hướn
nhữn
Tóm lại, luật pháp và các chính sách cho hoạt động M&A nên được thiết kế theo g hỗ trợ cho sự phát triển thị trường M&A, phát huy lợi ích cũng như hạn chế g tác động xấu do nó mang lại. Đồng thời, khung pháp lý cho M&A phải có tầm
nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải đạt được độ thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tổ chức đào tạo nhân sự và chương trình trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng
Tổ chức đào tạo nhân sự và chương trình trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng với các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp làm lực lượng nồng cốt cho các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện. NHNN Việt Nam nên chủ trì xây dựng chương trình mời các tổ chức tư vấn M&A chuyên nghiệp, có uy tín, đào tạo chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm thực hiện hoạt động M&A ngân hàng cho các ngân hàng TMCP; đồng thời đào tạo đội ngũ nhân sự nồng cốt cho các ngân hàng để thực hiện định hướng M&A theo lộ trình của NHNN. Chương trình tư vấn được xây dựng trên nền tảng nồng cốt chiến lược M&A ngân hàng Việt Nam do NHNN chủ trì, tạo nên sự nhất quán, có trọng tâm, đạt hiệu quả và đảm bảo hài hòa lợi ích thiết thực của các bên liên quan có tham gia hoạt động M&A.
Cho phép nâng dần tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán - sáp nhập với các ngân hàng trong nước
Trong dài hạn, NHNN cần nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTM Việt Nam đặc biệt là các ngân hàng yếu kém để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và tận dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kinh nghiệm quản lý của đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, cần nhanh chóng định hình phân nhóm các NHTMCP được phép mua bán - sáp nhập với đối tác nước ngoài và hoạch định bước đi trong lộ trình hội nhập ngân hàng khu vực và thế giới. Tất cả điều này góp phần cải thiện hơn vấn đề quản trị, hiệu quả các ngân hàng, đồng thời là cơ sở tái cơ cấu ổn định ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Pvcombank Với 3 Ngân Hàng Cùng Quy Mô Vốn Điều Lệ Tính Đến Ngày 31/12/2014
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 10
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Xây dựng kênh kiểm soát, thanh tra thông tin trong hoạt động M&A
Hoạt động của ngành ngân hàng mang tính đặc biệt cũng như tầm ảnh hưởng vĩ mô của nó tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia, việc xây dựng kênh kiểm soát thông tin trong hoạt động M&A ngân hàng là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả cho mỗi thương vụ M&A. Trong hoạt động giao dịch M&A, giá cả, thị trường, thị phần, quản trị thông tin và rất quan trọng cho cả Bên mua và Bên bán. Mặt khác, vấn đề minh bạch hóa thông tin của các ngân hàng Việt Nam còn chưa tốt, gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm đối tác, làm giảm năng lực thị trường, gây ảnh hưởng mang tính dây chuyền cho toàn hệ thống, ảnh hưởng tới hoạt động M&A. Do đó, yêu cầu các cơ quan
79
Nhà nước tới NHNN cần chú trọng, tăng cường thanh tra giám sát trong từng hoạt động của các NHTM, từng khâu của hoạt động M&A nhằm hạn chế tối đa những yếu tố lừa đảo, không trung thực, đe dọa tới sự thành bại của mỗi thương vụ M&A nói riêng.
80
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hoạt động M&A nói chung và trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam đã xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng về số lượng các thương vụ. Dự báo trong những năm tới hoạt động M&A sẽ có những bước tăng mạnh và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng như hội nhập kinh tế quốc tế thành công của Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu về thực trạng phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập của các NHTM Việt Nam thời gian vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập của NHTM trong thời gian tới. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu như vậy, khóa luận đã thực hiện được những nội dung chủ yếu như sau:
Một là, khóa luận đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mua bán - sáp nhập NHTM. Theo đó, khóa luận đã đề cập đến khái niệm hoạt động mua bán - sáp nhập của NHTM, phân biệt hoạt động mua bán - sáp nhập của NHTM và phân loại các hình thức mua bán - sáp nhập của NHTM. Khóa luận cũng phân tích hoạt động phát triển mua bán - sáp nhập của NHTM trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Hai là, khóa luận đã phân tích thực trạng hoạt động mua bán - sáp nhập của NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 qua các số liệu, bảng, biểu, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động mua bán - sáp nhập của NHTM Việt Nam giai đoạn này và đưa ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, khóa luận nhận định một số xu hướng mua bán - sáp nhập NHTM Việt Nam và đưa ra một số giải pháp đối với Ngân hàng nhà nước và các NHTM nhằm phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập của NHTM trong thời gian tới.
Với những nội dung cơ bản trên, khóa luận đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Người viết mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của hoạt động mua bán - sáp nhập của các NHTM trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Minh Khôi và Xuyến Chi (2010), M&A căn bản: Các bước quan trọng trong quá trình sáp nhập ngân hàng và đầu tư, Nhà xuất bản Tri Thức.
2. Vũ Thống Nhất (2011), Một số nhân tố tác động tới hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng Việt Nam, Báo cáo Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng, Tháng 05/2011.
3. TS. Phạm Trí Hùng và LS. Đặng Thế Đức (2011), M&A sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội.
4. Michael E.S. Frankel (2009), “M&A mua lại và sáp nhập căn bản”, NXB Tri Thức.
5. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp, NXB Trẻ.
6. TS. Nguyễn Thị Loan (2011), Hoạt động mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.
7. Nguyễn Ngọc Lý và đồng tác giả (2013), Mua bán và sáp nhập (m&a) ngân hàng tại việt nam – những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 105(05), trang 141 – 142.
8. TS. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013), Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Andrew J. Sherman, Milledge A. Hart (2009), Mua lại và sáp nhập Từ A đến Z, NXB Tri Thức.
10. Quốc hội Việt Nam (2004), Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11, ban hành ngày 03/12/2004 quy định về cạnh tranh, Hà Nội.
11. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11, ban hành ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư, Hà Nội.
12. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ban hành ngày 29/11/2005 quy định về doanh nghiệp, Hà Nội.
13. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11, ban hành ngày 29/06/2006 quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.
14. Chính phủ Việt Nam (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 20/04/2007 của Chính phủ về việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội.
82
1
5. Chính phủ Việt Nam (2006), Quyết định 112/2006/QĐ-TTg, ban hành ngày 24/05/2006 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng tới năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ (2012), Đề án 254/QĐ-TTg, ký ngày 01/03/2012 về việc “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Hà Nội.
Tiếng Anh:
17. Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart (2006), Mergers & Acquisitions from A to Z, 02nd edition, Prentice Hall.
18. Enrique R. Arzac (2004), Valuation for Merger, Buyout, and Restructuring, John Wiley&Sons Publisher.
19. David L. Scott (2003), Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment Term for Today Investor, Houghton Mifflin Company.
20. Robert G. Eccles, Kersten L. Lanes và Thomas C. Wilson (1999), Are You Paying Too Much for That Acquisition?
Website:
21. Những thương vụ m&a “đình đám” của thế giới.
http://www.pace.edu.vn/vn/so-tay-doanh-tri/ChiTiet/642/nhung-thuong-vu-ma- dinh-dam-cua-the-gioi?term_taxonomy_id=32
22. Những kinh nghiệm và ví dụ thực tiễn trong lĩnh vực M&A ngành ngân hàng tại Hoa Kỳ.
http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1262&CateID=1
23. Kinh nghiệm của Trung Quốc về tái cấu trúc ngân hàng. http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=434&dist id=3827
24. M&A: Một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc và trình tự tiến hành.
http://www.dinhgia.com.vn/?artid:9048:M&A:-Mot-so-van-de-co-ban-ve nguyen-tac-va-trinh-tu-tien-hanh.html
83