Nha Trang - Một Vịnh Đẹp - Nơi Cư Ngụ Của Những Loài Sinh Vật Biển Quý, Hiếm


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Khu bảo tồn biển (KBTB) Vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên của Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun từ năm 2001 (như đã giới thiệu ở trên), KBTB Vịnh Nha Trang đã được thành lập và phát triển. Sau 4 năm hoạt động, Dự án đã đem lại nhiều đóng góp cho KBTB Vịnh Nha Trang, đồng thời cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc quản lý KBTB. KBTB Vịnh Nha Trang cũng là một trong KBTB đầu tiên trong hệ thống 15 KBTB đã được lên kế hoạch thực hiện của Việt Nam cho đến năm 2010.

KBTB Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 13.000 ha và có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Rạn san hô nơi đây phong phú hơn bất kỳ nơi nào khác đã được khảo sát ở Việt Nam. Vì tính đa dạng sinh học mà khu vực Hòn Mun được “ưu tiên hàng đầu” bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái.

Để phát triển KBTB Vịnh Nha Trang, rất nhiều hoạt động cụ thể đã được thực hiện trong nhiều năm qua và hy vọng rằng các hoạt động này có thể được sử dụng để phát triển các KBTB khác của Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu là nhằm giải quyết ngay các mối đe dọa đối với các hệ sinh thái và sinh cảnh trong vịnh và thực hiện các biện phát bảo vệ lâu dài.

KBTB đảm bảo đa dạng sinh học cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các đặc điểm lịch sử văn hóa đi kèm được quản lý, duy trì và bảo vệ theo qui định của pháp luật. Đây là vùng biển được thành lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và


cho những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi trường. KBTB Vịnh Nha Trang được thành lập từ tháng 6/2001. Mục đích chính của KBTB Vịnh Nha Trang là bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa tầm quan trọng quốc tế đang bị đe doạ, đồng thời phối hợp với các bên có liên quan nhằm quản lý tốt KBTB đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng chính là xu hướng quản lý môi trường – tài nguyên thiên nhiên hiện nay. Và mô hình KBTB Vịnh Nha Trang sẽ được áp dụng cho các khu bảo tồn khác ở Việt Nam.

Việc phân vùng trong KBTB Vịnh Nha Trang là một trong những trọng tâm của các hoạt động quản lý trong tương lai của vịnh. Phân vùng nhằm quản lý các mục đích sử dụng khác nhau trong vịnh và giúp có thể phát triển bền vững, cụ thể như sau:

- Vùng bo vnghiêm ngt (hay còn gi là vùng lõi) là những vùng mà sinh vật biển được bảo vệ nghiêm ngặt để sinh trưởng và phát triển và môi trường thì được duy trì ở trạng thái tự nhiên nhất. Du lịch được phát triển nhưng hạn chế và không ảnh hưởng đến môi trường. Các hoạt động đánh bắt thủy sản hoàn toàn bị cấm ở các khu vực này.

- Vùng phc hi sinh cnh là nơi mà sinh cảnh có thể phục hồi trạng thái tự

nhiên. Du lịch không gây ảnh hưởng đến môi trường và hạn chế đánh bắt.

- Vùng đm bao quanh tất cả các đảo và nhằm bảo vệ rạn san hô và các sinh cảnh khác. Chỉ có một số hoạt động được phép thực hiện các vùng này.

- Vùng sdng đa mc đích là nơi mà các hoạt động được phép thực hiện những các hoạt động này không được ảnh hưởng đến môi trường, chẳng hạn như lưới giã cào thì không được phép hoạt động.


Hình 4 1 Ranh giới Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang Bảng 4 1 Các hoạt động 1

Hình 4.1. Ranh giới Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang


Bảng 4.1. Các hoạt động được tiến hành trong KBTB

Nguồn: Ban Quản lý KBTB vịnh Nha Trang

Quy chế KBTB


Vùng


đối với các hoạt động

Vùng lõi

Vùng đệm

Vùng sử dụng chung

Lặn và lặn có ống thở

Được

Được

Được

Giáo dục

Được

Được

Được

Nghiên cứu và đào tạo

Được

Được

Được

Neo vào phao neo tàu

Được

Được

Được

Tàu tham quan du lịch

Hạn chế

Được

Được

Mô tô nước và kéo dù

Không được

Được

Được

Đánh bắt hải sản

Không được

Được

Được

Thả neo

Không được

Hạn chế

Được

Nuôi trồng hải sản

Không được

Hạn chế

Được

Khai thác hải sản bằng nghề lặn

Không được

Hạn chế

Hạn chế

Giã cào và đánh bắt hủy diệt

Không được

Không được

Không được

Gây ô nhiễm

Không được

Không được

Không được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Nguồn: Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang Những lợi ích của khu bảo tồn biển mang lại cho Vịnh Nha Trang là: (1) Bảo vệ

đa dạng sinh học biển; (2) Giữ môi trường lành mạnh tạo cơ sở cho việc phát triển du lịch bền vững; (3) Tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương; (4) Bảo vệ các hệ sinh thái, các bãi đẻ nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi sinh vật biển; (5) Tạo điều kiện phát triển nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giải trí; (6) Phục hồi những vùng có hệ sinh thái biển bị suy thoái.

4.2. Mô tả các hoạt động trên Vịnh Nha Trang

4.2.1. Nha Trang - Một vịnh đẹp - Nơi cư ngụ của những loài sinh vật biển quý, hiếm

Là một quần thể thiên nhiên phong phú, bao gồm hệ thống: núi, sông, biển, đảo nên Vịnh Nha Trang đã trở thành ngôi nhà chung của các động vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, và là thế giới của các loài nhuyễn thể, giáp xác, cá. Theo con số thống kê, hiện tại ở vùng biển Vịnh Nha Trang có rất nhiều loại sinh vật biển quý hiếm, bao gồm:

a) Rạn san hô

Có 4 tập đoàn san hô theo thành phần tập hợp bao gồm 350 loài (chiếm hơn 40% các loài san hô tạo rạn trên thế giới, ghi nhận trên 100 loài mới, trong đó 40 loài mới đối

với Việt Nam), quần thể san hô đặc biệt nhiều ở Hòn Mun, bao gồm: 93 loài thuộc

nhóm san hô cứng Scleractinia; 26 loài thuộc nhóm san hô mềm Alcyonacea; 3 loài thuộc nhóm san hô sừng; 1 loài thuộc nhóm san hô Telestacea; và hai loài thuộc nhóm san hô Hydrozoa.

b) Sinh vật biển

Theo ngành Hải dương học ghi nhận có: 398 loài cá; 155 loài động vật thân mềm; 94 loài giáp xác; 37 loài da gai; và 174 loài rong biển chuyên sống trong hệ san hô.

c) Rừng ngập mặn

Thống kê có 14 loài cây ngập mặn có tại các vị trí sau:

 Đầm Bấy: nơi còn diện tích rừng ngập mặn lớn nhất trong KBTB Vịnh Nha Trang;


 Bích Đầm: diện tích nhỏ rừng ngập mặn ở phía Bắc vịnh;

 Đầm Già: diện tích rất nhỏ rừng ngập mặn.

d) Cỏ biển

Xác định được bảy loài cỏ biển trong vịnh là: E.acoroides; T.hemprichii; H.ovalis; H.minor; H.uninervis; R.maritime; và C.rotunda.

Chỉ chiếm một diện tích nhỏ (50 ha) nhưng là nơi cư trú quan trọng cho nhiều loài động vật. Cỏ biển phát triển mạnh trên các lớp cát - bùn quanh các đảo Hòn Tre và Hòn Miếu. Mối nguy lớn nhất là các hư hại cơ học do lưới quét và giã cào gây ra.

e) Sinh cảnh

Bao gồm bãi tắm 10km dọc thành phố Nha Trang, và hệ thống không gian biển đảo với diện tích 249,65 km2 trong đó diện tích mặt nước là 211,845 km2 với 7 đảo lớn là Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Miếu, Hòn Một, Hòn Nọc, Hòn Vung, Hòn Cau. Không gian biển đảo thơ mộng và trong lành giúp con người có phút giây thư giãn, nghỉ dưỡng phục hồi thể lực và tinh thần rất tốt sau những căng thẳng của công việc và cuộc sống. Hơn thế, với hệ thống đảo dày đặc, bao xung quanh đất liền che chắn gió lớn cùng với quần thể san hô bên dưới lòng đại dương làm giảm sức mạnh của sóng do đó thành phố Nha Trang hầu như hiếm khi gặp các cơn bão lớn.

Trong số nhiều những sinh vật trên có rất nhiều loại sinh vật quý hiếm đang được quan tâm bảo vệ như: bào ngư bầu dục, ốc kim khôi đỏ, trai ngọc môi vàng, tôm hùm bông, cua huỳnh đế, cua xanh, hải sâm trắng, cầu gai sọ dừa, cá chình thiên long, cá ngựa đen, cá mú điểm gai, cá cam sọc đen, cá thu bông, cá chim Hòang đế, cá mao tiên sư tử, cá mao tiên cánh quạt, đồi mồi…

Ngoài ra, Nha Trang không chỉ đặc sắc về cảnh quan khi tham quan vịnh, mà đặc biệt hơn hết đó là san hô. Trong “Xứ Trầm hương”, Quách Tấn đã ví san hô với cây mai: “San hô mọc từng rừng dưới đáy biển. Nhiều nhất là biển Nha Trang. Rừng san hô đẹp hơn cả rừng mai Ba Ngòi, Phước Hai, vì đủ màu sắc của cầu vồng. Cây lại muôn hình vạn trạng. Và thủy tộc nương náu còn đông và nhiều loại hơn bướm và chim” (1969). Chỉ riêng ở Khu Bảo tồn biển Hòn Mun, san hô đã tập trung 350 loài. Rạn san hô có ở xung quanh đảo Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Nọc và phía Đông – Nam Hòn Tre. Những loài


cá sống ở rạn san hô có tới 196 loài thuộc 88 giống, 33 họ. Trong đó có họ cá thìa (33 loài), họ cá bàn chải (37 loài), cá bướm (19 loài), cá món (14 loài), cá đuôi gai (12 loài). Tại vùng Đông - Bắc Hòn Mun, Bích Đầm, Hòn Nọc có rất nhiều loại cá cảnh. Chúng sống trong rạn san hô dao động từ 109 đến 468 con/500m2 nước. Đây chính là nơi thuận lợi để bảo tồn và phát triển các loài sinh vật, gìn giữ các loài gen quý, đa dạng sinh học; là nơi thiên nhiên và con người cùng dung hòa nhau, sống trong một thế giới đầy màu xanh.

4.2.2. Các hoạt động chính ở Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với thành phố Nha Trang nói riêng và đối với tỉnh Khánh Hòa nói chung. Do thuận lợi về điều kiện địa hình, khí hậu và sự tiếp cận dễ dàng cùng với nhiều loại hình phương tiện vận tải như máy bay, tàu thủy, xe lửa, ô tô, vv..vv nên các hoạt động ở đây diễn ra nhộn nhịp.

Các hoạt động chính trong Vịnh Nha Trang bao gồm: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch, giao thông tàu biển, khai thác tổ chim yến. Các hoạt động này diễn ra song song và đồng thời cùng với nhau. Hoạt động nào cũng được xem là có tiềm năng và triển vọng lớn về kinh tế.

a) Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy hải sản

- Khai thác thủy sản: trước đây, Vịnh Nha Trang được xem là ngư trường có năng suất đánh bắt cao đối với các loài thủy sản sống trong rạn san hô và ngoài biển khơi. Tuy nhiên, ngày nay mặt nước trong KBTB Vịnh Nha Trang bị người dân địa phương và người dân ‘từ bên ngoài’, chủ yếu từ các làng xã lân cận trên đất liền của tỉnh Khánh Hòa đến khai thác quá mức mạnh mẽ. Áp lực đánh bắt lớn hơn rất nhiều so với mức sinh thái bền vững và ngay cả với những ngư dân địa phương, họ cũng biết rằng năng suất đánh bắt theo đơn vị bỏ ra bị suy giảm mạnh trong những năm gần đây. Sự suy giảm này là do các hoạt động đánh bắt bừa bãi, và trên thực tế là đánh bắt không bền vững, đặc biệt là sự suy giảm rạn san hô và các loài thuỷ sản sống trong đó. Bằng các phương thức đánh bắt hoặc huỷ diệt hoặc lạc hậu vì thế làm giảm mạnh nguồn tài nguyên thủy sản và sẽ không bền vững như: đánh bắt bằng chất nổ; đánh bắt bằng chất


độc Cyanua; đánh bắt bằng ánh sáng mạnh; công nghệ đánh bắt lạc hậu; những ngư dân đánh bắt ven bờ các loài cá bé bằng công cụ lạc hậu.


Bảng 4.2. Tổng số tàu thuyền và các hoạt động khai thác được tổng hợp

Các hoạt động

Số tàu thuyền

Công suất động cơ

Các đối tượng đánh bắt chính

Thời vụ khai thác chính

Trũ (Purse seine) Lưới móc Gill net (small

drag net)


Lưới dậu ngắn (Drag net)


Lưới rút

120 10 – 110

HP


20 5 – 15 HP


9 10-100 HP

Cá lành canh (Long – jawed Anchovy)

Cá én (Ponyfish)

Cá thu, cá ngừ bò, cá ngừ dẹp, cá maclin (Mackerel, Longtail Tuna, Frigate Mackerel, Marlin)

Cá ngừ bò, cá nục

Tháng 12 - 2 và tháng

7 - 9 (âm lịch)

