của n 1.74
hàng
hóm khách hàng Vinashin là 1.068 tỷ đồng và của nhóm khách hàng Vinalines là 5 tỷ đồng. Do biến động không thuận lợi của thị trường vận tải thế giới, hai khách này rơi vào trạng thái khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Nợ xấu của
PVFC cao khiến PVFC phải có những chính sách hợp lý trong thời gian tới.
Đánh giá thương vụ sau M&A
Sau hợp nhất quy mô PVCombank đã được cải thiện rõ rệt với vốn điều lệ là
9.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 101.124 tỷ đồng (năm 2013)
Mạng lưới hoạt động sẽ được phủ khắp từ Bắc vào Nam, do mạng lưới hoạt động trước đây của PVFC chủ yếu ở miền Bắc và WesternBank chủ yếu ở miền Nam. Nhìn vào bảng trên có thể thấy việc sáp nhập đã giúp cho mạng lưới chi nhánh của PVCombank tăng từ 78 (năm 2012) lên 141 (năm 2014). Hơn nữa, nhóm khách hàng cũng được cải thiện đáng kể như các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, đối tác của các đơn vị thành viên PVN cùng với nhóm khách hàng trung thành của Wersternbank và PVFC.
Bảng 2.5. So sánh PVComBank với 3 ngân hàng cùng quy mô vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2014
Đơn vị: tỷ đồng
Ngân hàng | Vốn điều lệ | Lợi nhuận sau thuế | ROE (%) | ROA (%) | |
1 | ACB | 9.377 | 951,8 | 7,64 | 0,55 |
2 | TechcomBank | 8.878 | 1.081 | 7,40 | 0,63 |
3 | PVComBank | 9.000 | 151,89 | 1,57 | 0,15 |
4 | SHB | 8.866 | 790,2 | 7,59 | 0,51 |
Bình quân | - | - | 6,05 | 0,46 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Tình Hình Ngành Ngân Hàng Tại Việt Nam
- Quy Định Của Nhà Nước Về Hoạt Động Mua Bán – Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Tại Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Mua Bán – Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Tại Việt Nam Giai Đoạn Năm 2011 – 2015
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 10
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 11
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Nguồn: www.http://finance.vietstock.vn/ và website NHNN
Tổng doanh thu và lợi nhuận ròng sau 1 năm hợp nhất tăng trưởng một cách mạnh mẽ từ 1.636 tỷ đồng (năm 2013) lên 6.904 tỷ đồng (năm 2014); lợi nhuận ròng năm 2014 tăng hơn 123 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải bởi việc mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động, thay đổi trong cách thức quản trị điều hành đã giúp cho PVCombank đạt được những thành tựu ban đầu. Khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng sau 1 năm hợp nhất vẫn còn thấp với lợi nhuận sau thuế năm 2014 của
55
PVComBank thấp so với một số NHTM có cùng quy mô vốn điều lệ. Các chỉ tiêu ROE, ROA cũng thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả 4 ngân hàng.
Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao là 4,76% sau khi hợp nhất và khá tương đồng với nợ xấu của PVFC. Điều này là vì PVFC đóng góp phần lớn vào giá trị tài sản và nợ của PVCombank. Riêng Westernbank nợ có khả năng mất vốn tăng gần 200 tỷ đồng (năm 2011), từ 33 tỷ đồng lên đến 231 tỷ đồng (năm 2012). Chưa kể đến các nhóm chi phí phải trích dự phòng cho đầu tư trái phiếu và cổ phiếu đạt mức gần 200 tỷ đồng. Đối với PVF ngoài các khoản nợ có khả năng mất vốn, nợ nghi ngờ thì khoản vay cho Vinalines, Vinashines gần 2.800 tỷ đồng chưa có phương án thu hồi. Nợ của 2 tổ chức này tương đương 6,36% tổng dư nợ PVF và chiếm gần 32% nguồn vốn điều lệ.
Ý nghĩa thương vụ hợp nhất
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, hàng loạt các tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ. Không những thế, tổng quy mô vốn tự có của các ngân hàng cổ phần giảm mạnh, xuống dưới chuẩn theo quy định của NHNN. Do đó cần phải có biện pháp để lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các thương vụ M&A được tiến hành tạo bước đệm nhằm cải thiện tình hình tài chính cho ngân hàng. Việc hợp nhất PVFC và Westernbank có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của cả hai TCTD, đồng thời giải quyết các tồn tại, tạo tiền để cho sự phát triển của TCTD hợp nhất.
Hợp nhất giữa một công ty tài chính và một ngân hàng thương mại là một việc chưa có tiền lệ trên thị trường tài chính Việt Nam. Với tổng tài sản lên tới 100.000 tỷ đồng, PVCombank có khả năng tiếp cận các khách hàng lớn, dự án trọng điểm… điều mà trước đây Westernbank không thể làm được. Với những lợi thế sẵn có và các ưu thế cộng hưởng tạo ra khi kết hợp hai tổ chức tín dụng, PVCombank hứa hẹn sẽ làm tăng giá trị cổ đông cũng như gia tăng sự hấp dẫn với các nhà đầu tư, đồng thời tạo môi trường làm việc hấp dẫn cho các cán bộ công nhân viên, tạo ra một ngân hàng TMCP được đánh giá có tiềm lực lớn về tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ và thế mạnh dịch vụ chuyên nghiệp trên cả hai mảng bán buôn và bán lẻ. Hơn thế nữa PVCombank có thể duy trì một cách hài hòa chiến lược ngân hàng bán lẻ để cung cấp dịch vụ thân thiện cho khách hàng, đồng thời sử dụng nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư năng lượng – một lĩnh vực quan trọng và là nền tảng trong việc phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020.
Điển hình trong những vụ mua bán cổ phần giữa đối tác nước ngoài với NHTM Việt Nam là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) mua 20% cổ phần VietinBank
56
Bảng 2.6. Các trước và sau khi Vietinbank bán cổ phần cho BTMU
Đơn vị: Tỷ đồng
Trước khi bán cổ phần | Sau khi bán cổ phần | Chênh lệch | ||||
2011 (1) | 2012 (2) | 2013 (3) | 2014 (4) | Tương đối (%) (3)–(2) = (5) | Tuyệt đối (5)/(2) | |
Tổng tài sản | 460.420 | 503.530 | 576.368 | 661.132 | 14,47 | 72.838 |
Vốn chủ sở hữu | 28.491 | 33.625 | 54.075 | 55.013 | 60,82 | 20.450 |
LN ròng | 6.259 | 6.169 | 5.808 | 5.727 | (5,85 ) | (361) |
ROA (%) | 2,03 | 1,7 | 1,4 | 1,2 | - | (0,3) |
ROE (%) | 26,74 | 19,9 | 13,7 | 10,5 | - | (6,2) |
Tỷ lệ nợ xấu (%) | 0,75 | 1,46 | 0,82 | 0,90 | - | (0,64) |
CAR (%) | 10,57 | 10,33 | 13,2 | 10,4 | - | 2,87 |
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Vietinbank
Trước khi BTMU mua cổ phần
Vietinbank là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường Việt Nam với tổng tài sản chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống. Với thương hiệu tốt, mối quan hệ chặt chẽ và nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền tảng tài chính vững mạnh, Vietinbank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Tính tới cuối năm 2012, tổng tài sản của Vietinbank là hơn 503.530 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế đạt trên 6.169 tỷ đồng; tỷ lệ ROE đạt 19,9%, ROA đạt 1,7%; là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012, VietinBank vẫn duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn tương ứng là 10,33% và 1,46%. Có thể thấy rằng đổi mới sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, quản lý rủi ro là cơ sở để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Mục đích thực hiện thương vụ
Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) mua cổ phần Vietinbank là một phần trong chiến lược mở rộng hoạt động tại Châu Á, thông qua hợp tác chiến lược giữa BTMU và VietinBank, BTMU mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tại Châu Á, tăng cường dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Bằng cách mua cổ phần ngân hàng nội, các ngân hàng Nhật sẽ mở
57
rộng dịch vụ ngân hàng tới các công ty Nhật tại Việt Nam và cả trong khu vực. Đối với các ngân hàng Nhật, trong bối cảnh thị trường trong nước khó khăn và đang “thừa tiền”, việc nhắm tới các thị trường ở Đông Nam Á là điều dễ hiểu, một bước chuẩn bị cho chu kỳ hồi phục kinh tế mới. Các thống kê cho thấy, các ngân hàng Nhật hiện “thừa” khoảng 2.000 tỷ USD tiền gửi và Nhật hiện đứng đầu trong các thương vụ M&A tại Việt Nam.
VietinBank đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, hoàn thành việc thương thảo để tìm ra đối tác chiến lược thứ hai để tăng vốn chủ sở hữu và tạo cơ sở cho việc củng cố hoạt động, đồng thời tập trung tái cấu trúc bộ máy tổ chức để Ngân hàng trở nên hiện đại và cạnh tranh hơn. Quan hệ hợp tác chiến lược giữa VietinBank và BTMU sẽ mang lại nhiều thành tựu quan trọng thông qua sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của BTMU trong hoạt động điều hành, quản trị và quản lý rủi ro trong ngành ngân hàng.
Đánh giá sau thương vụ
Sau khi ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với Quỹ cấp vốn Ngân hàng IFC và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) năm 2011, VietinBank thu về 743 triệu USD từ việc bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam. Sau khi hoàn tất trong 5/2013, báo cáo thường niên năm 2013 cho thấy tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietinbank đã được tăng lên một cách rõ rệt tương ứng là 14,47% và 60,82% so với năm 2012 và tỷ lệ an toàn vốn tăng thêm 2,87% lên 13,2% năm 2013. Ngay sau khi thương vụ thành công, Moody’s đã đưa xếp hạng sức mạnh Tài chính Ngân hàng (BFSR) và chỉ số sức mạnh tài chính (BCA) của VietinBank vào diện xem xét nâng bậc.
Tính đến cuối năm 2014, tình hình kinh doanh tại Vietinbank vẫn đạt được những chỉ tiêu đề ra của ban quản trị ngân hàng. Mặc dù các chỉ số như ROA (giảm từ 1,4% xuống 1,2%), ROE (giảm đi 3,2%), tỷ lệ nợ xấu tăng 0,08% hay tỷ lệ an toàn vốn giảm 2,8% nhưng các mức giảm này không đáng kể. Việc duy trì được ở những con số như vậy là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành Ngân hàng trong năm 2014, đồng thời cũng là nhân tố thu hút thêm nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ý nghĩa thương vụ
Nguồn vốn này giúp củng cố tiềm lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn dài hạn phục vụ cho các kế hoạch phát triển và nâng cao hình ảnh của VietinBank với các hỗ trợ từ kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu của BTMU. Sự kiện này không chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của VietinBank lên tầm cao mới mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc tế.
58
xu h
tham
Việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng đón nhận đầu tư nước ngoài là một ướng mạnh mẽ của kinh tế hiện nay. Giải pháp cho phép nhà đầu tư nước ngoài gia sở hữu TCTD tái cơ cấu với tỷ lệ chi phối có thể mang lại những lợi ích thiết
thực cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư và phát triển kinh tế. Đồng thời giúp giải quyết nhiều mục tiêu của quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD như xử lý tình trạng sở hữu chéo và cho vay các bên liên quan, nâng cao năng lực tài chính của các TCTD.
Ngân hàng bị NHNN mua lại với giá 0 đồng
Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động tái cơ cấu được cả hệ thống đẩy nhanh và quyết liệt như thời gian qua. Mặc dù không có ngân hàng nào bị phá sản nhưng lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện khái niệm ngân hàng 0 đồng khi hàng loạt ngân hàng yếu kém như VNCB, Oceanbank, GPBank rơi vào diện kiểm soát đặc biệt và NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng/cổ phần. Một số lãnh đạo chủ chốt của cả ba ngân hàng này đã bị bắt do cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay gây ra các khoản lỗ lớn khiến ngân hàng âm vốn điều lệ. Trong đó, OceanBank lỗ đến 15.480 tỷ đồng trong năm 2014, âm vốn chủ sở hữu hơn 11.170 tỷ đồng; GPBank trong năm 2014 cũng lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 45,4%. Còn Ngân hàng Xây dựng VN bị thiệt hại 9.000 tỷ đồng. Cụ thể như trường hợp của Oceanbank:
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu của Oceanbank từ 2011 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Tổng tài sản | 62.639 | 64.462 | 67.075 |
Vốn chủ sở hữu | 4.644 | 4.484 | 4.354 |
Tổng doanh thu | 6.694 | 6.703 | 5.792 |
LN ròng | 487,931 | 243,214 | 188,631 |
ROA (%) | 1,1 | 0,5 | 0,4 |
ROE (%) | 14,7 | 6,8 | 5,2 |
CAR (%) | 11,74 | 10,36 | 9,23 |
Tỷ lệ nợ xấu (%) | 2,08 | 2,89 | 2,97 |
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Oceanbank
Trước khi mua lại
59
Dựa vào kết quả 3 năm gần nhất được công bố của Ngân hàng Oceanbank, ta có thể thấy rõ được hoạt động kinh doanh của Ngân hàng này đã sụt giảm đáng kể từ 2011 – 2013, rõ ràng nhất là lợi nhuận ròng giảm hơn 60% từ 487,931 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 188,631 tỷ đồng. Các chỉ số ROA, ROE cũng sụt giảm đáng kể: ROA từ 1,1% (năm 2011) giảm còn 0,4% (năm 2013); ROE giảm tới 9,5% trong 2 năm. Tình trạng quản lý rủi ro yếu kém dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, tính đến thời điểm 31/12/2013 là gần 3% trên tổng dư nợ; các khoản nợ đã bắt đầu có dấu hiệu thâm hụt vào vốn chủ sở hữu. Trước tình hình đó, NHNN đã phải đặt Oceanbank vào diện kiểm soát đặc biệt. Dù đã tính tới phương án phát hành cổ phần để bổ sung vốn song không được cổ đông thông qua tại đại hội (chỉ có 33% đồng ý) mà số vốn điều lệ của Oceanbank thời điểm này đã thấp hơn so với vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). Theo như con số NHNN công bố, Oceanbank đã âm vốn chủ 11.170 tỷ đồng. Do đó ngày 25/4, NHNN chính thức mua lại Oceanbank với giá 0 đồng.
Sau khi mua lại
Những kết quả 6 tháng cuối năm 2015 cho thấy Oceanbank đã xử lý được 2.000 tỷ đồng nợ xấu và huy động thêm 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả ban đầu còn tùy thuộc vào chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới. Đến nay, các phương án xử lý đang được ngân hàng này xây dựng. Lộ trình cho việc khắc phục nợ xấu của Oceanbank sẽ được xử lý riêng, không thể xử lý giống như những ngân hàng khác và phải có bước khắc phục cụ thể cho từng năm.
Ý nghĩa việc mua lại
Việc mua ngân hàng với giá 0 đồng có thể nói đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Đó là về sự ổn định lòng dân, ổn định chính trị và ổn định kinh tế. Chính vì thế, số đơn vị quốc doanh do NHNN sở hữu 100% vốn, trước đó chỉ có Agribank nay đã nâng lên 4. Bên cạnh việc mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng, NHNN còn gia tăng việc đưa nhân sự vào tham gia quản trị, điều hành và hỗ trợ tài chính cho ngân hàng mua lại.
Đến thời điểm này không thể phủ nhận việc tiếp quản ngân hàng 0 đồng đã giúp kết thúc nhanh quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, chấn chỉnh kỷ luật thị trường, đáp ứng lòng tin của người gửi tiền, không gây xáo trộn và bảo đảm an toàn hệ thống. Thành công lớn của ngành ngân hàng trong năm qua đã góp phần quan trọng kiểm soát được lạm phát, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng sau khi được xử lý đều hoạt động theo đúng lộ trình tái cơ cấu, thanh khoản ổn định, tiền gửi được củng cố và tăng, nợ xấu giảm.
60
hiện
đã gi
Mặc dù chặng đường phía trước còn nhiều chông gai nhưng có thể nói, việc thực các biện pháp tái cơ cấu, ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2015 dường như úp hệ thống ngân hàng vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và đang có hướng đi đúng.
2.7.3. Vấn đề hậu mua bán – sáp nhập trong ngân hàng tại Việt Nam
Rủi ro về con người và tổ chức
Việc một ngân hàng lớn sáp nhập với một ngân hàng nhỏ, hay việc các ngân hàng tự thực hiện hợp nhất với nhau sẽ làm tăng quy mô vốn, mạng lưới chi nhánh và con người của ngân hàng sau sáp nhập/hợp nhất. Tuy nhiên, việc sáp nhập dẫn tới các rủi ro về con người và tổ chức như:
Rủi ro chi phí nhân sự do quá trình sắp xếp lại nhân sự dẫn tới gia tăng chi phí về nhân sự như tiền bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động, tiền trợ cấp thôi việc.
Rủi ro cơ cấu tổ chức do ngân hàng sẽ có thể cắt giảm chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng đang có cùng địa bàn hoạt động, các phòng/ban tại Trụ sở chính không còn phù hợp với mô hình tổ chức mới.
Rủi ro khi tiếp nhận đội ngũ nhân sự mới. Việc đảm bảo chất lượng và số lượng đội ngũ nhân sự là thách thức lớn đối với ngân hàng, đặc biệt là trong công tác đào tạo chuyển giao kiến thức.
Rủi ro về công nghệ thông tin (CNTT)
Hệ thống hạ tầng CNTT đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, các ngân hàng đang sử dụng các hệ thống Core khác nhau cùng nhiều hệ thống phần mềm khác phục vụ mục đích bảo mật, quản trị của riêng mình. Do vậy, khi tiến hành sáp nhập sẽ phải mất một thời gian nhất định cho việc hợp nhất hệ thống, chuyển đổi cơ sở dữ liệu về giao dịch, khách hàng cũng như tích hợp các hệ thống khác. Bên cạnh đó, hoạt động tích hợp 2 hạ tầng CNTT khác nhau tiềm ẩn các rủi ro xung đột trong quá trình tích hợp có thể ảnh hưởng đến cả 2 nền tảng.
Vấn đề kết hợp các sản phẩm, dịch vụ
Chiến lược và mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng như khách hàng mục tiêu, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối/kênh bán hành mới, khách hàng mới luôn có sự khác nhau. Do vậy, thời gian đầu khi sáp nhập có thể phát sinh độ lệch giữa quy định, tiêu chí và điều kiện chấp nhận khách hàng cũng như danh mục sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra cho khách hàng. Việc này có thể dẫn tới thất bại khi kinh doanh sau sáp nhập không đạt được mục tiêu và ngân sách hiện tại.
61
Vấn đề về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp bao gồm giá trị cốt lõi, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, cách thức phối hợp, trao đổi thông tin, giao tiếp nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. Nếu không được truyền thông một cách đầy đủ, đội ngũ nhân sự mới sẽ không có sự liên kết chặt chẽ, không có cam kết với mục tiêu phát triển của ngân hàng mới.
Truyền thông hậu sáp nhập
Việc mua bán – sáp nhập các ngân hàng có thể giúp mở rộng cơ sở khách hàng và mạng lưới. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, nếu không làm tốt công tác truyền thông, một số lượng khách hàng sẽ dừng sử dụng dịch vụ của ngân hàng bị sáp nhập do những lo ngại về uy tín và rủi ro. Mặt khác, thời gian quá độ sẽ phải chạy song song 2 hệ thống có thể dẫn tới suy giảm chất lượng phục vụ khách hàng, khiến khách hàng không hài lòng và chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
2.8. Đánh giá về hoạt động mua bán – sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam
Từ thực trạng về hoạt động mua bán - sáp nhập của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 cho thấy rằng, bên cạnh những kết quả đáng mừng đã đạt được thì hoạt động này cũng tồn tại một số bất cập mà nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía. Những tồn tại cần phải được giải quyết một cách hợp lý, tạo điều kiện phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập của các NHTM Việt Nam trong tương lai.
2.8.1. Những kết quả đạt được
Từng bước giảm bớt số lượng các NHTM để lành mạnh hệ thống thông qua M&A. Trong giai đoạn 2011 - 2013, đã chứng kiến 9 ngân hàng thương mại nhỏ đã được đưa vào chương trình phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc trong đó có hơn một nửa số ngân hàng thông qua biện pháp M&A như hợp nhất (SCB, Ficombank, Tinnghiabank), (Westernbank với PVFC), sáp nhập (Habubank vào SHB) và còn lại là tự tái cơ cấu. Năm 2014 chững lại khi không có thương vụ M&A nào xảy ra. Tuy nhiên, trong năm 2015, đã có 4 thương vụ mua bán - sáp nhập, đó là Sacombank - Southern Bank, Maritime Bank - MDB, BIDV - MHB và VietinBank - PGBank. Ngoài ra, để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, NHNN cũng đã quyết định mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng là Ngân hàng cổ phần Dầu khí toàn cầu (GPBank), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) và Ngân hàng Xây dựng (VNCB). NHNN cũng đã đưa DongA Bank vào diện kiểm soát đặc biệt, cử cán bộ của ngân hàng khác sang điều hành hoạt động tại ngân hàng này. Có thể nói rằng, với những nỗ lực từ NHNN cũng như chính bản thân các NHTM, việc thực hiện các thương vụ M&A đang từng bước lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.
62