Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Với Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Kinh Tế Tri Thức Cũng Làm Sâu Sắc Hơn Các Mâu Thuẫn Của Thời Đại


nghĩa tư bản, nhiều doanh nghiệp phần mềm trở thành một loại hình độc quyền mới, gây cản trở việc phát triển phần mềm và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Người ta ca ngợi rất nhiều về tài năng của Bill Gates và sự phát triển thần kỳ của công ty Microsoft của ông ta, nhưng cũng phải thấy rằng ông ta không chỉ dựa vào tài năng trí tuệ mà còn nhờ những thủ đoạn kinh doanh tư bản chủ nghĩa để giàu lên nhanh chóng đến mức kỳ lạ. Ai cũng biết Microsoft đóng góp không nhỏ vào sự phát triển công nghệ thông tin, nhưng sự độc quyền chạy theo lợi nhuận tối đa đang cản trở sự phát triển. Chế độ sở hữu trí tuệ hiện hành lại đang bảo vệ cho họ.

Tương tự như thế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, với những thành tựu to lớn đạt được gần đây, đặc biệt là thành tựu về giải mã bộ gien người, việc chữa trị các bệnh nan y không còn khó khăn như trước đây; thế nhưng nhiều công ty dược phẩm ở các nước tư bản phát triển chỉ tập trung đầu tư sản xuất những loại thuốc rất đắt tiền cho người giàu, để kiếm lợi nhuận kếch sù, trong khi hầu như rất ít quan tâm đến những người nghèo đang chết dần chết mòn vì những căn bệnh rất dễ trị. Thuốc chữa trị các bệnh hiểm nghèo thì giá rất đắt, người nghèo không tiếp cận được (một số nước châu Phi bị dịch HIV/AIDS hoành hành, nhưng hầu như toàn toàn bất lực, vì không có khả năng mua thuốc chữa trị). Tổng thư ký K.Annan trong báo cáo trình Đại Hội đồng Liên Hợp quốc về kinh tế - xã hội (năm 2000) đã thừa nhận: Tri thức là của chung của nhân loại, không thể bị chiếm hữu riêng được”.

Lẽ ra tri thức và thông tin phải được chia sẻ cho mọi người, được sử dụng vì sự giàu có, hạnh phúc, sự phát triển con người. Thế nhưng sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, sự gia tăng toàn cầu hoá hiện nay đang làm cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhanh chóng: tình trạng bất công xã hội, sự suy thoái về văn hoá, đạo đức, các tệ nạn xã hội.... ngày một gia tăng. Nguyên nhân là bởi trật tự thế giới bất công hiện nay do chủ nghĩa tư bản áp đặt. Báo cáo về phát triển con người năm 1999 đã phác thảo bức tranh khá đầy đủ về những mâu thuẫn nan giải hiện nay trên thế giới và đi tới kiến nghị cần một “cơ chế quản lý nền kinh tế toàn cầu dân chủ hơn, bình đẳng hơn”. Trong các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, của OECD, APEC... và của nhiều nước về chiến lược đi tới kinh tế tri thức, đều nêu lên vấn đề phải “nhận thức lại chính phủ”, “tái tạo lại chính phủ”, “cải tổ chính phủ”, “thay đổi cơ chế cai quản thế giới”, “thay đổi trật tự kinh tế thế giới”,... Phải chăng điều đó đã nói lên sự bất cập của hệ thống chính trị hiện có trên thế giới trước sự phát triển ngày càng mạnh của kinh tế tri thức.

Sự chuyển biến của lực lượng sản xuất xã hội từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dựa vào tri thức tất yếu sẽ dẫn tới sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan


hệ sản xuất mới phù hợp hơn, cũng giống như trước đây khi kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp thì chế độ phong kiến đã bị thay thế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước đi sau, nhất là các nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tri thức không có nghĩa là xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu và cách thức hoạt động giống như kinh tế tri thức đã hình thành và phát triển trong các nền kinh tế phát triển nhất, mà chính là vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để phát triển kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đích thực trong tương lai chắc chắn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho mọi khả năng của con người phát triển, mở đường rộng rãi cho kinh tế tri thức phát triển. Tri thức, thông tin là của chung của xã hội, mọi người tham gia vào việc tạo ra, quảng bá và sử dụng tri thức và thông tin vì sự phát triển của xã hội và của mỗi người. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận..." [12, tr. 131].

1.4.1.5 Hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức cũng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn của thời đại

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, là một tiến trình lịch sử không thể đảo ngược. Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng thông tin, đã tạo ra sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, rút ngắn chi phí thời gian, giảm hẳn những trở ngại về khoảng cách không gian, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, kích thích mạnh đầu tư, tích tụ và tập trung tư bản trên phạm vi toàn cầu, dẫn tới hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu hoá hiện nay. Tự do hoá thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới, đặc biệt là thông tin, viễn thông và vận tải, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu thúc đẩy rất mạnh việc điều chỉnh các ngành truyền thống và phát triển các ngành mới. Hệ thống thông tin toàn cầu sẽ tạo cơ hội cho nhiều nước đang phát triển có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sự lệ thuộc vào các siêu cường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Các xí nghiệp vừa và nhỏ có thể cùng với các công ty xuyên quốc gia tham gia thị trường toàn cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp của các nước đang phát triển có thể khắc phục được nhiều trở ngại về các mặt kết cấu hạ tầng, vốn và vận tải để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới; nhưng mặt khác rất dễ bị các


Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 9

công ty xuyên quốc gia bóp chẹt, nếu không đủ năng lực và không có chiến lược kinh doanh đúng.

Các công ty xuyên quốc gia đã thiết lập hệ thống các chi nhánh trải rộng trên khắp thế giới phụ thuộc vào công ty mẹ, dẫn đến việc lôi cuốn các nước có chi nhánh phải tham gia vào vòng chu chuyển của tư bản xuyên quốc gia. Với tính cách là những thực thể chính trị và kinh tế mạnh nhất trên toàn cầu ngày nay, hoạt động cùng lúc ở hầu hết các nước trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, sử dụng 34,5 triệu lao động và có mặt ở mọi quốc gia. Năm 1995, các công ty xuyên quốc gia thông qua các chi nhánh ở nước ngoài đã tiêu thụ được một lượng hàng hoá trị giá 7.000 tỷ USD, vượt quá tổng giá trị xuất khẩu mậu dịch của thế giới. Cũng có nghĩa là kim ngạch mậu dịch quốc tế của thế giới mới chỉ thống kê được 1/2 tổng kim ngạch mậu dịch chính thức của thế giới. Với mục đích tìm lợi nhuận siêu ngạch và vươn tới các đỉnh cao sáng tạo trong kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhằm khai thác những cơ hội đầu tư. Dòng FDI ngày càng đổ về những nước có lợi thế về trí tuệ và tay nghề cao của nguồn nhân lực. Các công ty xuyên quốc gia vừa đem đến cho các nước đang phát triển một nền kỹ thuật tiên tiến (nhưng không phải là kỹ thuật cao nhất), lại vừa mang đến cho các nước đang phát triển những sản phẩm giá thành thấp nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và sức lao động rẻ của các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia đã có đóng góp nhất định cho sự phồn thịnh của các nước đang phát triển, đây là một sự thực khách quan. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đồng thời với sự hưởng lợi này thì các nước đang phát triển đã phải trả giá đắt cho sự tăng trưởng, chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh, môi trường sinh thái ô nhiễm, v.v… Điều đó là không thể tránh khỏi trong một trật tự thế giới do các siêu cường tư bản chủ nghĩa áp đặt.

Tri thức - yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển, chủ yếu là do các nước giàu tạo ra và làm chủ, và nhờ đó các nước này càng giàu lên nhanh chóng, dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức, và cũng nhờ đó, họ tiếp tục tăng nhanh sức mạnh về kinh tế và quân sự. Với những sức mạnh đó, họ lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu, dùng mọi biện pháp lôi cuốn tất cả các nước đi theo trật tự do mình áp đặt, làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, khoét sâu các mâu thuẫn của thời đại. Chưa bao giờ sự tương phản, sự phân cực, sự bất bình đẳng lại to lớn và sâu sắc như hiện nay. Hiện nay, riêng 7 nước giàu nhất (G7) chi cho


nghiên cứu và phát triển khoảng 540 tỷ USD, chiếm 2/3 tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển của cả thế giới - ước tính 800 tỷ USD; riêng Mỹ chi 290 tỷ, bằng 1/3 tổng chi của thế giới, và bằng tổng chi của Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada cộng lại. Hầu hết các công nghệ mới là do các nước giàu tạo ra, trước hết là Mỹ. Từ đó, thông qua thương mại, chuyển giao công nghệ cho các nước khác, với thiết chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành trên thế giới do họ áp đặt, các nước phát triển nhất giàu lên nhanh chóng và hố sâu ngăn cách giàu nghèo trên thế giới cũng doãng ra nhanh chóng.

Với thiết chế của WTO và Hiệp định TRIPS (sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại), Mỹ và các nước giàu đã làm cho các nước nghèo càng nghèo thêm. TRIPS là một hiệp ước bất bình đẳng mà các nước đang phát triển buộc phải chấp nhận, nó đã đặt ra hàng loạt các điều kiện, gây nhiều khó khăn đối với các nước đang phát triển trong việc tiếp cận với công nghệ mới, nhất là dược phẩm. Có nhiều công trình nghiên cứu, kể cả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đã chứng minh rằng tình hình ở các khu vực nghèo nhất trên hành tinh, nhất là châu Phi, trở nên tồi tệ hơn, do sự không bình đẳng trong các thỏa thuận của Vòng đàm phán Uruguay. Đã có nhiều sức ép và nhiều thỏa thuận mờ ám tại các cuộc họp trong các “phòng xanh”, nhằm buộc các nước đang phát triển phải ký những văn bản bất lợi cho chính họ. Mỹ thường đặt ra hàng loạt các điều kiện, gây nhiều khó khăn cho các nước đang phát triển, rồi cuối cùng do đấu tranh mạnh của các nước đang phát triển, Mỹ đã thỏa thuận, nhưng lại coi đó là một ân huệ cho các nước khác, để che lấp đi sự bảo hộ mậu dịch với những khoản trợ cấp cho nông nghiệp đến 190 tỷ đô la, đang gây ra những thiệt hại rất lớn cho các nước đang phát triển.

1.4.2 Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển dẫn đến tất yếu phát triển kinh tế tri thức

Thực tế lịch sử cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước, các khu vực khác nhau diễn ra không đều. Song, trong thời đại kinh tế tri thức, khi lực lượng sản xuất đã quốc tế hóa thì khả năng một nước chậm phát triển có thể bỏ qua những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định để tiến lên một trình độ phát triển cao hơn. Sự bỏ qua dưới hình thức rút ngắn đó hoàn toàn không nằm bên ngoài quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử. Việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại phải đi đôi với việc xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Từng bước phát triển kinh tế tri thức một cách chủ động và hợp lý không những giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được rút ngắn, mà còn góp phần cải thiện quan hệ sản xuất theo hướng phù hợp với quá trình phát triển.


Khi loài người từ thời kỳ kinh tế tự nhiên hoang sơ bước vào nền văn minh nông nghiệp, thì việc chuyển đổi đó chỉ có nghĩa là thay săn bắt bằng chăn nuôi và thay hái lượm bằng trồng trọt, chứ hoàn toàn không phải là loại bỏ luôn mọi thứ cây trồng và vật nuôi quen thuộc. Công nghiệp hóa nền kinh tế là vừa tăng tỷ trọng riêng của ngành công nghiệp, vừa trang bị máy móc cho nông nghiệp, giảm nhẹ và thay thế lao động cơ bắp của con người. Hiện đại hoá cũng không có nghĩa là loại bỏ hẳn nông nghiệp và công nghiệp truyền thống. Trái lại, nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các tri thức mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế truyền thống, phát triển các ngành nghề mới với tốc độ nhanh hơn, chất lượng và hiệu quả hơn hẳn. Cũng với ý nghĩa tương tự như vậy, “tri thức hóa” và “tin học hóa” không có nghĩa là đem tri thức, thông tin thay cho tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ là để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, khoa học, có hiệu quả nhất; với ít nhất tài nguyên thiên nhiên có thể tạo ra sản phẩm có giá trị cao, giá trị tạo ra chủ yếu là do tri thức và thông tin. Với hệ thống công nghệ mới ngày nay, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ truyền thống đều có thể được “tri thức hoá”, “tin học hoá”; máy móc, phương tiện kỹ thuật do con người tạo ra không những thay thế lao động cơ bắp mà còn cả một phần lao động trí óc, làm cho con người thông minh hơn, có nhiều khả năng sáng tạo ra cái mới. Các nước đi sau có thể tận dụng những thành tựu mới đó của khoa học công nghệ để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa. Nếu có thể chế chính sách tốt, có nguồn nhân lực được đào tạo tốt, thì các nước đang phát triển có thể tạo ra những bứt phá ngoạn mục nhằm khắc phục hố sâu ngăn cách giàu - nghèo và sự tụt hậu về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp tiên tiến.

