắc nước ta, mọi người biết đến chợ “ tình” để làm gì?
a. Để trao đổi mua bán hàng hóa □ b. Để ca hát nhảy múa □
c. Để kết bạn tìm người yêu Æ d. Để uống rượu □
5. Hướng dẫn tự học
Làm câu hỏi, bài tập SGK. Tập bản đồ.
Chuẩn bị bài 2: Dân số và gia tăng dân số: phân tích H2.1, bảng 2.1, 2.2
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM
- Cần chú ý kỹ năng đọc và xác định trên bản đồ.
- Trong học tập hợp tác, quan tâm đến việc chia sẻ tài liệu, trao đổi giúp đỡ khi bạn yêu cầu, phát biểu trong nhóm vừa đủ nghe.