Nguyên Tắc Và Phương Pháp Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Thiên Nhiên Cho Phát Triển Du Lịch



Hệ thống môi trường tự nhiên

Hệ thống dân cư

– xã hội

Hệ thống du lịch

Hiện trạng khai thác phát triển du lịch

Các loại hình và sản phẩm du lịch

Định hướng khai thác tự nhiên và phát triển các loại hình du lịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống mối quan hệ giữa hệ tự nhiên, dân cư xã hội, du lịch Việc định hướng phát triển du lịch tại lãnh thổ TN – TQ – BK chính là sự tác động của con người vào các ĐKTN và TNTN. Tính hệ thống ở đây được thể hiện trên hai phương diện: (1): Các ĐKTN và TNTN cần phải được bảo vệ giữ gìn, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc xác định các tiêu chí; (2): Trong hoạt

động du lịch thì việc thưởng thức các ĐKTN và TNTN càng nguyên thủy càng có giá trị, nhưng du lịch chắc chắn không tránh khỏi tác động tiêu cực tới tự nhiên. Điều này đòi hỏi phải giải quyết vấn đề một cách hệ thống sao cho vừa bảo vệ tự nhiên và lại vừa khai thác chúng cho mục đích du lịch. Việc vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu du lịch sẽ đảm bảo sự nhất quán trong nghiên cứu và triển khai, quản lý hoạt động du lịch của lãnh thổ.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 6


1.2.5.3. Quan điểm lãnh thổ

Theo quan điểm, bất kỳ một đối tượng địa lý nào đều gắn với một không gian cụ thể. Trong không gian đó các đối tượng địa lý phản ánh những đối tượng đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác.

Vận dụng quan điểm lãnh thổ trong luận án đã tập trung đánh giá các ĐKTN và TNDL lãnh thổ 3 tỉnh TN – TQ – BK cho phát triển du lịch theo hướng bền vững. Hoạt động du lịch có đặc tính là mang tính liên vùng và xã hội hóa cao, do đó khi nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch không thể tách rời quan điểm lãnh thổ.

1.2.5.4. Quan điểm môi trường – sinh thái

Mục tiêu của phát triển du lịch là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải bảo tồn được môi trường sinh thái. Đây là hai mặt không thể tách rời để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

Một số loại hình du lịch như DLST, DLTQ… đều gắn liền với cảnh quan và môi trường tự nhiên. Do đó tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải luôn được coi trọng trong phát triển du lịch.

Vận dụng quan điểm này, các giải pháp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường cần phải được coi trọng, các tác động của hoạt động du lịch đến khả năng chịu đựng của môi trường cần phải được tính đến sao cho không để phá vỡ cân bằng sinh thái, tạo ra môi trường phát triển du lịch bền vững.

1.2.5.5. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Vận dụng quan điểm này, trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch cần đặt ra các kế hoạch tôn tạo và xây dựng các cơ chế quản lí phù hợp, khai thác các tài nguyên tự nhiên và nhân văn sao cho môi trường tự nhiên và các khu danh thắng không bị tác động


đồng thời còn được bảo trì và nâng cấp. Quy hoạch du lịch cần phải quan tâm đặc biệt đến các điểm du lịch có tính nhạy cảm cao cả về tự nhiên và nhân văn, phải có biện pháp tổ chức quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa

– xã hội của địa phương.

1.2.6. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch

1.2.6.1. Bản chất của hoạt động đánh giá

Đề tài tiếp cận theo hướng đánh giá thích nghi sinh thái. Bản chất của việc đánh giá là nhằm xác định mức độ thích hợp (thuận lợi) của ĐKTN, TNTN đối với hoạt động kinh tế du lịch.

Việc đánh giá tổng hợp tự nhiên chính là xác định mức độ thích hợp của các địa tổng thể đối với một hay nhiều mục đích sử dụng lãnh thổ hay một số loại hình khai thác sử dụng chính. Đánh giá ĐKTN, TNTN là một hình thức đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho một mục đích sử dụng lãnh thổ cụ thể như: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch…

Đánh giá TNDL là đối chiếu, so sánh khả năng đáp ứng yêu cầu của các tài nguyên đối với việc phát triển loại hình/sản phẩm du lịch cụ thể. Đây là một công việc khó và phức tạp vì việc đánh giá không chỉ liên quan đến các ĐKTN, khả năng khai thác mà còn liên quan trực tiếp tới các nhu cầu, sở thích, đặc điểm tâm sinh lí của thị trường đối với loại hình/sản phẩm du lịch được xem là phù hợp với đặc điểm về ĐKTN và TNDL của lãnh thổ. Do đó đánh giá tài nguyên phải không ngừng được hoàn thiện cả về phương pháp luận và phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá.

Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều kiểu đánh giá tài nguyên cho du lịch, đó là:


- Kiểu tâm lí - thẩm mỹ: Đánh giá mức độ xúc cảm và phản ứng tâm lí – thẩm mỹ của du khách đối với TNDL, cơ sở đánh giá dựa trên những thống kê điều tra xã hội học. Đánh giá độ hấp dẫn của cảnh quan chính là áp dụng kiểu đánh giá này.

- Kiểu sinh khí hậu (SKH con người): Đánh giá các tiêu chí khí hậu, thời gian thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người hoặc cho các hoạt động du lịch. Việc đánh giá dựa trên những nghiên cứu về SKH con người thông qua các thực nghiệm cụ thể nhằm xác định mức độ thích hợp của khí hậu đối với con người. Trong nghiên cứu này, kiểu SKH được áp dụng để đánh giá thời gian khai thác du lịch trong năm.

- Kiểu kĩ thuật: Dựa trên một số chỉ tiêu nhất định về mặt kĩ thuật của các tiêu chí tự nhiên, nhân văn như: độ dốc, chất lượng nước, chất lượng không khí, khoảng cách - cự ly vận chuyển, bình quân diện tích sử dụng đất/người… để xác định giá trị của ĐKTN và TNTN đối với phát triển du lịch, làm cơ sở cho đánh giá mức độ phân hóa lãnh thổ du lịch, xác định các điểm, tuyến du lịch, khu du lịch. Đánh giá quy mô có khả năng khai thác trong đề tài là áp dụng hình thức đánh giá này.

1.2.6.2. Nguyên tắc đánh giá

a. Nguyên tắc tổng hợp

Trong đánh giá tổng hợp tự nhiên cần phải xem xét, đánh giá các thành phần theo nhiều tiêu chí, chỉ tiêu, sau cùng là đánh giá tổng hợp để từ đó lựa chọn được hướng và phương án quy hoạch cảnh quan hợp lí. Đối với hoạt động du lịch cũng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản này.

b. Nguyên tắc thích nghi tương đối

Trong tự nhiên không có thể tổng hợp tự nhiên tốt hay xấu một cách chung chung, chỉ có thể tốt hoặc xấu đối với một đối tượng cụ thể. Bởi vậy việc


xác định mức độ thích hợp của ĐKTN và TNTN cho từng loại hình du lịch cũng phải dựa trên nguyên tắc căn bản này [41].

1.2.6.3. Nội dung hoạt động đánh giá

Đánh giá thích nghi sinh thái thường được ứng dụng trong quy hoạch sử dụng cảnh quan dựa vào đặc tính tự nhiên. Theo Nguyễn Cao Huần (2005), nội dung đánh giá gồm các giai đoạn sau [29]:

a. Xác dịnh mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng đánh giá

- Mục tiêu đánh giá: Mục tiêu đánh giá phải rõ ràng, đây là căn cứ xác định phạm vi, dạng nhiệm vụ nghiên cứu, các cấp địa tổng thể và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và đánh giá thích hợp.

Đánh giá ĐKTN và TNDL cần dựa trên mục tiêu và đối tượng sẽ sử dụng kết quả đó. Mục tiêu đánh giá phải xem xét trên cơ sở của người đi du lịch và người khai thác TNDL. Đối với du khách chỉ cần xem xét tài nguyên đó có phù hợp khi tiến hành một hoạt động du lịch nhất định, đối với người khai thác tài nguyên để tổ chức hoạt động du lịch thì phải xem xét thêm nhiều tiêu chí cơ bản như: sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác hoạt động du lịch, vị trí của điểm du lịch… Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả khai thác tài nguyên, khi đánh giá còn phải xét đến xu thế phát triển KT - XH của địa phương.

Đánh giá ĐKTN và khả năng khai thác tiềm năng cho phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn được các giá trị tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái là mục tiêu đánh giá của đề tài.

- Đối tượng đánh giá: Đối tượng đánh giá của đề tài là ĐKTN và TNDL lãnh thổ TN- TQ -BK cho mục đích du lịch và đặt trong mối quan hệ với hoạt động du lịch của cả nước.

- Nội dung đánh giá: Khi tiến hành đánh giá ĐKTN và TNDL cho mục đích du lịch cần tập trung vào đánh giá một số nội dung chính: độ hấp dẫn của


cảnh quan, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật du lịch.

b. Xác định nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng, lập bảng thống kê đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ cần đánh giá

Việc khai thác ĐKTN cho du lịch đòi hỏi những điều kiện sinh thái nhất định. Các điều kiện này là cơ sở cho việc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. Nhu cầu sinh thái có thể được rút ra từ các nghiên cứu. Dựa vào kết quả nghiên cứu, thành lập bảng thống kê các thành phần, tiêu chí tự nhiên cần đánh giá.

c. Lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh những tính chất của lãnh thổ, thực sự cần thiết và quan trọng đối với chủ thể đánh giá. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá, chủ thể đánh giá hay tỉ lệ nghiên cứu mà xác định số lượng các tiêu chí và chỉ tiêu cần lựa chọn. Nguyên tắc để lựa chọn:

- Các chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ thể đánh giá.

