Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 2


2. Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế du lịch, những lý luận chung về kinh tế du lịch đã được công bố. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Một số công trình điển hình như:

* Nhóm công trình nghiên cứu lý luận

- Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học - Nhà xuất bản Trẻ, năm 2000.

- Công trình: Kinh tế du lịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

- Công trình: Kinh tế du lịch của Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

- Robert Lanquar (2005) có công trình: Kinh tế Du lịch - Nhà xuất bản Thế giới, năm 2005

Ngoài ra, còn có Pháp lệnh du lịch Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2006

Những công trình này nghiên cứu và xây dựng khung lýluận về kinh tế du lịch như: khái niệm, các loại hình du lịch, những nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế du lịch…Đây là nguồn tài liệu cho tác giả tiếp cận, kế thừa những khái niệm về du lịch, về kinh tế du lịch nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

* Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương

- Hoàng Đức Cường: Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 1999.

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 2

- Trần Ngọc Tư: “Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2008.

- Nguyễn Thị Hồng Nhung: “Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì hội nhập và phát triển”, Luận văn thạc sĩ, 2007.


- Nguyễn Thị Lan: “Phát triển kinh tế tư nhân ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, 2008.

- Đỗ Thị Bích Huệ: “Phát triển du lịch thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, 2008.

- Nguyễn Thị Lan Phương: “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, 2010.

- Nguyễn Tuấn Dũng: “Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2012.

Các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế du lịch theo cách tiếp cận truyền thống - là những hoạt động và kết quả hoạt động du lịch, gắn với một địa phương cụ thể, trong những giai đoạn cụ thể.

* Công trình nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch Ba Vì

Công trình của tác giả Hoàng Văn Hùng:“Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch huyện Ba Vì những vấn đề nổi cộm - Phương hướng và giải pháp thực hiện”, Đề tài nghiên cứu tại lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, ngành Du lịch Hà Tây, 2004. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế du lịch nói chung cũng như ở một số địa phương nói riêng. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài luận văn.

Các công trình nghiên cứu đã công bố trên đã làm rõ ở những khía cạnh khác nhau về kinh tế du lịch và vấn đề phát triển kinh tế du lịch trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu và có hệ thống về phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội, theo cách tiếp cận kinh tế chính trị, gắn với nội hàm phát triển và những tiêu chí đánh giá sự phát triển đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích


Vận dụng và hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch, luận phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế du lịch Ba Vì theo hướng phát triển bền vững.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Khái quát và hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và các nhân tố tác động đến trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua.

- Phân tích những ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế mới đến sự phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách để phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp chung

Đề tài sử dụng những phương pháp chung như:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch.

Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng tài liệu, báo cáo thống kê của địa phương để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp cũng được sử dụng phổ biến trong luận văn.

Luận văn có sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, để phản ánh nội dung phân

tích.


4.2. Phương pháp cụ thể

- Kế thừa và phát triển lý luận về phát triển du lịch để hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch.

- Tập hợp, phân tích các tài liệu của UBND huyện, của các đơn vị kinh doanh du lịch; Các tài liệu, số liệu của Sở Du lịch Hà Nội, của Chi cục Thống kê Thành phố Hà Nội…Từ đó, đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch theo khung lý thuyết ở chương 1 trên phương diện thành công, hạn chế và nguyên nhân của tình hình.

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở địa phương, cũng như kinh nghiệm của các địa phương khác, luận văn đưa ra những định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển kinh tế du lịch được nghiên cứu theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Vấn đề nghiên cứu gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, gắn với những biến động về môi trường kinh tế, xã hội, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian: Nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Nội

* Phạm vi thời gian: từ năm 2008 - nay.

6. Một số đóng góp mới của luận văn

- Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch: nội dung và những tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch.


- Đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội từ năm 2008, đến nay: những thành tựu, bất cập trong sự phát triển và nguyên nhân của tình hình.‌‌

- Đề ra giải pháp có thể vận dụng vào phát triển kinh tế du lịch ở địa phương trong thời gian tới, gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế của địa phương và Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội

Chương 3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

1.1. Kinh tế du lịch

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1. Khái niệm

* Du lịch

Trong từ điển Oxford của Anh, du lịch có nghĩa là đi xa và du lãm. Nghĩa rằng đây là một hoạt động rời nhà đi xa rồi trở về và trong thời gian ấy thì tham quan du lãm ở một hoặc vài địa phương. Với ý nghĩa đó, du lịch đã xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội chiếm hữu nô lệ.Vào thời kì này, do sự phân công lao động xã hội: phân chia giữa trồng trọt và chăn nuôi: giữa nông nghiệp, thương nghiệp và ngành thủ công làm cho kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các thành viên trong xã hội, giữa các vùng, miền trong một quốc gia tăng mạnh, kéo theo đó là nhu cầu du lịch tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động du lịch thời kì này còn chưa rõ ràng, mục đích chính của việc đi đây đi đó của con người là trao đổi hàng hoá, việc tham quan du lịch chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên, chủ yếu mang tính tự phát, tự phục vụ là chính. Du lịch chưa trở thành một ngành kinh tế đặc thù của xã hội.

Ở phương Tây, vào những năm cuối của thế kỉ XIV đã có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Có quan niệm cho rằng du lịch là một ngành công nghiệp, đó là ngành “công nghiệp mẹ”, một ngành công nghiệp then chốt. Sự phát triển về du lịch có tác động to lớn tới tất cả các ngành kinh tế của một quốc gia. Nhưng cũng có quan niệm cho rằng du lịch là một hoạt động kinh tế nhằm phục vụ khách nước ngoài, là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam của đất nước, đối tượng tham quan là khách nước ngoài.


Đến đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn còn là hoạt động dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để hưởng ngoạn, giải trí. Và sau đó hoạt động này ngày càng thu hút được sự tham gia của hầu hết các tầng lớp xã hội khác nhau.

Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người với doanh thu đạt được là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt với doanh thu 474 tỷ USD; dự tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 1006 triệu lượt khách du lịch với doanh thu khoảng 900 tỷ USD.[8, tr 50]

Mặc dù vậy, hiện nay khi đề cập đến du lịch, không ít người lầm tưởng rằng: du lịch là những kì nghỉ hè với những bãi biển đầy người, các sân bay hay các đoàn xe du lịch vòng quanh các phố phường… Do đó, việc xây dựng quan niệm và hiểu biết đúng đắn về ngành kinh tế du lịch có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của du lịch nhằm đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người.

Theo Hội liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch thì: “Du lịch là sự tổng hoà các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài, và lại cũng không làm bất kì hoạt động nào để kiếm tiền”.[16,tr 241]

Trong tuyên ngôn Manila (1980) của tổ chức du lịch Quốc tế thì du lịch được xem là: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích thực hiện sự phát triển các nhân về phương tiện kinh tế xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh về hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”. [16, tr 252].

Khái niệm này đã nhấn mạnh mục đích hoà bình của việc du lịch, đồng thời cũng bao quát việc du lịch để vui chơi, tiêu khiển với việc du lịch vì công


việc. Tuy nhiên khái niệm trên vẫn chưa phản ánh được đặc điểm tổng hợp khách quan của hoạt động du lịch, của người du lịch.

Kế thừa các quan điểm trên các tác giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du lịch cũng đưa ra khái niệm khá toàn diện về du lịch:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hoà tất cả các quan hệ và hiện tượng do lữ hành để thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hoá nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của tất cả mọi người dẫn tới”.[9, tr33].

Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hoà Séc) đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:“Du lịch là tập hợp các hoạt động kĩ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và viếng thăm có tổ chức thường kì”.[10, tr17]

Định nghĩa của trường tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie như sau:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn - chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập - đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, cư trú ăn uống nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế…) mà không có mục đích lao động kiếm lời”. [10, tr17-18]

Hai định nghĩa trên đã xem xét kĩ hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trưng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kĩ thuật điều hành.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí