thủ tục liên quan đến đầu tư dự án.
Cung cấp cho chi nhánh các thông tin về nhu cầu đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư của các dự án đầu tư trên địa bàn ngay từ khi tiến hành phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án.
Hỗ trợ chi nhánh trong thu hồi và xử lý nợ vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn có phát sinh nợ quá hạn tai chi nhánh.
Đối với các dựa án vay vốn do UBND tỉnh làm chủ đầu tư, đề nghị UBND tỉnh bố trí kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm để trả nợ vốn TDĐT cho Chi nhánh (các dự án do các cơ quan trực thuộc tỉnh làm chủ đầu tư, đề nghị UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các cơ quan này xây dựng kế hoạch trả nợ vốn tín dụng đầu tư vào dự toán NSNN.
3.3.3.Với các Sở ban ngành trong tỉnh (thành phố) có liên quan
Đề nghị các Sở, ban ngành hỗ trợ giới thiệu cho Chi nhánh các dự án đầu tư trên địa bàn có nhu cầu vay vốn; Tạo điều kiện hỗ trợ các chủ đầu tư hoàn thiện nhanh chóng các hồ sơ, thủ tục về đầu tư dự án vay vốn TDĐT, nhất là các thủ tục về đầu tư xây dựng, đất đai, cấp phát, đánh giá tác động môi trường, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, hồ sơ thủ tục liên quan đến bảo đảm tiền vay như thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình, đăng ký thế chấp…; Hỗ trợ chi nhánh trong công tác thu hồi và xử lý nợ vay TDĐT trong trường hợp cần thiết.
3.3.4. Với Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần tự đổi mới vầ hoàn thiện mình hơn nữa, đặc biệt trong các khâu chuẩn bị dự án, nghiên cứu dự án và tổ chức thực hiện dự án. Việc chuẩn bị dự án và nghiên cứu dự án cần được xuất phát từ những căn cứ thực tế và có bài bản, đúng qui trình hiện hành.Cần tổ chức đào tạo (hoặc tự tìm hiểu) những qui định của Nhà nước về đầu tư xây dựng; thực hiện có bài bản đúng quy trình, quy định hiện hành của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Đầu Tư Tại Ngân Hàng Phát Triên Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Giang
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tdđt Của Nhpt Bắc Giang
- Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 12
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Phối hợp chặt chẽ với NHPTVN để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác dự án.
3.3.5. Với Chính phủ
Quốc hội và Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, ổn định, rõ ràng, có tính khả thi cao, đảm bảo các văn bản pháp luật được ban hành đi vào cuộc sống; tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy đầu tư của mọi thành phần kinh tế, là cơ hội tốt cho sự phát triển của tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Quốc hội và Chính phủ cần sớm hoàn thiện Đề án mô hình hoạt động của VDB sau năm 2021 theo hướng tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động để thực hiện có hiệu quả vai trò hỗ trợ phát triển nền kinh tế, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng (giảm dần các khoản cho vay theo chỉ định),Chính phủ và các cơ quan Bộ ngành giữ vai trò định hướng, giám sát hoạt động theo quy định của pháp luật
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai hoạt động của VDB như: Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại VDB, Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước…
Trong điều kiện hiện nay, việc tăng cường tiềm năng tài chính cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam là rất cần thiết để góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của Chính phủ. Vì vậy kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét dành một phần vốn ngân sách hàng năm từ phát hành trái phiếu Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng phát triển Việt Nam để tăng cường tiềm năng tài chính cho Ngân hàng phát triển Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trải qua 15 năm đồng hành phát triẻn cùng đất nước, là một ngân hàng chính sách- Ngân hàng phát triển Việt Nam đã từng bước trưởng thành, nỗ lực không ngừng sáng tạo-đoàn kết, vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và từng bước trở thành một định chế tài chính quan trọng Chính phủ cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có sự đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong giai đoạn mới, với năm 2021 mở đầu triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội XIII và nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, được kỳ vọng sẽ tạo ra những không gian phát triển tầm cao.Nguồn lực cho sự nghiệp phát triển được dự báo rất lớn, đặt sự trông cậy rất nhiều vào hệ thống tổ chức tín dụng, định chế tài chính Nhà nước, trong đó có VDB.Vì vậy nhiệm vụ của VDB nói chung và Chi nhánh Bắc Giang nói riêng rất quan trọng, tạo đà phát triển cho phát triển trong tương lai.
