Các trường Cao Đẳng: Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Du lịch, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương 2.
2.2.11.Đặc sản
Yến sào, một món ăn chế biến từ tổ chim yến.
Trầm hương, một loại hương liệu dược liệu quý hiếm từ cây Bó Dầu.
Ngoài ra, cùng với tỉnh bạn Phú Yên, Khánh Hòa là tỉnh có số lượng lồng nuôi tôm hùm lớn nhất nhì Việt Nam.
Ngoài những đặc sản trên Khánh Hòa còn nổi tiếng với món Nem – Nem Ninh
Hòa.
2.3. Tổng quan về Vịnh Nha Trang
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 1
- Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 2
- Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa
- Những Người Có Liên Quan Trong Đánh Giá Tác Động Xã Hội
- Nha Trang - Một Vịnh Đẹp - Nơi Cư Ngụ Của Những Loài Sinh Vật Biển Quý, Hiếm
- Một Góc Khu Dân Cư Tại Đảo Hòn Miếu - Phường Trí Nguyên- Nơi Có Đông Dân Cư Nhất Ở Các Khóm Đảo
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Như đã giới thiệu, Khánh Hòa có 4 Vịnh là: Nha Trang, Cam Ranh, Nha Phu, Vân Phong và hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới. Trong đề tài này nghiên cứu hệ thống biển đảo đã được khai thác phát triển du lịch ở Vịnh Nha Trang, bao gồm bãi biển Nha Trang, Hòn Tằm, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Miếu và Hòn Một (đảo này chỉ có dân cư địa phương sinh sống, không có các hoạt động du lịch, nhưng xin đưa vào để có cái nhìn khái quát hơn). Riêng Hòn Cau và Hòn Vung là hai đảo nằm cách khá xa, chưa có thông tin nào về việc phát triển du lịch ở đây, đồng thời hai đảo này cũng nằm trong khu vực bảo vệ của Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang.
Vịnh Nha Trang được Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7/2003. Cùng với Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang là Vịnh thứ hai của Việt Nam được xếp vào hàng danh dự này. Vịnh Nha Trang cùng với bãi biển chạy dọc theo trung tâm thành phố, xa xa ngoài khơi những hòn đảo phơi mình giữa đại dương xanh. Hơn nữa, Vịnh Nha Trang cũng là Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam với sự hỗ trợ của Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun vào năm 2001.
2.3.1. Vị trí và đặc điểm địa lý
Vịnh Nha Trang
nằm ở
phía Nam của biển Việt Nam trải dài từ 109013’ đến
109022’ độ Kinh Đông và từ 12012’ đến 12018’ độ vĩ Bắc với diện tích 249,65km2, trong đó diện tích mặt nước là 211,845km2, bao gồm trung tâm thành phố Nha Trang và 19 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh, trong đó có 7 đảo lớn gồm: Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau (Hòn Hố) và Hòn Vung (Hòn Đụn). Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 3250 ha nằm che chắn ngoài khơi khiến Vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng; Hòn Nọc là đảo nhỏ nhất có diện tích khoảng 4 ha. Hiện nay trong vùng Vịnh Nha Trang, hoạt động kinh tế nổi bật nhất là các hoạt động dịch vụ du lịch, bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, khu vực tham quan, thể thao, giải trí, nhà hàng…; các hoạt động kinh tế khác bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thủy sản, khai thác yến sào, vận tải hàng hoá.
2.3.2. Địa hình và Khí hậu
Hai con sông chảy từ phía Đông - Bắc dãy Trường Sơn xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở phía Bắc và sông Bé ở phía Nam. Do dãy Trường Sơn nằm rất gần thậm chí còn nhô ra biển nên đồng bằng ben biển ở đây rất nhỏ hẹp và vị thế tốc độ nước chảy trong các sông này thay đổi rất nhiều theo mùa từ mùa mưa sang mùa khô, vận tốc trung bình của nước đổ ra biển là khoảng 70,58m3/s.
Một trong những điều kiện thuận lợi của Vịnh là khí hậu, nằm trong khí hậu
nhiệt đới gió mùa, khí hậu Vịnh Nha Trang tương đối ôn hòa do địa hình núi và biển đảo tạo nên. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt: một mùa khô kéo dài từ 8 đến 9 tháng và một mùa mưa ngắn từ 3 đến 4 tháng. Từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa, tập trung vào tháng 10 và 11. Lượng mưa của hai tháng này chiếm tới 50% lượng mưa của cả năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2600 giờ nắng. Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình hàng năm trên dưới 260C (mùa hạ: 280C, mùa đông: 240C). Năm lạnh nhất nhiệt độ cũng giảm xuống trên dưới 150C và nóng nhất cũng ít khi vượt quá 360C.
a) Bãi tắm Nha Trang
Dọc theo vòng cung trên bờ Vịnh Nha Trang là một dải cát vàng trải rộng suốt chiều dài 10km; một công viên bờ biển đan xen với những công trình khách sạn lớn, nhỏ
hướng tầm nhìn ra biển xa để du khách được tận hưởng những làn gió mát trong lành của Vịnh. Vịnh Nha Trang cũng là cửa ngõ cho những con tàu du lịch khổng lồ, mỗi năm đưa hàng ngàn du khách đến tham quan thành phố Nha Trang. Đây cũng là khu vực được chăm lo trong vấn đề làm sạch môi trường nhất, do khi đến Nha Trang thì bãi biển cũng là bộ mặt của thành phố.
Hình 2.2. Đường Trần Phú nằm cạnh bãi biển Nha Trang
Nguồn: Việt Báo
b) Hòn Mun
Vị trí: Hòn Mun nằm
ở phía nam Vịnh Nha Trang, thành phố
Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa.
Đặc điểm: Được gọi là Hòn Mun vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác.
Hình 2.3. Một góc Hòn Mun
Nguồn: Hoàng Kim Anh
Trong những
hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm đều có chim yến về làm tổ. Ngoài ra, Hòn Mun còn nổi tiếng về những bãi lặn – nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng sinh học nhất Việt Nam. Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiều về biển.
Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun được Bộ Thủy sản Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (The World Conservation Union – IUCN) thực hiện từ năm 2001-2005 và được Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environmental Facility – GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (Danida), IUCN và chính phủ Việt Nam.
Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang. Với diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38km2 mặt đất và khoảng 122km2 vùng nước xung quanh các đảo. Dự án KBTB Hòn Mun tập trung vào 4 hợp phần chính:
Quy hoạch và quản lý mở rộng,
Các hoạt động thu thập thay thế,
Xây dựng năng lực,
Giám sát và đánh giá.
Mục đích của dự án nhằm “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe doạ” và đạt được các mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại KBTB Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các Khu bảo tồn biển của Việt Nam”.
Kết quả khảo sát đa dạng sinh học và sinh cư KBTB cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Nó có tầm vóc quốc tế vì nó có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Và người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới, vượt khỏi tầm hiểu biết trước đây.
Cũng do có dự án KBTB nên hiện nay Hòn Mun chỉ chủ yếu khai thác du lịch là dịch vụ lặn và bơi lội. Dự án hoạt động được 4 năm (từ năm 2001-2005).
Hình 2.4: Bơi lặn ở Hòn Mun
Nguồn: www.monre.gov.vn
c) Hòn Tre
Vị trí: Hòn Tre nằm đối diện trước thành phố biển Nha Trang, trên đảo có núi Hòn Tre, hay còn gọi là núi Đàm Mông sừng sững như hình con cá sấu đang trườn mình xuống biển, che chắn cho Vịnh Nha Trang.
Đặc điểm: Đảo hòn Tre đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn của du lịch biển Nha Trang. Đặc biệt là độ tinh khiết của nước biển và môi trường xung quanh. Cát nơi đây trắng và rất mịn, dưới làn nước trong xanh có thể nhìn suốt tận đáy, bờ cát thoai thoải dần đi ra xa nhưng vẫn êm mịn và chắc. Nơi đây rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với những chương trình thể thao đầy tính khám phá.
Thiên nhiên của Hòn Tre thu hút du khách thập phương bởi vẻ đẹp diệu kỳ của nó. Tại Hòn Tre, có nhiều bãi tắm xinh đẹp như Bãi Trũ, Bãi Me, Vũng Ngán, Bích Đầm. Đặc biệt là Bãi Trũ, là một bãi tắm tự nhiên thuộc hàng lý tưởng. Trong Bãi Trũ là sườn núi rợp bóng cây. Biển, đảo, rừng, núi vây quanh tạo những cảm giác tuyệt vời mà chỉ thiên nhiên mới có thể ban tặng.
Hay đến Con Sẻ Tre, một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với những căn nhà nghỉ toàn bằng tre nằm nép bên bờ đảo.
d) Hòn Một
Hòn Một nằm ở giữa Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Tằm và Hòn Mun. Hầu như trên đảo không có bất cứ dịch vụ du lịch nào, hoạt động chủ yếu trên đảo là nơi sinh sống của các ngư dân. Diện tích của đảo nhỏ nhất trong Vịnh Nha Trang, khoảng 4 ha nhưng có trên 250 người sinh sống. Dân cư ở Hòn Một, ngoài số ít là người bản địa, còn đa phần từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào lánh giặc trong những năm chống Mỹ. Phần lớn dân cư ở đây đều nghèo, học hành ít nhưng cần cù, chịu khó lao động và tiết kiệm nên nhiều hộ sắm được ghe thuyền làm nghề chài lưới. Người dân ở đây chỉ có nghề lưới trủ, lưới mực và nghề câu. Thuyền nhỏ, đi gần bờ, bắt con cá nhỏ. Vì vậy ngư trường của dân Hòn Một xa lắm là ra tới Hòn Mun rồi quay sang Hòn Nọc. Tàu du lịch chỉ dừng lại để khách có thể ngắm phong cảnh của làng chài. Gần Hòn Một có một bãi lặn, khách có thể lặn xem san hô nhưng không đẹp bằng ở Hòn Mun.
e) Hòn Tằm
Vị trí: Nằm ở phía nam Vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Nằm giữa tuyến đảo, cách đất liền 5km.
Đặc điểm: Gọi là Hòn Tằm là bởi khi nhìn từ trên cao hòn đảo trông giống như một con tằm màu xanh lục đầu hướng về phía Đông. Cách đây khoảng hơn 10 năm, Hòn Tằm còn là một hoang đảo. Đảo Hòn Tằm nằm trong Vịnh Nha Trang, cách đất liền 5km, còn hoang sơ với thảm rừng nhiệt đới xanh 4 mùa, địa hình chủ yếu là đất đồi, núi, độ dốc tương đối cao, bờ là các ghềnh đá nhấp nhô, phía hướng về đất liền có bãi cát tắm tự nhiên, sóng nhẹ, biển êm. Đảo Hòn Tằm rộng 250km2 với 10 đảo lớn, nhỏ và quan trọng hơn cả là có rất nhiều loại san hô, chiếm hơn 40% loài san hô tạo ra trên thế giới.
Từ năm 1992 được Công ty Cung ứng Tàu biển Nha Trang (nay chuyển thành
Công ty Cổ phần Hòn Tằm biển Nha Trang) đã phát hiện và đầu tư kinh doanh biến Hòn Tằm trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo bề thế. Với diện tích 10 ha, Hòn Tằm được xây dựng thành 2 khu liên Hòan là khu A và khu B.
Khu A là một bãi tắm hình vòng cung, bờ cát mịn, là một nơi lý tưởng và đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Tại đây một nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những món ăn đặc sản từ biển. Khu vệ sinh và 32 phòng tắm nước ngọt đủ phục vụ nhu cầu của khách.
Khu B được đầu tư
xây dựng như
một khu nghỉ
mát. Đây là khu nghỉ
dưỡng cao cấp được thiết kế đẹp. Khu nghỉ mát gồm 10 nhà nghỉ biệt thự mang sắc Á Đông. Tất cả biệt thự đều hướng mặt ra biển khơi để đón những làn sóng và gió hào phóng nồng nàn hương vị đại dương.
Hình 2.5. Hòn Tằm - điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang
Nguồn: vietnamnet.vn
f) Hòn
Miếu
Cách đất liền chỉ 2km, đi 10 phút về tới cảng Cầu Đá. Nơi đây có hai điểm du ngoạn là hồ cá Trí Nguyên, và bãi tắm là Bãi Sỏi.
Một tên gọi khác của đảo Hòn Miếu chính là Bồng Nguyên. Hồ cá vì thế có tên gọi là Trí Nguyên. Nó được xây dựng từ năm 1971 theo sáng kiến khá độc đáo của một người dân vùng biển này. Hồ được ngăn lại bằng hệ thống kè đá. Trong hồ có hàng trăm loại sinh vật biển quý hiếm như cá, rùa biển được nuôi thả tại đây. Nó chính là một bảo tàng sống về biển.
Đặc biệt một thế giới thủy cung được giới thiệu với du khách qua thủy cung Trí Nguyên, một công trình kiến trúc độc đáo hình chiếc tàu buồm cổ được xây dựng theo mô hình một con tàu hoá thạch dài 60m và cao 30m, cấu trúc như thuỷ cung trong chuyện cổ tích, nuôi khá nhiều loài hải sản để du khách tham quan.
Có thể băng qua đảo từ hồ cá đến Bãi Sỏi, cách vài trăm mét. Bãi Sỏi hướng mặt về phía Hòn Tằm. Gọi Bãi Sỏi vì ở đây, bãi biển không có cát như trong đất liền mà toàn các hòn sỏi nhỏ. Du khách có thể lặn ở những ghềnh đá gần Bãi Sỏi và sẽ thấy thế giới san hô và cầu gai.