Kinh tế tri thức cho phép các nước chậm và đang phát triển thực hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ kinh tế cũng như mở rộng quan hệ về khoa học và công nghệ với thế giới. Trên nền tảng quan hệ kinh tế, các nước chậm và đang phát triển có thể chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các cường quốc kinh tế trên thế giới. Xu hướng cấu trúc lại và chuyển dịch cơ cấu ngành đang diễn ra trong hệ thống kinh tế thế giới đã và sẽ tạo ra những “khoảng trống” mà các nước chậm và đang phát triển có thể dành lấy cơ hội, hội nhập để tạo lập vị thế mới. Nhìn lại kinh nghiệm tiến hành công nghiệp hoá của các nước và vùng lãnh thổ NICs châu Á, có thể thấy rõ việc nắm bắt nhanh nhạy xu thế phát triển khoa học công nghệ đã cho phép tạo ra các bước chuyển nhảy vọt để đi tới thành công. Hiện nay, cơ hội như vậy đang đến với các nước chậm và đang phát triển, đó chính là sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức - một xu thế lớn mang tính khách quan của thời đại.


Kinh nghiệm tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước phát triển và của các nước công nghiệp mới cho thấy có bốn điều kiện nền tảng để một nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến kịp các nước phát triển:

(1) Thứ nhất, giữ vững ổn định chính trị; (2) Thứ hai, phát triển kinh tế thị trường, phát huy tối đa sức mạnh của mọi chủ thể, giải phóng mọi lực lượng sản xuất; (3) Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực có tri thức, nâng cao năng lực khoa học - công nghệ quốc gia; (4) Thứ tư, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị và tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát triển kinh tế tri thức để phá vỡ và cải biến các cấu trúc kinh tế - xã hội cổ truyền, tiến tới một lực lượng sản xuất xã hội phát triển ở trình độ cao.

Khi tiếp cận đến nền kinh tế tri thức, các nước đang phát triển đối diện với những thuận lợi, thời cơ và thách thức. Thời cơ và thuận lợi tới cho mỗi nước nhưng nó không chỉ là mầu hồng mà còn kèm theo không ít những khó khăn, thách thức. Tất cả các nước, dù muốn hay không, đều phải tham gia vào cuộc cách mạng tri thức - tức là tham gia vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu, tham gia vào một thị trường toàn cầu, trong đó hàm lượng tri thức trong tất cả các lĩnh vực đều rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng. Các nước đi sau cần thiết phải có chiến lược thích hợp để truy cập vào kho tri thức toàn cầu,vận dụng có hiệu quả và tạo ra tri thức mới của riêng mình để tăng cường năng lực trong các khu vực truyền thống của mình và để tạo ra những khu vực mới có tính cạnh tranh cao, để khai thác các cơ hội, để đi tắt, đuổi kịp các nước phát triển.

Các nước đang phát triển cần có tư duy mới về công nghiệp hoá trên cơ sở ý thức đầy đủ về tác động khách quan từ sự phát triển của kinh tế tri thức: Coi tri thức là một nguồn lực kinh tế chủ yếu. Nguồn lực kinh tế thay đổi, điều kiện lịch sử thay đổi thì đương nhiên, nội hàm của công nghiệp hoá và cách thức thực hiện nó phải thay đổi. Thị trường toàn cầu và hội nhập quốc tế là điều kiện để thực hiện công nghiệp hoá kiểu mới. Công nghiệp hoá ngày nay không thể lặp lại mô hình công nghiệp hoá cổ điển, mà phải là công nghiệp hoá hiện đại, dựa trên tri thức mới của thời đại. Thay đổi thể chế là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thành công việc rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh kinh tế tri thức và toàn cầu hoá. Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc,... đều tìm cho mình những chiến lược phù hợp với bối cảnh mới của thế giới và thế mạnh riêng của mỗi nước.