- Số lượng các tiêu chí, chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chất của các cảnh quan đã biết và liệt kê trong bảng.

- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa trong không gian.

Hiện nay trong đánh giá TNDL, việc áp dụng một số chỉ tiêu cho người nước ngoài đối với đánh giá cho du lịch Việt Nam cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn và phải có sự điều chỉnh nhất định vì phần lớn các chỉ tiêu này được xây dựng cho lãnh thổ của các vùng ôn đới có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam. Những chỉ tiêu đánh giá du lịch trên quan điểm của địa lí học cần phải tham khảo chỉ tiêu của các ngành khác như y học, kiến trúc… cho phù hợp.

d. Đánh giá thành phần

Đánh giá thành phần hay còn gọi là đánh giá riêng bao gồm hai nhiệm vụ: xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành phần đối với từng yếu tố lựa chọn và


dựa vào các yếu tố đó đánh giá thành phần cho từng cảnh quan. Số lượng bảng đánh giá thành phần phụ thuộc vào số lượng các chủ thể đánh giá.

Cần phải xây dựng điểm đánh giá thành phần, đó là yếu tố thể hiện mức độ thích nghi hay thuận lợi của hợp phần đối với nhu cầu sử dụng cụ thể. Mức độ thích nghi có thể thể hiện bằng lời qua các từ: rất thích nghi (rất thuận lợi), thích nghi trung bình (thuận lợi trung bình), ít thích nghi (ít thuận lợi), không thích nghi (không thuận lợi). Tuy nhiên dạng thể hiện bằng điểm số được sử dụng nhiều hơn bởi kết quả ngắn gọn, dễ so sánh giữa các đối tượng được đánh giá nhất là khi có số lượng đánh giá nhiều.

Dựa vào bảng đánh giá tiến hành đánh giá từng thành phần, so sánh giá trị của các địa tổng thể để xác định điểm tương ứng của chúng. Khi các yếu tố đánh giá với đặc tính của cảnh quan có mối quan hệ tuyến tính sẽ sử dụng một số công thức đánh giá tương quan.

e. Đánh giá chung

Đánh giá chung có thể tính tổng, tích, trung bình cộng hay trung bình nhân của các điểm đánh giá thành phần. Tuy nhiên nếu tính tổng hoặc tích thì khó so sánh vì mỗi chủ thể đánh giá có các yếu tố lựa chọn đánh giá không bằng nhau, do đó việc sử dụng cách tính điểm trung bình cộng hoặc trung bình nhân là hợp lí nhất.

Trong đánh giá vai trò của các yếu tố đối với chủ thể đánh giá không giống nhau vì vậy cần phải xác định trọng số nhằm điều chỉnh trước khi phân hạng thích nghi sinh thái của địa tổng thể. Việc nhân điểm đánh giá riêng với trọng số là rất cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng đạt được kết quả khả quan, bởi vậy làm rõ cơ sở khoa học của việc xác định trọng số đánh giá rất quan trọng.

Cần xây dựng bảng đánh giá chung dựa trên cơ sở điểm trung bình cộng hoặc trung bình nhân của các đánh giá thành phần hoặc có thể dựa trên tích


hợp điểm trung bình cộng và tương quan phân hóa điểm tốt nhất và điểm xấu nhất. Trong đánh giá tổng hợp có 2 bậc cơ bản là thích nghi và không thích nghi, kết hợp một số bậc trung gian. Bậc thích nghi bao gồm: rất thích nghi, thích nghi trung bình, kém thích nghi; bậc không thích nghi có thể giữ nguyên hoặc có thể chia thành không thích nghi tạm thời và không thích nghi lâu dài. Có thể chia thành 4, 5 hoặc 6 cấp đánh giá, mỗi cấp tương ứng với khoảng giá trị của điểm đánh giá chung.

g. Kiểm chứng thực tế và kiến nghị sử dụng

Trên cơ sở kết quả đánh giá chung ĐKTN, TNDL so sánh với hiện trạng và định hướng phát triển du lịch của địa phương. Kết quả kiểm tra ngoài thực địa là một minh chứng rất quan trọng và không thể thiếu.

Đối chiếu với các nhân tố khác như: đặc trưng của các nhân tố KT – XH có ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của địa phương để đưa ra các kiến nghị về việc sử dụng tự nhiên cho phát triển du lịch một cách hợp lí và bền vững.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung

1.3.1.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu

Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án. Tất cả các số liệu, báo cáo, tài liệu, các nguồn thông tin… có liên quan đều được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân loại theo từng mục đích sử dụng đối với từng nội dung cụ thể của đề tài; Sau đó tiến hành xử lí, phân tích để rút ra những kết luận cần thiết.

1.3.1.2. Phương pháp thực địa

Phương pháp thực địa giúp cho việc thu thập, hoàn chỉnh tài liệu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu so với thực tiễn. Trong quá trình thực hiện luận án,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023