Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Dưới Góc Độ Của Nền Kinh Tế Tri Thức


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM TRÊN CON

ĐƯỜNG TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC


2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2.1.1 Những chỉ số phát triển kinh tế - xã hội cơ bản của Việt Nam

Trong hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tốc độ đổi mới nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng còn chậm, tăng trưởng kinh tế còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và vốn. Nền tảng phát triển kinh tế ít dựa vào tiến bộ khoa học - công nghệ và tiềm năng trí tuệ chưa được phát huy đúng mức.

Từ năm 1995 đến năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục với tốc độ bình quân mỗi năm 7,34%, mặc dù trong giai đoạn này chúng ta bị ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng (1996 và cuối 2007 đến 2008). Mức tăng trưởng cao của năm 2005 đã góp phần quyết định cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 7,5%/năm đã được đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005. Đến hết năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội đã gấp hơn 2,64 lần năm 1995, năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%. Cơ cấu kinh tế năm 2009: tỷ trọng Nông, Lâm, Thủy sản trong GDP là: 20,91%; Công nghiệp, Xây dựng là 40,24%, trong đó, Công nghiệp chế biến là 25,54%; và Dịch vụ là 38,85%.

Trong năm năm 2004-2009, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP của khu vực nông nghiệp giảm dần nhưng vẫn còn cao so thế giới là 2% của năm 2007. Khu vực dịch vụ thì hầu như không tăng. Điều này cho thấy vai trò của khu vực nông nghiệp vẫn rất quan trọng trong cơ cấu GDP.

Qua Bảng 2.1 dưới đây cho thấy trong 5 năm 2005 – 2009 được cho là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy khá cao nhưng cũng chậm lại do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính 2007 và vẫn còn dư âm đến nay, cơ cấu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tỷ lệ tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP nhìn chung là không đổi, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm, nhưng tốc độ giảm không đáng kể (24,53% năm 2000, 20,97% năm 2005 và 20,91% năm 2009 - Hình

2.1 trang bên).


Khu vực Công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2005-2009 có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân là 7,15%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ Công nghiệp chế biến trong ngành Công nghiệp không cao, chỉ đạt 25,54% trong GDP

Hình 2.1 Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 2000-2009


Nguồn : Niên giám Thống kê 2009

Các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, … vẫn thấp. Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm do khu vực công nghiệp tạo ra vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 15 - 20% giá trị, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, xuất khẩu dựa vào nhân công giá rẻ lao động phần lớn là giản đơn, giá trị của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn do lao động động quá khứ tạo ra (nguyên, nhiên, vật liệu) và chủ yếu do lao động trừu tượng giản đơn (lao động cơ bắp) tạo ra. [18, Tr. 165].

Trong Nông, lâm nghiệp và thủy sản, vai trò của lĩnh vực dịch vụ trong nông nghiệp mới chỉ đóng góp với tỷ trọng rất nhỏ là 2,5%, đóng góp của công nghệ sinh học chưa có tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động, sản lượng cây con và chưa tác động nhiều đến sự biến đổi về chất của giống cây trồng, vật nuôi.


Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành giai đoạn 2005-2009

Mục

2005

2006

2007

2008

2009

2005-

2009

Tốc độ tăng %

GDP

8,44

8,23

8,46

6,18

5,32

6,11

Nông - lâm - Thủy sản

4,02

3,69

3,76

4,07

1,83

2,9

Công nghiệp - xâydựng

10,69

10,38

10,22

6,11

5,52

7,15

Dịch vụ

8,48

8.29

8,85

7.18

8,63

6,57

Đóng góp vào GDP theo điểm phần trăm

GDP

8,44

8,23

8,46

6,18

5,32

6,11

Nông - lâm - Thủy sản

0,82

0,72

0,70

0,73

0,32

0,66

Công nghiệp - xâydựng

4,21

4,17

4,19

2,54

2,30

3,48

Dịch vụ

3,41

3,34

3,57

2,91

2,70

3,19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 12

Nguồn : Tổng hợp từ Niên giám Thống kê 2006-2009

Tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ rất chậm. Mười lăm năm qua, nước ta đã giảm dân số thuộc khu vực nông nghiệp từ 85% xuống còn 70% (trong khi Hàn Quốc trong ba thập kỷ công nghiệp hóa từ 1960-1990 đã giảm tỷ lệ dân số nông nghiệp từ 70% còn 6%).

Tuy nhiên, trong thời gian qua với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực tư nhân, được thể hiện qua Luật Doanh nghiệp, đã tạo ra một bước ngoặt trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Khu vực tư nhân với tính năng động cao hơn sẽ dễ tiếp thu và áp dụng tri thức mới. Xu thế phát triển hơn nữa khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc sẵn sàng tiếp cận các yếu tố kinh tế tri thức.