Việc phát triển hoạt động TDĐT là tất yếu đưa đến sự ổn định cho các Chi nhánh.Nền kinh tế tại Việt Nam là thị trường có tiềm năng trong tương lai, là cơ hội cho các Chi nhánh NHPT nếu nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển. Do vậy, phát triển hoạt động TDĐT của nhà nước ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chi nhánh NHPT. Muốn tăng hiệu quả từ hoạt động này cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường.
Qua kết quả nghiên cứu phân tích trên cho thấy, giai đoạn (2016-2020) cơ bản Chi nhánh NHPT Bắc Giang đã làm tốt công tác cho vay vốn Tín dụng trên địa bàn, hiện đang có những điểm mạnh và những mặt thuận lợi nhất định. Đồng thời Chi nhánh gặp một số khó khăn cùng tồn tại và hạn chế như: cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi; NHPT trong giai đoạn tái cấu trúc
toàn Ngành, cơ chế chính sách (nhất là cơ chế lãi suất) chưa được ban hành... nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của Chí nhánh, nhất là việc tăng trưởng tín dụng
Luận văn đã tập trung làm rõ thực trạng phát triển hoạt động TDĐT từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại đơn vị gắn liền với nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư tại đơn vị.
Tác giả hy vọng rằng, với các nhóm giải pháp chủ yếu đã được trình bày trong luận văn, khi được vận dụng vào thực tiễn, việc thực thi chính sách TDĐT của Nhà nước sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng tín dụng được cải thiện và giảm thiểu rủi ro. Qua đó giúp Chi nhánh NHPT Bắc Giang phát triển hoạt động TDĐT, quy mô tín dụng mở rông nâng tầm ảnh hưởng của VDB trên địa bản tỉnh Bắc Giang, trở thành một Chi nhánh vững mạnh trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, xứng đáng là công cụ đắc lực của Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ và tín dụng của Nhà nước.
Tuy nhiên, phát triển hoạt động tín dụng đầu tư là một vấn đề phức tạp, nó bao trùm toàn bộ quá trình quản trị, điều hành của Ngân hàng phát triển nói chung và Chi nhánh NHPT Bắc Giang nói riêng cũng như toàn bộ quy trình trước, trong và sau cho vay.Vì vậy, với kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên những phân tích mà em đưa ra chắc chắn còn thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong sự góp ý, nhận xét của thầy cô, các cán bộ, nhân viên Ngân hàng, những người quan tâm đến hoạt động TDĐT tại Ngân hàng để giúp em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang (2016- 2020), các Báo cáo tổng kết hàng năm.
2.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang (2016- 2020), các Báo cáo thống kê cho vay, thu nợ vốn TDĐT, TDXK, ODA; Hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh TDĐT hàng năm.
3. TS. Phạm Văn Bốn (2013), Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
4. Chính phủ (2011; 2017), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
5.Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2017), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại học Mở Hà Nội.
6.Đào Bá Đức (2008), Đổi mới hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Thanh hoá, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển, NXB Thống Kê, Hà Nội.
8.Trần Công Hoà (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
9. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Cảnh Hiệp, Lê Công Hội, 2016.Quản lý rủi ro của NHPT Nhật Bản -Kinh nghiệm cho hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 114
11. Trương Thị Hiền (2016), Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHPT Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An”
12. Lê Bá Luyện, 2016. Làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của VDB giai đoạn hiện nay.Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 114,
13.Nguyễn Hữu Nam (2011), Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Bắc Ninh – Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh…
14. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2016-2020): Các Quy chế, quy trình, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TDĐT của Nhà nước.
15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
16. Thủ tướng Chính phủ (2019): Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2021 theo Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ
17. Vũ Hồng Sơn (2017), Nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại các Chi nhánh NHPT - Tạp chí Hỗ trợ Phát triển.
18. Ths.Trần Phương Thùy (2016), Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng- Tạp chí Hỗ trợ Phát triển.
19. Vũ Nhữ Thăng, Lê Thị Thùy Vân, 2014, Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước: một số đánh giá và khuyến nghị chính sách. Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 92.
20. Nguyễn Gia Thế (2004), Một số giải pháp nhằm nâng cao quả hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
21.Nguyễn Nam Chiến Thắng (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.