Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Một Số Quốc Gia Điển Hình Khác


được chú trọng phổ cập đến đông đảo mọi tầng lớp dân cư thông qua các dịch vụ hành chính điện tử công và hệ thống trường công lập. Theo điều tra của Bộ giáo dục Mỹ vào mùa thu năm 2000, 98% các trường tiểu học, gần 100% các trường trung học đã được nối mạng Internet. Đáng chú ý là chỉ còn 11% các trường nối mạng qua hệ thống điện thoại, còn hầu hết đã được nối trực tiếp qua hệ thống đường truyền tốc độ cao. Đến năm 2008, con số này là 100%.

Đầu tư của Mỹ vào công nghệ thông tin đã đẩy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên thêm 2,8% trong suốt thời kỳ 1990-1996 và gấp ba lần trong giai đoạn 2001-2009, cao hơn hẳn so với các nước trong nhóm G7. Số lượng bằng phát minh sáng chế được cấp ở Mỹ đã tăng từ 58.000 năm 1984 lên 120.000 vào năm 1997 và hơn 300.000 vào năm 2007. Đến đầu năm 2004, các công ty công nghệ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang tăng nhanh và đạt tỷ lệ 25%-30%. Việc làm và thu nhập do khu công nghệ cao tạo ra là rất quan trọng : chính sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao giúp cho sự cải tạo, hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hóa giảm đi rất nhiều và được thay thế bằng việc làm văn phòng. Trong nửa thế kỷ qua, GDP của Mỹ tăng 5 lần (2007). Tổng trọng lượng vật lý của sản phẩm không tăng, vì đã chuyển từ sản phẩm chế tác sang sản phẩm dựa vào tri thức.

Xem xét sự phát triển nền kinh tế Mỹ thời gian qua, chúng ta có thể thấy Mỹ đã chú trọng đặc biệt tới các yếu tố sau: Tăng chi tiêu cho giáo dục và đào tạo để phát triển nhân tài kiểu tri thức (con số này chiếm 7% GDP năm 2006); Tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D), đồng thời khuyến khích hướng vào việc sáng tạo cái mới (chiếm 2,8% GDP – 2005-2008); Thương mại hóa số lượng lớn các thành quả khoa học kỹ thuật cao để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó ngành sản xuất phần mềm có hàm lượng tri thức cao được coi là nhân tố chính của các nguồn tăng trưởng. Ví dụ, trong 3 năm gần đây (2008), tỷ lệ đóng góp của ngành IT cho sự tăng trưởng kinh tế ở Mỹ lên đến 45%-37% so với 14% trong ngành xây dựng và 4% của xe hơi; Tin học hóa trong các lĩnh vực truyền thông, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thưong mại, khám chữa bệnh, giáo dục, hành chính,… Tại Mỹ, thương mại điện tử đã trở thành một sức mạnh không thể cản bước. Tuy chỉ mới bắt đầu từ năm 1991, nhưng đến hết năm 2002, tổng doanh thu từ các dịch vụ thương mại điện tử tại Mỹ đạt tới 327 tỷ USD, đạt 2500 tỷ USD năm 2008 và theo dự báo của Đại học Tennessee tháng 4/2009 thì con số này của năm 2010 sẽ đạt 3000 tỷ USD. Riêng doanh thu bán lẻ trực tuyến năm 2007 đạt 175 tỷ USD với 70% người Mỹ sử dụng dịch vụ internet để thực hiện những giao dịch thường nhật; Thay đổi kết cấu việc làm theo hướng tăng dần hàm


lượng chất xám trong các sản phẩm truyền thống, loại bỏ các ngành nghề cũ lạc hậu thường đòi hỏi nhiều lao động, có giá trị gia tăng thấp. Trong 15 năm qua (tính đến 2008), Mỹ đã loại bỏ hơn 8000 nghề cũ, đồng thời tạo thêm hơn 6000 ngành nghề mới nhờ phát triển các ngành nghề mũi nhọn.