Thực tế đã chứng minh điều đó, trong thời gian qua kinh tế nông nghiệp đã có bước bứt phá dựa vào ứng dụng tri thức. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm sản đạt trên 13,24 tỷ USD. Xuất khẩu hàng thủy sản đạt trên 4,25 tỷ USD. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống để phát triển sản xuất lúa cũng như kỹ thuật nuôi, trồng, chế biến thủy, hải sản đã làm cho xuất khẩu không ngừng tăng cao số lượng, chất lượng và giá trị.

Bên cạnh đó cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn dịch chuyển chậm. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn vẫn còn rất yếu kém, tỷ lệ được chế biến của các sản phẩm nông nghiệp nhìn chung vẫn còn thấp, ví dụ: khoảng 40% - 50% sản phẩm chè; 26% sản phẩm cao su; 10% rau quả; 15% sản phẩm thịt…được chế biến.


Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cũng rất lớn: 13% - 15% trong sản xuất lúa; 25 - 30% trong thu hoạch rau quả; 13% trong sản xuất đường thủ công.

Trong thời gian qua, ngành Công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam là một trong những ngành có sự phát triển dựa vào những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học và công nghệ. Đến nay ngành này đã xây dựng được kết cấu hạ tầng thông tin khá hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang…. Đã ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet băng thông rộng, nâng cao tốc độ đường truyền, hạ giá cước truy cập.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam qua một số chỉ tiêu cơ bản của Ngân hàng Thế Giới

Những câu hỏi đặt ra là trình độ kinh tế tri thức của Việt Nam phát triển như thế nào, chúng ta đang ở đâu trong mức thang phát triển kinh tế tri thức, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì các nước trên thế giới đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức của nước ta như thế nào.

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng chỉ số kinh tế tri thức 2009


Xếp hạng


Quốc gia


KEI

Môi trường

kinh doanh và thể chế


Đổi mới

Đào tạo


ICT

1

Mỹ

9.02

9.04

9.47

8.74

8.83


Tây Âu

8.76

8.71

9.27

8.29

8.78

18

Đài Loan

8.45

7.42

9.27

7.97

9.13

19

Singapore

8.44

9.68

9.58

5.29

9.22

20

Nhật

8.42

7.81

9.22

8.67

8

23

Hồng Kông

8.32

9.54

9.04

5.37

9.33

29

Hàn Quốc

7.82

6

8.6

8.09

8.6

48

Malyasia

6.07

6.11

6.82

4.21

7.14

63

Thái Lan

5.52

5.12

5.76

5.58

5.64

81

Trung Quốc

4.47

3.9

5.44

4.2

4.33

89

Philippin

4.12

4.37

3.8

4.69

3.6

100

Việt Nam

3.51

2.79

2.72

3.66

4.85

103

Indonesia

3.29

3.66

3.19

3.59

2.72

104

Ấn Độ

3.09

3.5

4.15

2.21

2.49

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo về kinh tế tri thức của World Bank 2010


Câu trả lời của những người được hỏi thường không lạc quan, thậm chí còn cho rằng nước chúng ta còn lâu mới tiến đến trình độ phát triển kinh tế tri thức (số liệu dùng thăm dò trên diễn đàn kinh tế tại trang web : www.ttvnol.com, với 1021 người, con số trả lời không lạc quan chiếm 97,6%). Bảng 2.2 xếp hạng phát triển kinh tế tri thức do ngân hàng thế giới đưa ra, chỉ số KEI cho ta mức độ đánh giá tổng quan về trình độ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam.

Về trình độ phát triển đồng đều của một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tri thức trên các chỉ tiêu của Ngân hàng Thế giới, Hình 2.2 cho ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam và chỉ số phát triển ICT, phát triển con người của chúng ta đạt khá nhưng không đồng bộ với hệ thống đổi mới, nghiên cứu khoa học và luật pháp còn chưa cao.

Hình 2.2 Kinh tế tri thức Việt Nam-Đông Á Thái bình dương-Tây Âu 2009

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo về kinh tế tri thức của World Bank 2010

So sánh trình độ phát triển kinh tế tri thức bằng 14 chỉ số do Ngân hàng Thế giới lập (còn thiếu nhiều chỉ tiêu quan trọng – Bảng 2.3 trang sau), tuy nhiên có thể tham khảo để có cái nhìn khái quát. Trị số trung bình của các chỉ số ấy (theo thang điểm 10) được coi là chỉ số chung về kinh tế tri thức (KEI).

Theo đó chỉ số KEI (số liệu tính 2000) của Việt Nam là 1,9, Trung quốc là 3,2, Thái Lan và Malaysia là 4,9, Singapore là 7,8, năm 2005 là 2,99 xếp thứ 76/128 nước được đánh giá xếp hạng trung bình yếu của thế giới, trong khi chỉ số này năm 2007 là : 2.69, xếp thứ 99/132 ….Năm 2008 chỉ số KEI của chúng ta là 3.17, chỉ số này 2009 là 3.51, xếp thứ 100/146 nước. Như vậy, chúng ta cũng có những bước tiến đáng khích lệ về


phát triển kinh tế tri thức trong những năm gần đây. Tuy vậy, Bảng 2.2 trên đây cho ta thấy chúng ta đang ở mức độ nhóm thấp (2<Kei<4) so với quốc tế về mức độ phát triển kinh tế tri thức (2009). Qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản ở trên, có thể thấy rằng nước ta tuy có một số chỉ tiêu đạt khá (tăng trưởng GDP, ICT, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, tỷ lệ biết chữ.,v.v), thì chúng ta vẫn tụt hậu nhiều so với các nước trong khu vực, nhất là so với các nước ASEAN, về phát triển nhân lực, về năng lực đổi mới, về môi trường kinh doanh, phát triển và đầu tư cho khoa học công nghệ.

Bảng 2.3 Các thông số tính Kei của Việt Nam 2009 và 1995



Các tham số

Việt Nam (Những chỉ số gần

nhất)


Việt Nam (1995)


Hiện tại

Tiêu chuẩn hóa


Thực tế

Tiêu chuẩn hóa

Tăng trưởng GDP (%)

7.80

8.62

8.80

9.58

Chỉ số phát triển con người

0.733

3.78

0.672

3.33

Hàng rào thuế quan và phi thuế quan


63.40


1.33


44.60


1.73

Chất lượng điều chỉnh chính sách

-0.43

3.01

-0.32

2.90

Khuôn khổ pháp lý

-0.53

4.04

-0.65

2.57

Trả và nhận tiền bản quyền (USD/bản.)


n/a


n/a


n/a


n/a

Ấn phẩm khoa học hàng năm/ Triệu người


2.66


2.43


1.42


1.52

Số bằng sáng chế được cấp bới USPTO / Triệu người


0.01


3.01


0.00


3.17

Tỷ lệ người biết đọc (% tuổi trên 15)


90.30


4.18


87.60


4.97

Tỷ lệ nhập học trung học

75.68

3.47

47.04

3.13

Tỷ lệ nhập học đại học

15.94

3.33

4.09

1.82


Số điện thoại /1000 dân

620.00

3.63

10.00

2.55

Số máy tính /1000 dân

100.00

5.56

0.00

3.49

Số người dùng Internet/1000 dân

210.00

5.34

0.00

7.45

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo về kinh tế tri thức của World Bank 2010

Để làm rõ hơn những mặt được và những điểm còn yếu kém của quá trình phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam cần phân tích dựa trên những chỉ tiêu kinh tế tri thức cơ bản của Ngân hàng Thế giới, những chỉ tiêu cụ thể sau đây:

2.1.2.1 Đánh giá môi trường kinh doanh và thể chế dưới giác độ của kinh tế tri thức

Luật Đầu tư nước ngoài bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay, chúng ta luôn chú trọng đến việc sửa đổi, bổ sung bộ luật này nhằm tăng tính hấp dẫn hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mới đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán, ngân hàng, tài chính. Những điểm sửa đồi này là một trong những tiền đề quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, tăng cường lưu thông tư bản quốc tế tại Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới, để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm kiếm, tiếp cận và nhập khẩu những công nghệ tiên tiến, qua đó nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm của mình. Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, còn tạo điều kiện để người Việt Nam tiếp cận ngày càng nhiều hơn, ở những mức độ cao và sâu hơn với tri thức của thế giới, từ tri thức quản lý công nghệ, quản lý doanh nghiệp đến tri thức quản lý kinh tế, v.v...

Những mặt tích cực cần tiếp tục được nhìn nhận và phát huy như sau :

Thứ nhất, về vốn đầu tư nước ngoài, nhờ những đổi mới tích cực về môi trường kinh doanh mà Việt Nam đã giữ vững được tốc độ phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không ngừng tăng cao cho dù vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong những năm qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời đóng góp cho GDP gia tăng liên tục. Trong những năm gần đây, vốn FDI chiếm gần 20% vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng GDP. Bảng 2.4 cho ta thấy quy mô đầu tư FDI vào các ngành và Hình 2.3 và Hình 2.4 cho ta thấy quy mô đầu tư FDI và tỷ trọng FDI đóng góp trong tăng trưởng GDP.


Hình 2.3 Đầu tư FDI giai đoạn 2001-2009


Nguồn : CIEM 2009


Hình 2.4 FDI thực hiện trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP


Nguồn : CIEM 2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024