CH
ƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN - SÁP NHẬP NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2016 – 2020
3.1. Dự báo xu hướng phát triển của hoạt động mua bán – sáp nhập ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới
Với xu hướng phục hồi tốt hơn của kinh tế thế giới, thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng thế giới ổn định hơn thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đẩy mạnh hoạt động mua, bán, sáp nhập (M&A) và các nhà đầu tư trong nước sẽ quan tâm hơn đến thị trường này.
Dù năm 2015 là năm kết thúc đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng giai đoạn năm 2011 - 2015, hoạt động M&A ngành tài chính, ngân hàng sẽ vẫn sôi động với lộ trình đề án đã vạch ra. Theo đó, số lượng các NHTM sẽ được giảm từ con số 39 trong hiện tại còn 13 - 15 ngân hàng vào năm 2017.
Có 15 ngân hàng trong tổng số 39 ngân hàng TMCP hiện nay có đối tác chiến lược cùng ngành và còn 3 ngân hàng nằm trong diện kiểm soát đặc biệt có nhu cầu sáp nhập, hoặc chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài. Vì vậy, M&A trong năm nay và những năm tiếp theo sẽ vẫn sôi động.
Xu hướng sáp nhập giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ trong nước để củng cố hơn vị thế của mình trong nước cũng như tạo tiềm lực để vươn ra khu vực quốc tế. Thực tế cho thấy hiện nay số lượng ngân hàng trong nước quá nhiều, trong đó nhiều ngân hàng năng lực yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn này, các căng thẳng về tài chính thế giới, vấn đề nợ công ngày càng làm lộ rõ những yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM lớn trong nước với uy tín, thương hiệu, thị phần vững chắc sẽ chủ động hỗ trợ các ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém hơn trong hệ thống. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các ngân hàng lớn: mở rộng quy mô vốn, địa bàn hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc nội cũng như hướng ra nước ngoài. Các NHTM nhỏ sau sáp nhập cũng có được những lợi ích riêng: những giá trị mới về quản lý tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm, giải quyết được bài toán khó về việc thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN trong những năm tới khi hệ thống tài chính còn nhiều khó khăn - là những điểm quan trọng và cần thiết cho các NHTM trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Với số lượng NHTM ở Việt Nam hiện nay tương đối nhiều, cạnh tranh nhau gay gắt, gây nhiều khó khăn cho hệ thống tài chính trong nước, thì việc các ngân hàng giúp đỡ lẫn nhau, các NHTM lớn nâng đỡ các NHTM nhỏ hơn sẽ được các Nhà Quản trị ngân
hàng cân nhắc và xem xét nhiều hơn trong thời gian tới đây.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Mua Bán – Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Tại Việt Nam Giai Đoạn Năm 2011 – 2015
- So Sánh Pvcombank Với 3 Ngân Hàng Cùng Quy Mô Vốn Điều Lệ Tính Đến Ngày 31/12/2014
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 10
- Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
71
Tóm lại, xu hướng M&A giữa các NHTM lớn với các NHTM nhỏ, hoạt động yếu kém sẽ phổ biến trong nhiều năm tới góp phần làm sạch hệ thống ngân hàng, hoạt động yếu kém hiện nay.
Xu hướng sáp nhập giữa các ngân hàng cùng quy mô, cùng chiến lược phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo mô hình này các ngân hàng cùng quy mô sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu hướng này đã xảy ra ở các nước châu Mỹ, châu Âu, và nay đã xuất hiện ở châu Á. Khi mà thị trường tài chính ngân hàng đạt mức phát triển tương đối ổn định, các nguồn lực khai thác một cách toàn diện thì xu hướng sáp nhập các ngân hàng cũng quy mô và cùng chiến lược phát triển xảy ra. Ví dụ có thể trong tương lai, NHTMCP An Bình sẽ sáp nhập với NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng để tạo thành một ngân hàng lớn mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các NH quốc tế. Do sản phẩm của các ngân hàng khá đồng nhất, văn hóa và quy trình làm việc tương đồng, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giống nhau nên việc sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô sẽ thuận lợi, tốn ít thời gian và chi phí hoạt động sáp nhập.
Tuy nhiên xu huớng này sẽ không là xu huớng chủ đạo tại Việt nam trong thời gian gần bởi thị trường tài chính Việt nam vẫn còn nhiều biến động và còn non trẻ. Mô hình này có khả năng thực hiện khi nền tài chính phát triển khá cao và ổn định. Các nguồn lực được khai thác triệt để, thị trường đã khai thác hiệu quả và đạt đến mức bão hòa cần có sự sáp nhập của các ngân hàng để giảm chi phí hoặc tăng cuờng khả năng bành trướng sang những thị trường mới hơn để khai thác. Việc ngồi vào bàn đàm phán cũng khó hơn do ai cũng có thế mạnh của mình và không muốn đánh mất vị trí hiện tại.
Xu hướng các ngân hàng nhỏ, quản trị yếu sẽ sáp nhập để góp phần ổn định hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém hiện nay. Lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM sẽ vẫn tiếp tục tăng. NHNN đang dự thảo Nghị định trình chính phủ về lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM từ năm 2012 phải đạt 5.000 tỷ và đến năm 2015 là
10.000 tỷ đồng. Vấn đề này đang đặt ra thách thức đối với các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ. Thêm vào đó, yêu cầu nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHT từ 8% lên tới 9% theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN.
Hiện nay, việc sáp nhập ngân hàng đang được nhắc tới với các ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém để đối mặt với thách thức từ việc mở cửa thị trường. Mặt khác, với những quy định về lộ trình tăng vốn, điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN đang gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng nhỏ trong bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu kém góp phần hướng tới giảm số lượng, tăng chất lượng, xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn. Thương vụ điển hình thời điểm cuối năm 2011, 3 ngân hàng Đệ
72
Nhấ
ngân
t, Tín Nghĩa và TMCP Sài Gòn tự nguyện hợp nhất đã mở cửa cho làn sóng M&A hàng với xu hướng này.
Xu hướng sáp nhập giữa các tổ chức tài chính nước ngoài và các ngân hàng trong nước. Một hình thức được các NH trung và lớn nhắm đến, bởi có 2 lý do: một là sự hỗ trợ về dòng vốn ngoại và hai là cải thiện quy trình hoạt động, quản lý cũng như công nghệ. Bên cạnh đó, NH trong nước còn có thể nhắm tới phát triển thị phần ở nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài hứng thú khi tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập tại Việt Nam là họ có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất thông qua việc hưởng lợi từ các giá trị có sẵn của ngân hàng bị mua, bị sáp nhập, tiết kiệm cho họ thời gian, chi phí. Có một nguyên nhân nữa dẫn đến xu hướng này là do các tổ chức, tập đoàn tài chính lớn nước ngoài vẫn còn chịu nhiều quy định hạn chế trong việc tham gia góp vốn đầu tư nội địa (đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng) nên sẽ cần thực hiện M&A - trước mắt để giành lấy một vị trí trong hoạt động ngân hàng. Hơn thế nữa, sáp nhập, hợp nhất và mua lại là một hình thức tập trung kinh tế, tập trung nguồn lực sẽ làm tăng giá trị của ngân hàng mới bằng thương hiệu, uy tín, chất lượng, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm, quản trị, từ đó tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước cũng được hưởng lợi từ hoạt động này. Việc mời các nhà đầu tư bên ngoài mua lại cổ phần dù ít hay nhiều được xem như là một chiến lược mang tính sống còn đối với các ngân hàng đang gặp khó khăn giúp phục hồi công việc kinh doanh đang bên bờ vực phải đóng cửa hay phá sản.
3.2. Định hướng phát triển mua bán – sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
Với chủ trương thực hiện Đề án 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ tái cấu trúc ngành ngân hàng, NHNN đã và đang trong quá trình tiến hành xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó nhóm NHTMCP nhỏ sẽ là trọng tâm tái cơ cấu. M&A là hình thức được sử dụng trong quá trình này, nhằm cải tổ sâu đậm lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mà trọng tâm chính là ở những ngân hàng nhỏ, yếu kém nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, áp lực tái cơ cấu sẽ gia tăng cùng với quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu 4 năm qua, Chính phủ cần kiên quyết thực hiện M&A, hoặc cổ phần hóa những ngân hàng yếu kém, ngân hàng nhiều khả năng mất vốn điều lệ, nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính - ngân hàng, bởi vì hoạt động ngân hàng luôn được xem là huyết mạch của nền kinh tế cần phải được hết sức đặc biệt quan tâm.
Không chỉ những vấn đề còn tồn đọng bên trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam mà áp lực cạnh tranh từ những tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn của nước ngoài
73
trong thời kỳ kinh tế mở cửa như hiện nay cũng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 50 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hơn 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 6 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, nhưng tới đây khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực sự đi vào hoạt động với đầy đủ các chức năng của nó, sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng ngoại sẽ ngày càng hiển hiện và lớn dần. Thêm vào đó, hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành là những yếu tố để thị trường kỳ vọng vào sự bùng nổ hoạt động M&A, đặc biệt trong lĩnh vực NH. M&A là giải pháp để cơ cấu lại các NH, không chỉ với NH yếu kém mà cả với những NH hoạt động bình thường. Tuy nhiên, không chỉ các ngân hàng yếu kém đứng trước áp lực M&A, mà những ngân hàng lớn cũng phải đối mặt với làn sóng này để tạo nên ngân hàng lớn có quy mô, khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực.
Việc hội nhập đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị hoạt động, quản trị rủi ro, là động lực thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu, hội nhập thành công cho các NHTM Việt Nam. Đặc biệt, chính sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường sẽ là động lực buộc các ngân hàng trong nước phải tăng cường hợp tác, sáp nhập, hợp nhất, tái cấu trúc, đổi mới hoạt động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí của mình trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là tầm vóc mới của ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, sau tái cơ cấu sẽ được nâng lên mạnh mẽ cả về lượng và chất, không những sẽ giúp kiểm soát, bảo vệ, tăng trưởng được thị phần trong nước, mà còn là cơ sở để phát triển kinh doanh ra các nước khác trong khối, góp phần thúc đẩy hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển bền vững. Rõ ràng đây thực sự là cơ hội cho hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, cơ hội thành công.
Tóm lại, hoạt động mua bán - sáp nhập là một phần quan trọng của quá trình tái cấu trúc hệ thống diễn ra sôi động trong giai đoạn 2011 – 2015 đã làm giảm số lượng NHTM còn lại là 31 so với con số 42 năm 2010. Ngoài ra, việc mua lại bắt buộc 3 NHTM yếu kém (Ocean Bank, VNCB, GPBank) được đánh giá là một trong những động thái quyết liệt nhất từ trước đến nay của NHNN nhằm kiểm soát khu vực NHTMCP, thay cho phương án để các ngân hàng này phá sản. Tuy nhiên, hoạt động M&A còn tiếp diễn dưới sự tác động của cả yêu cầu chính sách và yếu tố thị trường. Thậm chí, công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định: Không loại trừ khả năng trong năm 2016 sẽ có thêm những NHTM bộc lộ sai phạm và gặp khó khăn về nợ
74
xấu và cầu T
3.3.
thanh khoản, dẫn đến sự can thiệp của NHNN qua 2 biện pháp chủ yếu là yêu CTD thực hiện sáp nhập hoặc bị NHNN mua lại với giá 0 đồng.
Một số giải pháp phát triển hoạt động mua bán – sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam
3.3.1. ối với các ngân hàng thương mại
Nhận thức của NHTM về hoạt động M&A cần được nâng cao
Tư duy, nhận thức về hoạt động M&A trong các NHTM cần được nâng cao hơn nữa, hạn chế những quan điểm sai lầm, gây cản trở và khó khăn trong hoạt động M&A ngân hàng. Ban quản trị ngân hàng nói chung và các nhân viên ngân hàng nói riêng cần được tư vấn nhiều hơn, xây dựng cái nhìn tổng quan về hoạt động chiến lược này. Hoạt động M&A nói chung và M&A trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đang là xu thế tất yếu diễn ra trên thế giới, và Việt Nam chắc chắn cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hoạt động M&A ngân hàng nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả “cộng hưởng” rất lớn.
Vấn đề định giá và phương pháp định giá
Việc định giá một mục tiêu để quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán, sáp nhập. Các cổ đông của ngân hàng khi muốn mua một công ty khác cần đặt câu hỏi: Mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Thông thường, cả hai bên trong thương vụ mua bán hay sáp nhập đều có cách đánh giá khác nhau về đối tác của mình: bên Bán có khuynh hướng định giá công ty của mình ở mức cao nhất có thể, trong khi bên Mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng có thể.
Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, có nhiều phương pháp phù hợp để định giá một ngân hàng. Các phương pháp định giá này rất đa dạng và phức tạp, mỗi phương pháp lại đem lại các kết quả khác nhau. Các nhà lãnh đạo ngân hàng có thể dựa trên việc so sánh các chỉ số của các ngân hàng để định vị giá trị của ngân hàng mục tiêu. Một số phương pháp định giá phổ biến: Tỷ suất P/E, Phương pháp đánh giá tài sản, Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Các phương pháp trên được áp dụng chung cho các doanh nghiệp nhưng khi áp dụng cho ngân hàng thì cần lưu ý hơn vì ngân hàng kinh doanh sản phẩm dịch vụ đặc biệt liên quan đến vốn và chịu sự quản lý chặt từ phía Nhà nước. Ví dụ, định giá dựa trên chi phí thay thế cần chú ý đến yếu tố pháp lý hoặc phương pháp DCF hiệu quả về lý thuyết nhưng khó sử dụng cho ngành ngân hàng vì dòng tiền lưu thông trong ngân hàng biến đổi rất nhanh với thay đổi của thị trường như lãi suất, tỷ giá… Mặt khác, ngân hàng Việt Nam không thể nắm bắt được hết các hoạt động của đối tác. Báo cáo tài chính không thể phản ánh hết giá trị của ngân hàng do vấn đề thông tin bất đối xứng. Thông tin thiếu minh bạch chính còn là khuyết điểm của thị trường tài chính Việt Nam. Thêm
75
vào đó, khả năng đọc và phân tích báo cáo tài chính ngân hàng của nhân viên còn yếu kém. Chính vì vậy, các ngân hàng Việt Nam nên xem xét việc thuê tổ chức kiểm toán có uy tín thực hiện giai đoạn định giá này.
Nâng cao ý thức của ngân hàng trong việc cung cấp thông tin minh bạch
Thông tin là một phần không thể thiếu trong các thương vụ mua bán, nếu nắm bắt được nhiều thông tin của đối tác ta có thể hiểu rõ về họ. Và giúp cho các thương vụ có thể thành công. Trong các hoạt động M&A cũng vậy, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị phần, quản trị… là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán. Đồng thời ảnh hưởng đến các thị trường khác như hàng hóa, tài chính, chứng khoán... Cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu hoạt động kinh doanh, đầu tư… của ngân hàng đó nói riêng và các thực thể liên quan bị ảnh hưởng theo.
Trang bị kiến thức và có những chính sách hỗ trợ cho nhân viên trong suốt quá trình mua bán – sáp nhập
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, M&A cần phải được xem như một hoạt động đầu tư mới, là hoạt động mà các ngân hàng có thể tích cực chủ động tham gia vì lợi ích của mình chứ không phải theo yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, các nhà quản trị ngân hàng cần tích cực nghiên cứu, trau dồi các kỹ năng quản lý cũng như nâng cao hiểu biết về hoạt động mua bán, sáp nhập để có thể quản lý, điều hành tốt ngân hàng sau quá trình sáp nhập.
Nâng cao nhận thức của các nhân viên ngân hàng cũng là điều cần thiết, góp phần tạo điều kiện xây dựng một chiến lược M&A thành công. Trước khi quá trình sáp nhập diễn ra, ban lãnh đạo cần thông tin để toàn thể nhân viên được biết và hãy để nhân viên cùng tham gia vào quá trình này, chú ý giải thích mọi khúc mắc của nhân viên, giúp họ hiểu được những lợi ích mà quá trình sáp nhập đem lại và tạo điều kiện cho họ trở thành một bộ phận trong thực thể thống nhất mới. Một khi có được sự đồng lòng và hỗ trợ từ phía các nhân viên thì quá trình sáp nhập sẽ diễn ra nhanh chóng và thành công.
Bên cạnh đó, cần phải có chính sách đãi ngộ và trọng dụng công bằng, hợp lý giữa nhân viên mới với nhân viên cũ sau quá trình M&A, tránh tình trạng bất mãn, chán nản, không còn nhiệt huyết cống hiến sức lao động của nhân viên.
Có thể nói rằng, hoạt động M&A là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam hiện nay. Vì thế, đây không chỉ là
76
trách
NHT
nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà còn là ở chính bản thân các M Việt Nam và nhiều đối tượng liên quan trực tiếp khác.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sau sáp nhập
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau M&A thì văn hóa ngân hàng sau sáp nhập là sự hòa trộn giữa ngân hàng sáp nhập và ngân hàng bị sáp nhập. Vì vậy ban đầu không thể tạo ra sự hòa hợp ngay giữa văn hóa hai doanh nghiệp. Cho nên, Ban Lãnh đạo ngân hàng sau sáp nhập phải có những chính sách để tạo sự đoàn kết nội bộ, tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên vì hai nền văn hóa khác nhau dễ tạo nên sự bất đồng giữa các nhân viên với nhau và với Ban lãnh đạo mới. Để tạo sự hòa hợp trong văn hóa doanh nghiệp, ngân hàng sau sáp nhập cần thực hiện các giải pháp:
Một, xây dựng niềm tin: Ban lãnh đạo phải tạo cho nhân viên niềm tin vào ngân hàng sau sáp nhập, phải giao cho họ những việc tích cực tạo dựng giá trị, uy tín và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp phù hợp với ngân hàng sau sáp nhập thông qua các buổi họp nhân viên. Cho họ thấy được tầm quan trọng của họ trong việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp chung để tạo môi trường hòa hợp, đoàn kết cho tất cả các nhân viên. Đồng thời thông qua những việc làm này cũng tác động tới nhận thức của nhân viên về sự hiểu biết chung về môi trường văn hóa mà ngân hàng muốn xây dựng và ý thức được những hành vi, hành động của họ phải thực hiện để phù hợp với nét văn hóa mới.
Hai, tích cực giao tiếp: phải tích cực thông báo cho nhân viên về quá trình thay đổi văn hóa của ngân hàng để đảm bảo họ có thể biết và tiếp nhận những thay đổi đó. Đồng thời phải luôn khích lệ rằng họ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong góp phần xây dựng thành công môi trường văn hóa doanh nghiệp chung, trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mới cần phải tìm mọi biện pháp để khuyến khích sự đóng góp ý kiến của các nhân viên và lắng nghe ý kiến từ phía họ.
Ba, điều chỉnh quy chế nội bộ phù hợp: ngân hàng sau sáp nhập đang từng bước xây dựng một văn hóa doanh nghiệp chung. Vì vậy phải xem xét lại các qui chế trong nội bộ ngân hàng như nội quy về kỷ luật, khen thưởng, quy định ở nơi làm việc, quy chế về sự phối hợp giữa các bộ phận… phải được điều chỉnh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mới mà ngân hàng đang xây dựng.
3.3.2. ối với Nhà nước
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng
Hoạt động M&A tuy mới mẻ với thị trường Việt Nam, nhưng ở nước ngoài thì hoạt động này đã trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo
77
hình thức này. Đặc biệt, nếu phía bên mua là nhà đầu tư nước ngoài am tường quản trị, có tiềm lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong mua bán - sáp nhập thì có thể đưa ra hợp đồng phức tạp với những điều kiện khó khăn cho ngân hàng Việt Nam…Chính vì vậy đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài, Nhà nước nên quy định về khả năng tài chính, tình hình pháp lý… của các nhà đầu tư này, bên cạnh đó quy định cụ thể các tiêu chí để xác định thế nào là nhà đầu tư nước ngoài một cách thống nhất, đồng thời cũng nên xem xét việc mở rộng tỉ lệ đầu tư. Trong thời gian qua, cũng đã có nhiều thương vụ M&A thực hiện thành công song vẫn tồn tại không ít khó khăn từ hành lang pháp lý. Khung pháp lý chưa thực sự rõ ràng, nằm rải rác ở một số luật như Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán… cũng gây nhiều khó khăn cho cả bên mua, bên bán và cả bên trung gian là người tư vấn cho các ngân hàng. Mặt khác, vấn đề hậu M&A cũng thường bị các ngân hàng ít khi quan tâm đến. Chính vì vậy, các quy định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bên đối với M&A là cần thiết để tăng thêm mức độ an toàn cho các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng khi tham gia vào hoạt động này.
Hiện nay các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh…tuy nhiên các quy định đó chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của các hoạt động M&A, tức là mới giải quyết được các vấn đề về thay tên đổi họ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có một cơ quan nào thống nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động M&A. Các doanh nghiệp đến khi thực hiện thì phải chạy nhiều nơi xin giấy cấp phép, tốn thời gian, công sức, giảm niềm tin của doanh nghiệp vào Nhà nước. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một bộ luật riêng điều chỉnh cho hoạt động M&A tại Việt Nam và thống nhất chỉ có duy nhất một cơ quan quản lý, xét duyệt kiểm tra các hồ sơ khi thực hiện M&A. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức M&A, làm tăng thêm nguồn cung cầu cho thị trường M&A Việt Nam. Đồng thời khung pháp lý cần chú ý tới những quy định ràng buộc về trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông công ty khi thực hiện M&A. Luật cạnh tranh cấm các hoạt động M&A dẫn tới mức tập trung kinh tế trên 50% nhưng lại không quy định cách tính thị trường liên quan như thế nào. Do đó khung pháp lý cần đưa ra cách tính cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đưa ra một mức giá trị làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm soát tập trung kinh tế nhằm giúp các cơ quan quản lý kiểm soát vấn đề này dễ hơn và không bỏ sót các thương vụ lớn. Luật cũng nên quy định mức giới hạn về giá trị vụ giao dịch để phân chia trách nhiệm quản lý giữa Cục quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý hoạt động này ở địa phương.
78