1.5.2 Phát triển kinh tế tri thức ở một số nước EU

Hình 1.10 Tỷ trong đóng góp của ICT trong GDP của EU27


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nguồn : tổng hợp từ JRC European Commission 2009,

Tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbon (3/2000), với mục tiêu đưa Liên minh Châu Âu (EU) trở thành khu vực phát triển năng động và có sức cạnh tranh cao nhất trên thế giới vào năm 2010, chính phủ các nước thành viên của Liên minh đã đồng thuận hướng EU tiến tới nền kinh tế tri thức. Tháng 5/2000, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất kế hoạch hành động “Châu Âu điện tử” kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng xây dựng hệ thống mạng, để đến cuối năm 2002, đưa EU trở thành khu vực đứng đầu thế giới về kỹ thuật số và mạng Internet.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 10


Với ưu thế của một khu vực liên kết kinh tế - tiền tệ, có trình độ phát triển tương đối đồng đều ở trình độ cao, EU đã tạo ra một thị trường thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu trong việc phát triển ICT nói chung, mạng viễn thông nói riêng. Vì thế, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm gần đây chỉ đạt từ 2,5% - 2,7%/năm, nhưng chỉ tiêu cho dịch vụ viễn thông lại tăng tới 9%/năm. Mặc dù lĩnh vực ICT của EU27 (EU với 27 nước) chỉ chiếm 3% lực lượng lao động nhưng lại đóng góp 4,9% GDP


và trên 26% trên tổng số đầu tư R&D. Nếu so sánh về cả quy mô nền kinh tế lẫn ưu thế về công nghệ, EU vẫn chậm chân hơn Mỹ trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi trình độ cao, đặc biệt là trong việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh. tại Liên minh kinh tế này, chỉ có 13,3% công ty cỡ nhỏ được trang bị công nghệ cao, trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 22,7% [112].

Để đuổi kịp Mỹ trong việc phổ cập công nghệ thông tin (2005), EU đã dự tính một kế hoạch đầu tư trên 100 tỷ EURO cho việc cài đặt hệ thống máy tính tương thích mới. Theo đánh giá chung của giới nghiên cứu, dẫu rằng EU vẫn là một trong những “cái nôi” chủ yếu của khoa học và công nghệ thế giới, song họ vẫn lạc hậu tương đối so với Mỹ trong một số lĩnh vực như công nghệ gien, công nghệ vũ trụ, IT và Internet. Ngân hàng Thế giới đang giúp các nước mới gia nhập EU xây dựng các chiến lược hướng tới kinh tế tri thức. Đến đầu năm 2008, các yếu tố của kinh tế tri thức cũng đã phát triển và đạt mức khá cao trong nhiều nước thành viên EU. Ở Đức, những thành tựu dựa vào tri thức hiện chiếm trên 50% GDP và trở thành những ngành quan trọng nhất, đầu tư cho tri thức chiếm 8% GDP, đầu tư cho công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) chiếm gần 7% GDP. Thương mại qua Internet ở Tây Âu tăng trung bình 120% mỗi năm. EU có 13,3% doanh nghiệp nhỏ được trang bị công nghệ cao; Quỹ rủi ro đầu tư công nghệ cao của Anh và Thụy Điển cũng vào loại cao nhất thế giới chỉ thua Mỹ. Nhu cầu và khả năng thiếu hụt nguồn cung cấp chuyên viên công nghệ thông tin ở EU là 1,2 triệu chuyên viên và tăng lên 1,7 triệu vào năm 2009 [112].

Mỗi quốc gia EU đều có những đường lối riêng phù hợp với điều kiện và lợi thế của mỗi quốc gia để xây dựng nền phát triển kinh tế tri thức cho mình, có thể thấy một số điển hình xây dựng nền kinh tế tri thức của EU :

Phần lan : Phần lan là một nước mà đầm lầy và rừng chiếm phần lớn diện tích, trước đây khoảng 50 năm là một nước nông-lâm nghiệp với dân số trong nông nghiệp chiếm trên 70%, nền kinh tế chủ yếu dựa vào rừng. Đến nay, dân số trong nông nghiệp chỉ còn 6% và đóng góp của tài nguyên rừng vào trong nền kinh tế chỉ còn 3% GDP. Rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nay đã chuyển sang hoạt động ở trong lĩnh vực của công nghiệp tri thức. Tỷ lệ công nghiệp công nghệ cao trong GDP đã tăng năm lần trong 10 năm. Nokia là một ví dụ điển hình của sự chuyển hướng sang công nghệ cao của Phần lan. Vào cuối những năm 1980 từ một doanh nghiệp lớn về giấy và bột giấy Nokia chuyển sang kinh doanh điện tử và nay đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới về ITC; chiếm một phần ba giới về thị trường điện thoại di động, với giá trị xuất khẩu chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Vào những năm 1994, Chính


phủ Phần lan đã công bố chiến lược quốc gia : “Con đường Phần lan đi tới xã hội thông tin”. Nước này đã đẩy mạnh cải cách kinh tế, có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với phát triển ICT, phát triển công nghệ mới trong công nghiệp chế tác, xây dựng, năng lượng, khuyến khích phát triển trị trường tri thức và sau đó là tập trung cao vào công nghệ môi trường và sinh học. Các công ty của nước này đã đầu tư 10% doanh số vào R&D, một tỷ lệ gấp đôi tỷ lệ bình quân cho R&D của EU. Phần Lan đã phát triển nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp đi nhanh vào Kinh tế Tri thức. Hiện nay nước này đang đứng đầu thế giới về chỉ số sẵn sàng điện tử (e-readness) và về sử dụng Internet. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2009, thứ hạng của Phần Lan về trình độ phát triển kinh tế tri thức là thứ 3.

Thụy Điển : Từ những năm 1996, Chính phủ Thụy Điển đã đề ra kế hoạch mang tên “ Xã hội thông tin cho mọi người theo kiểu Thụy Điển”. Kế hoạch này dựa trên ba nguyên tắc : “ Trách nhiệm xã hội của mọi người; Chính phủ có biện pháp khắc phục khoảng cáh thông tin trong xã hội; sự kết hợp chặt chẽ khu vực nhà nước và tư nhân trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin”. Nước này còn đề ra 50 nội dung phải thực hiện (1996) với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin, như mở rộng cổng điện tử của chính phủ trên mạng Internet; bảo đảm an toàn cho người sử dụng card điện tử; xây dựng kiốt điện tử tại các nơi công cộng; tăng cường sử dụng thông tin qua Internet trong hệ thống trường học; thực hiện dự án y tế cộng đồng nối mạng cho tất cả các viện nghiên cứu trong nước… Tỷ lệ tiếp cận viễn thông khá cao với khoảng hơn 80 thuê bao không dây trên 100 người dân, 2/3 số hộ gia đình có máy tính, 70 thuê bao cố định trên 100 người dân; Tỷ lệ người trưởng thành sử dụng Internet là 70%. Xét về bình quân đầu người thuê bao Internet thì Thụy điển đang đứng đầu thế giới. Ngoài mục đích sử dụng Internet cho gửi nhận mail, tìm kiếm thông tin về hàng hóa dịch vụ, đọc bào chí, sách vở trên mạng thì có tới hơn một nửa số người sử dụng Internet ở Thụy Điển đã sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Một con số ấn tượng khác là năm 2002 doanh số bán hàng điện tử đạt trên 10% tổng doanh số bán hàng, cho đến nay thương mại điện tử phát triển rộng khắp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2009, thứ hạng của Thụy Điển về trình độ phát triển kinh tế tri thức là thứ 2 sau Đan Mạch.

1.5.3 Phát triển kinh tế tri thức ở Nhật Bản

Do nhận thức được một cách sâu sắc vai trò của phần mềm, của mạng lưới máy tính tốc độ cao và các hoạt động liên quan đến mạng Internet đối với nền kinh tế của đất nước trong tương lai. Ngay từ năm 1994, Nhật đã nhanh chóng thành lập 200 công ty


chuyên doanh về phần mềm và Internet với niềm tin là các lực lượng công nghệ đã từng chi phối nước Mỹ sẽ nhanh chóng che phủ khắp nước Nhật.

Hình 1.11 Tỷ trọng ITC vào GDP của Nhật, EU27, Mỹ


Nguồn : JRC European Commission 2009


Theo Ủy ban sáng chế Mỹ, năm 1998, số bằng phát minh sáng chế đã được cấp cho các công dân mang quốc tịch Nhật Bản là 32.119; tăng 32% so với năm 1997, gấp 3 lần so với Đức trong cùng thời điểm và chỉ sau người Mỹ với 90.704 bằng. Theo đánh giá của OECD, những ngành dựa trên tri thức hiện chiếm 53% GDP, đã trở thành những ngành trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản. Hiện tại số công ty chuyên doanh phần mềm và Internet đã tăng gần đến con số 3000 để phục vụ cho 47 triệu người truy cập, chiếm 37% dân số. Dự đoán đến năm 2007, số người tham gia truy cập Internet sẽ lên đến 96,6 triệu người; còn thị trường kinh doanh liên quan đến Internet (gồm: dịch vụ nối mạng Internet, cở sở hạ tầng Internet, các dịch vụ quảng cáo trên Internet,…) sẽ tăng từ 61 tỷ USD năm 1999 lên tới 396 tỷ USD vào năm 2007.

Điều đặc biệt là tại đất nước mặt trời mọc này, công nghệ tin học đang được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được kỳ vọng có khả năng kéo toàn bộ nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Người máy công nghiệp và người máy gia dụng cũng là một nét đặc trưng khác của Nhật Bản góp phần đưa năng suất lao động xã hội tăng lên, giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động và làm cho nhiều sản phẩm của Nhật Bản có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại về giá. Đến 2009, tỷ trọng ICT trong GDP


của Nhật đã có những bước tiến vượt bậc so với Mỹ và Châu Âu. Nghiên cứu năm 2009 của JRC European Commission cho ta thấy cho ta thấy mức độ đóng góp ICT của Nhật trong GDP trong tương quan với EU và Mỹ (Hình 1.11 trang trước).

Như vậy có thể nói, các nước công nghiệp phát triển, do đã nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh,… đều đã chuẩn bị những bước đi từ rất sớm để chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Cùng với những trụ cột cơ bản là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ năng lượng mới,…, công nghệ thông tin là lĩnh vực được các nước này đặc biệt chú ý phát triển nhất. Bởi lẽ trong thời đại kinh tế tri thức, ICT đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong quá trình chuyển hóa nền kinh tế từ nền sản xuất hàng hóa hữu hình sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa vô hình.

1.5.4 Phát triển kinh tế tri thức ở một số quốc gia điển hình khác

1.5.4.1 Singapore: Là một đảo quốc diện tích chỉ có 600km2, không có tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã lợi dụng vị trí của mình để tạo thành một cổng dịch vụ quốc tế về hành chính, ngân hàng, giao thông và phần mềm máy tính.

Từ đầu những năm 1980, Chính phủ nước này đã đề ra chiến lược “IT 2000” nhằm biền Singapore thành hòn đảo thông minh. Đến nay nước này đã cơ bản hình thành xã hội thông tin. Năm 1997 ngành công nghiệp thông tin của Singapore đã có doanh số đạt 7,3 tỷ USD gồm máy tính, phần mềm, các dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dùng (không tính các sản phẩm chế tạo và doanh thu của các nhà phân phối). Năm 1996, Singapore One - một mạng lưới duy nhất cho mọi người – được thiếp lập đã hình thành mạng lưới truyền thông đa chiều biên độ rộng đầu tiên trên thế giới và được áp dụng trên toàn quốc. Đến 10/2000, Singapore One đã tiếp cận đến hơn 99% các gia đình, tất cả các trường học và hầu hết các cơ sở công cộng. 300 nhà cung cấp ứng dụng cho 250.000 người sử dụng. Thậm chí những người không có máy tính cũng có thể truy cập tại các quầy công cộng đặt ở góc phố, hay tại các siêu thị lớn. Singapore đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thực hiện được chính phủ điện tử. Dựa trên nền móng vững chắc đã được IT 2000 và Singapore One thiết lập, Singapore hiện đang chuyển sang một giai đoạn mới với Kế hoạch tổng thể ICT21 (ICT21 Masterplan). Với kế hoạch này, Singapore hy vọng sẽ trở thành đầu mối công nghệ thông tin viễn thông của nền kinh tế mới vào năm 2010. Tháng 4/2000, chính phủ đã tự do hóa hoàn toàn thị trường thông tin viễn thông, sớm trứơc hai năm so với kế hoạch ban đầu (2002), nhờ đó cước phí gọi quốc tế đã giảm đi một nửa. Ngày nay tại Singapore, IT đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội, máy tính và Internet đang được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Theo điều tra được công bố năm


1999 của NCB về các hộ sử dụng công nghệ thông tin, năm 1987 chỉ có 11% các hộ có máy tính, con số này sau đó đã tăng lên 19% vào năm 1990; 27% vào năm 1993; và 36%

vào năm 1996. Hiện số hộ có máy tính ở Singapore chiếm 59%, còn tỷ lệ người truy cập Internet là 57%. Việc giới thiệu máy tính trong các trường phổ thông cơ sở cũng đã được bắt đầu từ rất sớm (năm 1981) và đến năm 1997, chính phủ Singapore đã công bố Kế hoạch IT Tổng thể trong giáo dục. Kể từ đó, việc máy tính hóa tất cả các trường học đã được thực hiện thành công. Hiện tại, có 10-14% chương trình giảng dạy dành cho tiểu học và phổ thông cơ sở là sử dụng công nghệ thông tin. Tỷ lệ học sinh trên máy tính là 5:1 ở bậc phổ thông cơ sở và 6:1 ở bậc tiểu học. Mỗi trường có ít nhất hai máy tính nối trực tiếp với Chương trình Singapore One. Chính phủ Singapore tuyên bố, đến năm 2003, mọi học sinh khi ra trường đều được trang bị kiến thức về máy tính. Ngoài IT, chính phủ IT đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào việc nghiên cứu, thử nghiệm và thu hút các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới giúp xây dựng ngành công nghiệp sinh học, để sau 5 năm, ngành công nghiệp còn non trẻ này có khả năng tăng gấp đôi giá trị sản lượng lên 6,9 tỷ USD, đưa ngành công nghiệp này trở thành một trong 4 trụ cột kinh tế và tới năm 2010 sẽ biến Singapore trở thành trung tâm phát triển các liệu pháp y tế và dược ở khu vực. Đến 2009, Singapore đã trở thành nước có nền kinh tế tri thức phát triển đứng thứ 19 của thế giới. Điều này thể hiện tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế tri thức của nước này.

1.5.4.2 Hàn Quốc: Hàn Quốc với nét riêng biệt là đầu tư rất mạnh cho R&D, đặc biệt là trong lĩnh vực IT. Ngoài khoản chi khổng lồ của ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò tích cực trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cao. Nhờ đó, trong 20 năm (tính đến năm 2000), các dịch vụ viễn thông cơ bản của Hàn Quốc đã phát triển rất nhanh. Nếu năm 1980, phủ sóng điện thoại ở Hàn Quốc chỉ đạt 7,3 máy 100 người, thì đến năm 1997 con số này đã là 44,4 máy/100 người, gần đạt mức trung bình của các nước OECD là 48,9 máy/100 người. Năm 1999, Hàn Quốc đã có hệ thống cáp quang dài 80.000 km với 200.000 nút mạng và 600.000 hộ gia đình tham gia vào mạng cao tốc. Số lượng thuê bao điện thoại di động đã tăng từ dưới 1 triệu năm 1994 lên 14 triệu năm 1998 và 23 triệu năm 1999 trên tổng số dân là 46 triệu, đạt tỷ lệ sử dụng gần 50 máy trên 100 người. Số lượng các website ở Hàn Quốc cũng đã tăng lên nhanh chóng, từ tháng 1/1999 đến tháng 1/2000, cả nước đã có thêm khoảng 100.000 website, tăng hơn 50%. Hàn Quốc còn có tham vọng từ năm 2003 trở đi, mỗi năm sẽ tăng thêm 30% kim ngạch thương mại thông qua các giao dịch trên mạng điện tử, gấp 9 lần so với năm 1999 (Nguồn :Korea as a Knowledge Economy 2006 và “Korea as a knowledge


economy: evolutionary process and lessons learned” Bởi Joonghae Suh, Derek H. C. Chen, 2007).

Hàn Quốc hiện xếp thứ 16 trên thế giới về sức cạnh tranh khoa học công nghệ và đang đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ trở thành một trong 10 cường quốc có nền khoa học hàng đầu thế giới. Hàn Quốc xác định chỉ có phát triển IT mới có thể đứng vững được trứơc sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và theo đó, đến năm 2010 sẽ cố gắng vươn lên đứng hàng thứ 12 về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực IT. Giống như Singapore nhưng ở mức độ thấp hơn, kinh tế Hàn Quốc đã mang một số nét đặc trưng phát triển của nền kinh tế tri thức. Năm 2009, thứ hạng của Hàn Quốc về trình độ phát triển kinh tế tri thức là 29.

1.5.4.3 Ấn Độ : Ấn Độ lấy ngành công nghệ phần mềm để phục vụ xuất khẩu làm hướng đi chính. Cho đến nay, Ấn Độ đã xây dựng được cho mình hình ảnh của một nhà cung cấp phần mềm đáng tin cậy của thế giới. Trong 10 năm (1991-2000), ngành công nghiệp phần mềm và kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng 50% hàng năm. Vùng đất lạc hậu Bengan trước kia, nay nhờ sự đầu tư mạnh của chính phủ, đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm lớn nhất Châu Á với sự có mặt khoảng 250 công ty đa quốc gia công nghệ cao và 1.500 công ty phần mềm đóng đô ở Bangalore (2010). Nhiều năm qua, hàng loạt tập đoàn công nghệ của Mỹ như IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle tìm đến đây tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu và phát triển kinh doanh. Hàng trăm nghìn kỹ sư người Ấn Ðộ đang làm việc cho những trung tâm nghiên cứu và phát triển của những tập đoàn toàn cầu lớn. Chỉ riêng Trung tâm Công nghệ của General Electric ở thành phố này quy tụ đến hơn 2.000 kỹ sư, một phần tư trong số đó có học vị tiến sĩ. Bởi thế, nhiều chuyên gia công nghệ ví von rằng: Nếu các kỹ sư Ấn Độ rút hết khỏi Silicon Valley ở Mỹ, khi đó Bangalore sẽ trở thành trung tâm công nghệ thông tin của thế giới!.

Tự hào coi mình như một Thung lũng Silicon, Bangalore của Ấn Độ đang đặt một mục tiêu to lớn là trở thành trung tâm công nghệ thông tin của toàn thế giới. Theo các chuyên gia tại đây, bí quyết công nghệ duy nhất để Infosys hay Wipro thành công rực rỡ, đang trở thành đối thủ cạnh tranh đối với bất kỳ tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu nào chính là "người tài". Riêng tại Infosys, số lượng "cư dân" của toàn thành phố lên đến hơn 20.000 người; làm việc tại 12 lĩnh vực liên quan đến ICT; trong đó nổi bật nhất là thiết kế, gia công phần mềm và tư vấn, thiết lập các giải pháp CNTT. Khẩu hiệu của Infosys là “Powered by Intellect. Driven by values” (Sức mạnh bằng tri thức. Động lực là giá trị).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024