Những Người Có Liên Quan Trong Đánh Giá Tác Động Xã Hội


Đây cũng là một trong những đảo có mật độ dân số đông nhất và phát triển nhất trong cụm đảo ở Vịnh Nha Trang. Ở đây đã được kéo dây điện thắp sáng và đã có một trường tiểu học.


CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững

Là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần pháp đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ.

Nhìn chung khái niệm phát triển bền vững bao hàm 3 quan điểm chính về kinh tế, xã hội và sinh thái. Theo từng cách tiếp cận riêng rẽ ta có:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Kinh tế: cách tiếp cận kinh tế về bền vững dựa trên cơ sở tối đa nguồn thu nhập có thể tạo ra được trong khi vẫn đảm bảo ít nhất là giữ nguyên trữ lượng tư bản (tự nhiên và nhân tạo) cần để tạo nên những thu nhập đó.

Sinh thái: quan điểm sinh thái về phát triển bền vững cần tập trung vào sự bền vững của hệ thống sinh học và vật chất.

Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 5

Văn hoá – xã hi: khái niệm bền vững về văn hoá xã hội là tìm kiếm và duy trì sự bền vững của các hệ thống xã hội và văn hoá, kể cả việc giảm và loại trừ các mâu thuẫn. Chú trọng cả hai vấn đề: bình đẳng trong cùng một thế hệ (nhất là loại trừ nghèo đói) và bình đẳng giữa các thế hệ (bao gồm quyền của các thế hệ tương lai).

Để đạt được phát triển bền vững cần phải có sự cân bằng giữa môi trường, xã hội, phát triển kinh tế, cũng như các lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai, cần kết hợp 3 mục tiêu chính trên:


Mục tiêu kinh tế (hiệu quả/tăng trưởng kinh tế)


- phân phối thu nhập

- tạo việc làm

- trợ giúp các nhóm mục tiêu

- đánh giá tác động MT

- định giá môi trường

- nội hoá ảnh hưởng ngoại vi

Mục tiêu xã hội

(nghèo đói/bình

Mục tiêu sinh thái (bảo vệ

đẳng)

- sự tham gia của cộng đồng

- tư vấn MT

- đa thành phần trong quản lý TNTNMT

TNTNMT)

Những nguyên tắc hoạt động cho sự phát triển bền vững:

a, Điều chỉnh những sai sót của thị trường và những thất bại do sự can thiệp của chính quyền liên quan đến giá của tài nguyên thiên nhiên và quyền sở hữu.

b, Duy trì năng lực tái sinh của tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh, tránh ô nhiễm quá mức làm đe dọa khả năng hấp thụ chất thải của môi trường và các hệ thống TNTN bảo vệ cuộc sống của con người.

c, Điều phối, khuyến khích thay đổi công nghệ theo hướng từ sử dụng các tài nguyên không tái sinh sang sử dụng tài nguyên có thể tái sinh, gia tăng hiệu quả của các công nghệ chế biến.

d, Khai thác tài nguyên có thể tái sinh ở mức bằng với tốc độ tái tạo hay thay thế của nguồn tài nguyên đó.

e, Tổng quy mô các hoạt động kinh tế phải nằm trong giới hạn mà tài nguyên thiên môi trường có thể gánh vác được.

3.1.2. Khái niệm quản lý môi trường

Cách quản lý môi trường truyền thống là đầu tư vào những dự án có những mục tiêu hàng đầu về môi trường như trồng lại rừng hoặc chủ đề về hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ mà còn cần phải bổ sung thêm những chính sách toàn


diện và rộng rãi để đối phó với những vấn đề thực sự, những vấn đề liên quan nhiều đến mặt xã hội chứ không phải mặt kỹ thuật của sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy cần bổ sung những biện pháp tiếp cận nào kết hợp được sự quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các chính sách kinh tế xã hội. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình đầu tư và các chính sách theo thể chế. Ngoài việc phải tìm hiểu sâu sắc hơn về các biện pháp kỹ thuật còn cần phải hiểu rõ các vấn đề: chi phí cho sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên; nguyên nhân suy thoái; sự can thiệp về

chính sách; cần có những hoạt động song song (phân phối thu nhập, cơ thống, dân số, vai trò của phụ nữ).

3.1.3. Những người có liên quan trong đánh giá tác động xã hội

a) Những người có liên quan

cấu truyền

Là những nhóm người hoặc cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án đề xuất và có một số trong các đặc tính sau:

 Sống gần chỗ sẽ thực hiện dự án;

 Sẽ nghe, ngửi và nhìn sự phát triển của dự án;

 Phải đổi chổ ở do dự án;

 Có lợi nhờ dự án tuy không ở gần dự án;

 Thường sử dụng đất mà dự án sẽ đặt ở đó;

 Sẽ bị hại hoặc có thể sẽ có lợi về kinh tế do dự án.

b) Sự cần thiết đưa những người có liên quan vào đánh giá tác động xã hội (cũng tức là đánh giá tác động môi trường theo nghĩa đầy đủ)

Sự tham gia của những người có liên quan vào đánh giá tác động môi trường

không chỉ là để tránh những xung đột có thể xảy ra do có sự chống đối của những người

có liên quan mà còn là để nâng cao hiệu quả của nghiên cứu đánh giá tác động môi

trường do tạo ra những cách và những cơ hội để thu thập thông tin từ những người có liên quan và tác động quan điểm về nhận thức và các mối quan tâm của những người có liên quan.

Tuy nhiên, dù sự tham gia của những người có liên quan là có hiệu quả nhất, ta không thể hy vọng giải quyết mọi xung đột có thể có với những người có liên quan vì


những nhóm lợi ích khác nhau có thể đánh giá môi trường và sẽ chịu ảnh hưởng của dự án theo những cách rất khác nhau.


c) Cách tham gia của những người có liên quan

Ở các nước phương Tây, có nhiều mức tham gia khác nhau của những người có liên quan vào đánh giá tác động môi trường, từ chỗ công chúng chỉ được thông báo về dự án và các tác động của dự án đến chỗ công chúng tham gia thực sự vào quá trình ra quyết định ở từng giai đoạn của đánh giá tác động môi trường, từ hình thành dự án đến thông qua dự án. Theo kinh nghiệm của các nước phương Tây thì tốt nhất là để cho những người có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường càng sớm càng tốt ở mọi giai đoạn đánh giá tác động môi trường. (Cách cũ: chủ dự án có mọi quyết định về thiết kế dự án; sau đó mới thông báo kết quả cho những người có liên quan; cách này dẫn đến những chống đối mạnh mẽ của những người có liên quan).

3.1.4. Các khái niệm cơ bản về du lịch

Dưới đây là theo định nghĩa của Tổ

chức Du lịch Thế

giới (World Tourist

Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc.

a) Khái niệm du lịch

Là đi đến một nơi khác xa hơn nơi thường trú để giải trí nghỉ dưỡng,... trong thời gian rảnh rỗi.

Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá 1 năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là thu lợi nhuận. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn ở nơi định cư. Các dạng du lịch :

 Du lịch làm ăn;

 Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt;

 Du lịch nội địa, quá biên;

 Du lịch tham quan trong thành phố;


 Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái);

 Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm;

 Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.

b) Khái niệm du lịch sinh thái

Khái niệm tương tự về du lịch sinh thái được sử dụng bởi nhiều tổ chức khác nhau. WTO đã định nghĩa hoạt động này thành 2 mức độ

1. Du lịch tự nhiên: là một dạng du lịch chủ yếu là chuyển để quan sát và

thưởng thức thiên nhiên.

2. Du lịch sinh thái: là một dạng du lịch bao gồm các đặc điểm sau:

 Tất cả các dạng tự nhiên cơ bản của du lịch mà động cơ chính của du khách là quan sát và am hiểu thiên nhiên cũng như nền văn hoá truyền thống phổ biến ở vùng đất tự nhiên.

 Bao gồm cả nền giáo dục và những nét đặc trưng chính.

 Nhìn chung, được tổ chức cho những nhóm nhỏ là các chuyên gia và các thương gia ở địa phương. Các tổ chức nước ngoài với các quy mô khác nhau cũng tổ chức, vận hành thị trường du lịch sinh thái, thường là những nhóm nhỏ.

 Tối thiểu hoá các tác động tiêu cực lên môi trường thiên nhiên và môi trường văn hoá – xã hội.

 Đưa ra các giải pháp bảo vệ vùng đất tự nhiên bằng cách:

- Đem lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, các tổ chức và chính quyền để có trách nhiệm bảo tồn những vùng đất tự nhiên;

- Tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương, và

- Tăng thêm kiến thức cho cả người dân địa phương và du khách về sự cần thiết bảo tồn thiên nhiên và tài sản văn hoá.

Một định nghĩa khác về du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.


Du lịch sinh thái là loại hình khai thác tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: hệ sinh thái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn của núi, của rừng, của hồ…

Ở Việt Nam có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng

cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn Quốc gia Cát Tiên, vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long…, đặc biệt là có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới thế giới nằm ở khắp 3 miền.

c) Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

«Nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch bền vững và quản lý thực tế là ứng dụng tất cả các loại hình du lịch cho tất cả các dạng đích đến, bao gồm khối du lịch và phân đoạn chổ du lịch thích hợp khác nhau. Nguyên tắc bền vững hướng đến các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hoá – xã hội đối với sự phát triển du lịch, và sự cân bằng phù hợp phải được thiết lập ba chiều cùng với sự bảo đảm bền vững về lâu dài.

Vì vậy, du lịch bền vững nên:

1. Sử dụng tối ưu nguồn môi trường để thiết lập các yếu tố chính trong phát triển du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.

2. Khía cạnh xác thực nền văn hoá – xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng và đang tồn tại sự kế thừa nền văn hoá và các giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.

3. Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng, như việc làm ổn định, những cơ hội kiếm thêm thu nhập và các dịch vụ xã hội đối với người dân địa phương, góp phần giảm bớt đói nghèo.

Phát triển du lịch bền vững yêu cầu sự tham gia có hiểu biết của tất cả những người có liên quan, cũng như bộ phận lãnh đạo chính trị cấp cao để đảm bảo sự tham


gia rộng rãi và sự xây dựng thống nhất. Đạt được du lịch bền vững là một quá trình liên tục và nó đòi hỏi sự kiểm tra định kỳ các tác động, làm quen sự cần thiết nhu cầu ngăn ngừa và/hoặc các phương pháp điều chỉnh ở bất kì đâu.

Du lịch bền vững cũng nên duy trì sự thỏa mãn du lịch ở mức cao và đảm bảo kinh nghiệm có ý nghĩa đối với khách du lịch, nâng cao sự hiểu biết cho họ về các vấn đề bền vững và thúc đẩy du lịch bền vững thực hiện với nhau » (WTO, 2004).

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa

Là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát trực tiếp và ghi chép lại những vấn đề có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên lựa chọn, bao gồm 2 đối tượng: người dân địa phương du lịch tại Vịnh Nha Trang và khách du lịch đến Vịnh Nha Trang. Mẫu phỏng vấn là 60 mẫu với 50 mẫu đối tượng là khách du lịch, 10 mẫu còn lại là người dân địa phương. Ở đây do tiến hành phỏng vấn ở các khu du lịch biển đảo trên các tour nên phần lớn là khách du lịch từ những nơi khác đến Vịnh Nha Trang.

3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Là phương pháp trò chuyện thân mật. Các nhóm đối tượng tiến hành phỏng vấn bao gồm: du khách, người dân địa phương, đại diện các sở và ban ngành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Tính toán, tổng hợp số liệu, sử dụng Excel.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022