Tháng 10 - 11 (âm lịch)


Tháng 3 - 4 và tháng

11 - 12 (âm lịch)

(Grill net) 6 10 – 50 HP

(Anchovy, Hairtail, Jobfish)

Tháng 2 - 3 (âm lịch)

Trũ (Trammel net)

Câu bủa

50 5 – 15 HP Tôm hùm, mực

(Lobster, Squid…)

Cá thu, cá mú, cá ngừ bò

Tháng 11 - 12 (âm lịch)


Tháng 7 - 9 và

(Hook & Line) 50 5 – 10 HP Câu mực tay

(Hook & Line 30 (thuyền thúng)

Squid)

(Mackerel, Grouper, Longtail Tuna)

Mực (Cuttle-fish, Squid)

tháng 11 – 3 (âm lịch)


Tháng 8 - 9 và tháng

11 - 12 (âm lịch)

Nguồn: Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang

- Nuôi trồng thủy sản: trong vịnh có nhiều khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng (ít sóng gió, đáy bùn, có hải lưu, xa các tuyến tàu thuyền du lịch qua lại, …) do đó thủy sản được nuôi trồng mạnh mẽ trong vịnh. Tôm hùm và cá mú là hai loài được ưa thích nhất trong nuôi trồng trong vòng hơn 5 năm trở lại đây. Số lượng lồng nuôi tôm hùm tăng mạnh sau các vụ nuôi.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là phần lớn người dân địa phương tham gia nuôi trồng chưa có hiểu biết về môi trường, quản lý kỹ thuật hay phân tích thị trường. Chính vì sự thiếu thông tin của ngư dân đã dẫn đến các vấn đề môi trường như mối đe dọa do thức ăn thừa và hoá chất gây ra; nuôi trồng không theo quy hoạch, bừa bãi dẫn đến việc


không có nguồn cung cấp và thoát nước phù hợp, chặt phá cánh rừng ngập mặn, lây lan dịch bệnh và mâu thuẫn giữa các chủ thể khác. Các trở ngại khác là chi phí lớn cho vận chuyển và bảo vệ do các lồng nuôi ở xa nơi ở, ngư dân vừa phải chi trả chi phí vận chuyển các vật tư và thức ăn cần thiết đến nơi nuôi trồng đồng thời trả chi phí cho nhóm tuần tra bảo vệ. Ước tính các chi phí này khi từ nơi ở đến nơi canh tác là 10km chiếm từ 10-20% vốn đầu tư; rủi ro thị trường cao.

b) Du lịch

Nha Trang giờ đây không chỉ là những dải cát vàng óng ả trải dài theo bãi biển, là những ngọn sóng lấp loáng ánh bạc ngoài khơi với những con tàu đi đánh cá. Du lịch Khánh Hòa phát triển với hàng loạt cơ sở dịch vụ, kinh doanh khách sạn, nhà hàng cùng nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội đã và đang làm đẹp cho Nha Trang, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tới thăm phố biển.

Vịnh Nha Trang đang dần trở thành những thị trường kinh doanh du lịch năng

động cho các nhà doanh nghiệp và đầu tư. Được cả nước và quốc tế biết đến không chỉ vì các bãi biển và cảnh đẹp mà Nha Trang còn nổi tiếng với các khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, khu du lịch biển tổng hợp tại Hòn Tằm, hay Khu du lịch Sông Lô vừa mới đưa vào hoạt động.

c) Giao thông vận tải

- Tàu thuyền đánh cá: thành phố Nha Trang có lượng tàu thuyền đánh cá lớn nhất so với các nơi khác trong tỉnh với 1952 chiếc, chiếm 60%. Tiếp theo đến Cam Ranh 1117 chiếc, chiếm 33,7%, huyện Vạn Ninh 638 chiếc chiếm 19,3%, huyện Ninh Hòa (303 chiếc, chiếm 9,2%).

- Giao thông cho du lịch: hiệp hội vận tải du lịch Nha Trang hiện có trên 200 ô tô và 150 tàu chở khách, trong đó có 4 tàu đáy kính và có cảng phục vụ tại Cầu Đá. Hàng ngày có từ 20-40 tàu du lịch đến thăm các đảo trong khoảng từ tháng 10 đến tháng giêng năm sau và có từ 40-60 tàu du lịch phục vụ trong mùa đông khách nhất từ tháng 2 đến tháng 9.

d) Dân cư

- Dân số: có sáu khóm đảo trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, bốn trong số đó nằm trên đảo Hòn Tre là Bích Đầm, Đầm Bấy, Vũng Ngán và Vũng Me. Các khóm đảo

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí