Thực Hiện Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Nhà Nước, Tổ Chức, Cá Nhân Trong Lĩnh Vực Bảo Hộ Quyền Tác Giả

với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ trong Luật sửa đổi lần này tập trung vào 5 nhóm vấn đề lớn, bao gồm: cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; sáng chế; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đã khắc phục những tồn tại bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, nhằm thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ thống các chế tài về hành chính, dân sự và hình sự đã được ban hành, và đổi mới qua từng giai đoạn nhằm đảm bảo cho các quy định pháp luật về quyền tác giả được thi hành với bộ máy cưỡng chế của Nhà nước.

Hầu hết các quan hệ xã hội về quyền tác giả, quyền liên quan đã được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật. Về cơ bản pháp luật hiện hành phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo tiền đề cho sự hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Hoạt động lập pháp, lập quy về quyền tác giả, quyền liên quan đã có những bước phát triển vượt bậc.

Với vai trò là cơ quan đầu ngành của Chính phủ chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nhà nước về quyền tác giả, trong giai đoạn 2015 - 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rất tích cực trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

Chỉ tính riêng 5 năm gần đây Bộ đã chủ trì, xây dựng, soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ kí ban hành 02 Nghị định; ban hành theo thẩm quyền 04 Thông tư; xây dựng, hoàn thiện 3 đề án bao gồm:

- Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 /3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL; Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL; Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016;

- Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ban hành

- Thông tư số 35/2018/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.

- Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

- Đề án: “Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan giai đoạn 2016 - 2020”.

- Đề án: “Trung tâm giám định là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan”.

- Đề án: “Nâng cao nhận thức và ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020”.

Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, Bộ luật Hình sự sửa đổi, và nhiều văn bản khác có liên quan khi có yêu cầu phối hợp; Năm 2019, Bộ chủ trì xây dựng nội dung quyền tác giả, quyền liên quan, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Có thể thấy, hoạt động lập pháp, lập quy về quyền tác giả, quyền liên quan những năm gần đây đã có những bước phát triển tích cực, tạo lập được hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo phát triển, đồng thời bảo hộ thành quả lao động sáng tạo đã kết tinh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Trong kết quả của hoạt động lập pháp và lập quy nêu trên, có phần đóng góp lớn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.Bộ đã nỗ lực, quyết tâm caotrong chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luậtvề quyền tác giả.

Không chỉ tích cực trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan, các địa phương tổ chức triển khai thi hành pháp luật về quyền tác giả đến các đối tượng có liên quan.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tới công chúng, các phương tiện thông tấn báo chí đã có những đóng góp tích cực, nhiều báo, tạp chí, bản tin, đài phát thanh truyền hình đã mở chuyên mục, giới thiệu, giải đáp pháp luật về quyền tác giả. Nhiều sách, báo, tài liệu về quyền tác giả được xuất bản nhằm phổ biến kiến thức về quyền tác giả đến công chúng. Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức biên soạn, dịch, xuất bản trên 10 đầu sách, phối hợp với các tạp chí có liên quan xuất bản các số đặc san về quyền tác giả trong các lĩnh vực báo chí, mỹ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh…

Để đánh giá tình hình thi hành các quy định pháp luật, phân tích kết quả, hạn chế, trao đổi kinh nghiệm và đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả, Bộ đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai, lớp tập huấn, hội thảo quốc gia và quốc tế về quyền tác giả. Năm 2015, Bộ tổ chức 06 hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn trong đó có 02 hội thảo phối hợp với Uỷ ban quyền tác giả Hàn Quốc và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Năm 2016, Bộ tổ chức 2 hội thảo về quản lý tập thể quyền tác giả, phối hợp với Cơ quan bản quyền tác giả Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn Việt Nam - Hàn Quốc về VKFTA. Năm 2017, Bộ phối hợp với JCO và CODA tổ chức hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; phối hợp với Tổ chức

Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO tổ chức Hội thảo về quyền tác giả (Hiệp ước WCT và Hiệp ước WPPT); tổ chức 3 hội nghị tập huấn, lấy ý kiến Dự thảo “Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan” tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và Thành phố Đà Nẵng. Năm 2018, Bộ đã chủ trì, phối hợp tổ chức 11 hội nghị, hội thảo, tập huấn cho khoảng 1800 đại biểu về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan và các biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Năm 2019, đã tổ chức 07 hội nghị, hội thảo cho khoảng 650 đại biểu về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan. 6 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên hội thảo, hội nghị đang tạm hoãn [13].

Website Quyền tác giả Việt Nam (www.cov.gov.vn) với hơn 30 triệu lượt truy cập trong 5 năm (2015 - 2020) chứa dữ liệu về hệ thống pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế, tổ chức bộ máy quản lý và thực thi của Việt Nam, các tổ chức quốc tế liên quan và hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Bộ Niên giám đăng ký quyền tác giả Việt Nam thông tin dữ liệu đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan từ năm 1986 được xuất bản lần đầu năm 2004, xuất bản thường niên từ năm 2005 trở đi.

Hằng năm, hưởng ứng ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4), một số chương trình tuyên truyền được tổ chức hoặc phối hợp tổ chức như gameshow “Bản quyền và Sáng tạo” - sân chơi cho các bạn sinh viên tìm hiểu về bản quyền; phát tờ rơi nội dung tuyên truyền về hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức giao lưu, nói chuyện với sinh viên đại học về vấn đề bản quyền; trình chiếu clip tuyên truyền về tôn trọng quyền tác giả, quyền liên quan…

2.2.2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả

Luật pháp quy định sự bảo hộ không chỉ dành cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà còn dành cho cả những người góp phần phổ biến các tác phẩm đó đến công chúng. Việc bảo hộ tốt quyền lợi của những cá nhân, tổ chức này sẽ gián

tiếp bảo hộ quyền lợi của tác giả. Ở góc độ khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức này cũng là bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước.

Ý thức được việc tự bảo vệ quyền, các cá nhân, tổ chức đã chủ động đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, việc đăng ký không phải là điều kiện bắt buộc để được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả, tuy nhiên theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức thực hiện việc đăng ký quyền tác giả có lợi thế trong trường hợp phát sinh tranh chấp, họ không có nghĩa vụ phải chứng minh trước.

Qua phân tích số liệu đăng ký tác phẩm từ năm 2010 đến nay cho thấy, hầu hết các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ đều được nộp đơn đăng ký, trong đó các loại hình tác phẩm thường xảy ra tranh chấp có tỷ lệ nộp đơn đăng ký cao, như tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chiếm 48,85%; các tác phẩm văn học chiếm 22,06%; 6,5% là các tác phẩm âm nhạc; 6,3% là chương trình máy tính; các thể loại còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ: tác phẩm tạo hình 2,98%; tác phẩm nhiếp ảnh 2%; sơ đồ, bản đồ, bản vẽ chiếm 1,67%; bài giảng, sách giáo khoa giáo trình chiếm 1,58%; tác phẩm kiến trúc 0,27%; tác phẩm sân khấu 0,18%; tác phẩm điện ảnh 0,56% và công trình khoa học chỉ chiếm 0,21% [13].

Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định chi tiết những biện pháp tự bảo vệ quyền, và những biện pháp xử lý hành vi xâm phạm, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả.

2.2.3. Hướng dẫn việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm

Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Khi tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng đặt hàng hoặc chuyển giao quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác thì tác giả chỉ còn giữ quyền nhân thân, bao gồm quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền phản đối các hành vi cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi đối với tác phẩm có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền cho phép hoặc phản đối việc khai thác sử dụng tác phẩm mà không được phép chủ sở hữu, dưới các hình

thức sao chép, phân phối, nhập khẩu, cho thuê, biểu diễn công cộng, phát sóng và truyền đạt đến công chúng, làm tác phẩm phái sinh.

Thực tiễn hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam thể hiện qua các mặt như sau:

- Đăng ký, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của chủ sở hữu

quyền

Số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển giao phổ biến

đến công chúng được tăng lên theo từng năm. Số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến đăng ký ước tính chiếm khoảng 70%. Các tác phẩm đã và đang được khai thác, chuyển giao một cách có hiệu quả, thông qua đó mang lại lợi ích đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức cá nhân khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển.

