điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thỗ nhưỡng, dân số,… của địa bàn nghiên cứu.
Chương ba là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu có các định nghĩa, khái niệm và cả khái quát lẫn cụ thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương bốn là chương kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của cả đề tài. Chương này sẽ tìm hiểu về những hoạt động chính đang diễn ra trên vịnh, các mối quan hệ giữa những người có mục đích sử dụng chung trên Vịnh Nha Trang, công tác quản lý và một số giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên – môi trường.
Chương 5 gồm kết luận và kiến nghị, hướng nghiên cứu trong tương lai để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường tại vịnh Nha Trang
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
Chương này sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Phần này chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và đặc điểm cụ thể ở địa bàn nghiên cứu.
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 1
- Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 2
- Đường Trần Phú Nằm Cạnh Bãi Biển Nha Trang
- Những Người Có Liên Quan Trong Đánh Giá Tác Động Xã Hội
- Nha Trang - Một Vịnh Đẹp - Nơi Cư Ngụ Của Những Loài Sinh Vật Biển Quý, Hiếm
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Với mục tiêu và phạm vi đã được trình bày ở trên, tài liệu nghiên cứu của đề tài không giới hạn ở một lĩnh vực nhất định mà tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm lĩnh vực về môi trường thiên nhiên (hệ sinh thái biển - đảo), thị trường du lịch và nhu cầu về các loại hình du lịch, các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, nhiều đề tài tốt nghiệp của các anh chị khoá trước, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, các bài giảng của các thầy cô có liên quan là những tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
2.2. Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa
2.2.1. Lịch sử hình thành
Trước khi trở thành một phần của Đại Việt, Khánh Hòa là một phần của Vương quốc Chăm pa. Vào năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân vào tận Phan Rang đánh chiếm đất. Vua Chăm là Bà Tấm đầu hàng và nhượng đất từ phía đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp nhận và đặt dinh Thái Khang và chia khu vực thành hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh.
Tên tỉnh Khánh Hòa được đặt vào năm 1832 thời Minh Mạng, chia thành 2 phủ và 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định.
Trong thời Pháp thuộc sau triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang. Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Cho đến nay, Khánh Hòa có sáu huyện là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa; thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Thủ phủ
của tỉnh là thành phố Nha Trang, Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh Vĩnh,
Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa. Khánh Hòa có 137 đơn vị hành chính cấp xã
- phường - thị trấn.
2.2.2. Dân cư
Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 1.300.000 người (2006). Các dân tộc chính trong tỉnh gồm có: Kinh, Ra Giai, Hoa và Cơ Ho.
2.2.3. Vị trí địa lý và khí hậu
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km2, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và
quần đảo. Bờ biển dài 385km, kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối Vịnh Cam Ranh với
nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 Vịnh lớn: Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Phu, Vịnh Nha Trang (Cù Huân) và Vịnh Cam Ranh. Mỗi Vịnh mỗi vẻ khác nhau nhưng Vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có Vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200km2, có núi cách ngăn, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới.
Khí hậu ở đây ôn hòa, trung bình là 26,70C. Mùa mưa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài hai tháng. Độ ẩm tương đối: 80,5%. Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường
2.2.4. Địa hình
Địa hình của tỉnh Khánh Hòa tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều dài 200km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn
đảo lớn nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh Hòa đã tạo ra
những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hòa nhập. Việc khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng địa hình cảnh quan nhằm đảm bảo tính bền vững và có hiệu quả.
2.2.5. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.197,45km2, gồm các nhóm chính: đất cát và cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven biển; đất phù sa chiếm 7,5%, giàu dinh dưỡng; đất mặn và phèn mặn chiếm 1,5%, thích hợp cho trồng muối, nuôi trồng thủy sản; đất xám bạc màu chiếm 4,6%; đất đỏ vàng và các loại đất khác chiếm 84,4%, hiện đang được sử dụng để trồng hoa màu và cây công nghiệp, có khả năng khai hoang mở rộng diện tích nông – lâm nghiệp.
Đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp của Khánh Hòa rất hạn chế, chỉ có 74,9%, chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó đã khai thác và đưa vào sử dụng 67,7 nghìn ha, còn lại 7,2 nghìn ha có khả năng khai hoang để đưa vào sử dụng. Các vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, lại thiếu nước tưới, rất khó khăn cho việc mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 670m2/người.
Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh với 322,4 nghìn ha, chiếm 61,3%. Song hiện nay, diện tích có rừng chỉ có 155,8 nghìn ha, còn lại 166,6 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đang còn
là vùng đất trống, đồi núi trọc. Đây là một tiềm năng lớn, song muốn khai thác và sử dụng được phải có sự đầu tư lớn.
2.2.6. Tài nguyên rừng
Diện tích có rừng hiện có 155,8 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng phòng hộ chiếm 34%, hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Vĩnh Sơn và Ninh Hòa. Tuy rừng là một thế mạnh của Khánh Hòa song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt.
2.2.7. Tài nguyên khoáng sản
Có nhiều khoáng sản như than bùn, môlíp đen, cao lanh, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, đá vôi, san hô, đá granit…. Tuy nhiên, các loại khoáng sản này chưa được đưa vào khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp, mà còn ở dạng khai thác thủ công quy mô nhỏ, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp. Trong các loại khoáng sản đó, đáng chú ý nhất là cát thủy tinh Cam Ranh, trữ lượng 34,3 triệu tấn, cát bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh) trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn, inmenhit trữ lượng 26 vạn tấn, đá granít trữ lượng 2 tỷ tấn (chưa tính đảo), nước khoáng được phân bố rải đều trên địa bàn. Cát thủy tinh Cam Ranh là cát có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy tinh quang học, pha lê và thủy tinh kỹ thuật cao cấp.
2.2.8. Tài nguyên biển
Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư trường ngoài khơi và ngư trường
ngoài tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Vịnh Thái Lan. Mặt khác, khai thác ngư
trường quanh quần đảo Trường Sa góp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Biển Khánh Hòa còn là nơi cư trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000kg yến sào. Đây
là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.
Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài 5km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc huyện Ninh Hòa có chiều dài 4km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2km. Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi tắm san hô rất đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre, Bích Đầm… Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như: Tháp Bà, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, mộ Yersin… Khánh Hòa đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức du lịch biển.
2.2.9. Kinh tế
Có thể nói ngành mũi nhọn của tỉnh là du lịch và dịch vụ. Với hàng loạt danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, Khánh Hòa phát triển khá mạnh về du lịch và kéo theo hàng loạt dịch vụ.
Khánh Hòa nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên. Năm 2003, Nha Trang được thế giới công nhận là một trong 29 Vịnh gia nhập câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Khánh Hòa là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ ra biển của duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa Châu Á, lại không xa thành phố Hồ Chí Minh nên có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, bãi Tiên, cầu Đá, Sông Lô và hàng loạt bãi tắm tạo nên các cụm công trình, các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi, tắm biển, được trang bị tiện nghi cao cấp. Trục du lịch Trần Phú - Cầu Đá – Bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này. Ngoài Vịnh Nha Trang, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, Khánh Hòa còn có Vịnh Vân
Phong cũng được xem là một trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và có tầm cỡ thế giới.
Cảnh quan Khánh Hòa cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển. Một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của Khánh Hòa là Vịnh Vân Phong, đảo Hòn Gốm là phức hợp du lịch nhiệt đới và là bãi tắm đẹp, một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực châu Á - Viễn Đông. Ngoài bãi biển, Khánh Hòa còn có các điểm tham quan, du lịch khác như đền miếu, Tháp Chàm, Chùa Long Sơn, Lầu Bảo Đại, Hòn Chuông, Hòn Yến, Suối Ba Hồ, Suối Tiên, khu di tích Yersin tại Hòn Bà…
Nông nghiệp: Người nông dân Khánh Hòa chủ yếu là trồng lúa, tuy nhiên nông nghiệp không phải là mặt mạnh của Khánh Hòa.
Công nghiệp: Công nghiệp thủy sản và đóng tàu. Ngoài ra Khánh Hòa còn có những tiềm năng lớn khác như: nhiều bãi cát trắng ở Đầm Môn (ven Vịnh Vân Phong) dùng để chế tạo thủy tinh, pha lê, cáp quang… Dưới các bãi cát này có khoáng sản Titan
– kim loại ít bị oxi hoá có thể dùng chế tạo vỏ của tàu vũ trụ. Ngoài ra Khánh Hòa còn là
xứ của Trầm hương, có Vàng non tuổi… Khánh Hòa có tiềm năng rất lớn về chu
chuyển hàng hóa ra quốc tế, với 4 cảng biển lớn: Cảng Cam Ranh - trước đây là cảng quân sự; Cảng Nha Trang – du lịch – chu chuyển hàng hoá – quân sự; Cảng Dốc Lếch – đóng sửa chữa tàu; Cảng Vân Phong – du lịch và tiếp dầu khí…, đặc biệt cảng này cùng
với cảng kế lượng…
bên là cảng Vũng Rô của tỉnh Phú Yên … rất có tiềm năng về
năng
2.2.10.Giáo dục
Tỉnh Khánh Hòa có 1 trường đại học chính quy là Đại học Nha Trang (trước đây là Đại học Thủy sản Nha Trang, đổi tên vào ngày 25/7/2006, theo Quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ), là một trường đại học đa ngành, đa cấp học với chuyên ngành thủy sản truyền thống là mũi nhọn và thế mạnh.
Ngoài ra còn có thể kể các đại học quân sự lớn như Học viện Hải quân, trường Sỹ quan không quân…