1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO NHỮNG NƯỚC ĐI SAU


Từ đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước, các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển cũng như đang phát triển đều rất quan tâm theo dõi và nghiên cứu sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế mới, nền kinh tế dựa vào tri thức. Ở các nước phát triển, do họ đã đi trước trong phát triển công nghệ thông tin, các công nghệ cao cho nên sự phát triển kinh tế tri thức diễn ra một cách tự nhiên và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra một cách nhanh chóng. Trong những bước tiến chuyển đó, họ phải nghiên cứu, nhận dạng những hình thái phát triển mới và điều chỉnh các chiến lược thích nghi với xu thế đó. Đối với những nước đang phát triển, những nước đi sau, họ thấy được hình bóng tương lai của mình, từ đó rút được kinh nghiệm và có hướng đi riêng hòng đuổi kịp và vượt các nước đi trước. Họ nhận ra khoảng cách về tri thức chính là hố ngăn cách trình độ phát triển, do đó rút ngắn được khoảng cách này cần đề ra chiến lược dựa vào kinh tế tri thức để đi tắt và đón đầu.

Trong chiến lược phát triển kinh tế dựa vào kinh tế tri thức thì yếu tố then chốt để chiến lược ấy được thành công chính là yếu tố con người, vốn tri thức, là nâng cao năng lực khoa học công nghệ, là phát triển mạnh giáo dục đào tạo, vận dụng và tiếp thu, chuyển giao những kiến thức mới của thời đại. Bốn trụ cột lớn của nền kinh tế tri thức là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin, đã tạo nên những bước đột phá đối với sự phát triển kinh tế-xã hội loài người. Những trụ cột này, được khởi xướng trước hết ở các nước Công nghiệp phát triển, mà Mỹ là nước đi tiên phong. Tỷ trọng sản xuất công nghệ cao đóng góp trong nền kinh tế ngày càng gia tăng. Hình 1.9 trang bên cho ta minh họa.

1.5.1 Phát triển kinh tế tri thức ở Mỹ

Mỹ là quốc gia đi đầu thế giới về phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Tháng 2/1997, trong thông điệp về tình hình đất nước, tổng thống B.Clinton đã sử dụng khái niệm của OECD về nền kinh tế tri thức để mô tả xu hướng phát triển mới của nền kinh tế Mỹ. Trong cuộc Hội thảo về công nghệ và kinh tế tổ chức tại thành phố Seatle vào tháng 5/1997, Phó tổng thống Mỹ A.Gore đã sử dụng khái niệm “Nền kinh tế mới” của nhà tương lai học A.Tofler để nói về nền kinh tế Mỹ hiện nay khi mà việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ cao. Tuy nhiên, theo nhận định của giới nghiên cứu Mỹ,

“Nền kinh tế tri thức” hay “Nền kinh tế mới” đã sớm xuất hiện tại đất nước này vào những năm 80 của thế kỷ XX do Mỹ là nước đi đầu trong công cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, đặc biệt đã thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT). Trong suốt 20 năm (1990-2009) GDP của Mỹ liên tục tăng ở mức 4.9% (tính theo đồng


tiền hiện tại) mặc dù 2008-2009 là hai năm khủng hoảng, nhưng mức tăng trưởng vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh chính là EU và Nhật Bản.


Hình 1.9 Tỷ trọng sản xuất công nghệ cao trong nền kinh tế

% Toàn cầu


Nguồn : Key science and engineering indicators 2010 digest

Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ 2008 công nghệ tin học và mạng Internet đã nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, kiềm chế lạm phát, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, tuy chỉ chiếm tỷ trọng đầu tư cho ICT giai đoạn 2006-2009) tương đương với 6,2% GDP, nhưng các ngành công nghệ cao đã đóng góp hơn 50% mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mỹ, và nếu tính cả những ngành có liên quan gián tiếp đến IT, thì đóng góp này có thể lên đến 80% GDP [78]. Phải thấy rằng những cố gắng của chính phủ Mỹ trong việc luôn đưa ra các biện pháp can thiệp hết sức linh hoạt và hiệu quả và đã tạo dựng một thị trường tài chính mạnh có đủ năng lực cung cấp vốn cho các dự án đầu tư lớn trong việc phát triển các công nghệ mới.

Mặc dù còn một số ít ngành được nhà nước bảo hộ (ví dụ: trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản), song có thể nói nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế có khả năng hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới. Với lợi thế về công nghệ và kỹ thuật cao so với các đối thủ cạnh tranh thương mại, Mỹ có xu hướng ngừng sản xuất các loại hàng hóa có giá trị gia tăng thấp, cần nhiều lao động, tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Công nghệ cao và kỹ thuật Internet không chỉ là phưong tiện riêng của giới kinh doanh hay các nhà kỹ trị, mà còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024