- Việc uỷ thác của chủ sở hữu quyền cho các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ tài chính ban đầu để thành lập tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đối với một số lĩnh vực mà khả năng tự quản lý, khai thác cá nhân tỏ ra không hiệu quả; từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, đặc biệt là thực hiện đàm phán cấp phép, thu và phân phối tiền bản quyền sử dụng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan cho các chủ thể đã ủy thác cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đó.

Đến nay, đã có 05 Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động; đó là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - VCPMC (ra đời năm 2002), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam - RIAV (năm 2003) và Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam - VLCC (năm 2004),

Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam - VIETRRO (năm 2010) và Hội Bảo vệ quyền của nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam - APPA (năm 2015).

VCPMC, trực thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam, thực hiện quản lý tập thể đối với các quyền tác giả âm nhạc được ủy quyền. Tính đến nay, VCPMC được ủy thác quyền từ 4.297 tác giả với 164.333 tác phẩm trong nước; ký hợp đồng hợp tác song phương với 63 Tổ chức quốc tế tương ứng với 5.021.656 tác phẩm quốc tế, nhờ đó, các tác phẩm âm nhạc Việt Nam được VCPMC quản lý, khai thác ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tác phẩm âm nhạc của nước ngoài cũng được quản lý, khai thác sử dụng tại Việt Nam thông qua VCPMC [62].

RIAV tập hợp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa (ghi âm và hình) ở Việt Nam. Hiện RIAV quản lý cấp phép thu tiền khai thác, sử dụng bản ghi thông qua các hợp đồng ủy thác quyền với hội viên, hợp đồng với các đối tác.

VLCC trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, tính đến cuối năm 2019, có hơn

1.300 tác giả văn học ủy quyền với hơn 9.000 đầu tác phẩm, trong đó có hơn 1.000 tác phẩm có bản mềm và sách cứng [60].

VIETRRO là tổ chức đại diện theo ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm tồn tại dưới dạng ấn phẩm. Tính đến tháng 12/2019, VIETRRO có 1.957 hội viên cá nhân ủy thác với 65.887 tác phẩm [59].

APPA là Hiệp hội bảo vệ quyền của các nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam, được thành lập ngày 1/12/2015 và tính đến ngày 25/2/2020, có gần 200 hội viên [56].

Các tổ chức đại diện tập thể này được thành lập theo quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế và đang từng bước hướng tới hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, có hiệu quả, tạo niềm tin cho các văn nghệ sĩ, trí thức ủy thác quyền.

- Chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho các nhà xuất bản

Hiện nay, đã có một số lượng khá lớn đầu sách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho nhà xuất bản khai thác sử dụng để xuất bản, công

bố phổ biến đến công chúng. Năm 2019 có gần 30 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố [56].

Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan trong thời gian qua cũng đang gặp những khó khăn, chủ yếu do việc nhiều tác phẩm bị sử dụng trái phép, hoặc chủ sở hữu tác phẩm khó xác định giá cả, thoả thuận mức tiền bản quyền khi khai thác, chuyển giao, thu tiền bản quyền của các đối tượng sử dụng. Thực tế đã có rất nhiều vụ vi phạm quyền tác giả như: tái bản sách, biểu diễn sân khấu, thu băng đĩa nhạc, băng hình… không xin phép tác giả, không trả nhuận bút cho tác giả.

2.2.4. Quản lý hoạt động cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật, đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, nhận thức được lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Từ 1/1/2015 đến 30/6/2020 Cục Bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thụ lý, cấp 33.510 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cụ thể: [13].

Năm

Số lượng hồ sơ tiếp nhận, thụ lý, cấp

Ghi chú

Miền Nam

Miền Bắc

Miền Trung

Toàn quốc

Năm 2015

2.426

2.953

131

5.510

Tăng 21,96% so với năm 2014

Năm 2016

2.614

3.501

151

6.266

Tăng 6.16% so với năm 2015

Năm 2017

2.916

3.151

227

6.294

Tăng 0.45% so với năm 2016

Năm 2018

2.602

3.749

125

6.476

Tăng 2.89% so với năm 2017

Năm 2019

3.110

4.627

195

7.932

Tăng 22,48% so với năm 2018

Đến 6/2020

1.370

2.746

195

4.165

Tăng 1.05% so với cùng kỳ 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - 8

Việc thụ lý hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký đảm bảo đúng trình tự, thủ tục pháp lý và các yêu cầu của công tác cải cách thủ tục hành chính.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí