Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Nha Trang


Tuy ngành du lịch Nha Trang đã không ngừng nâng cấp, xây dựng mới các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch, nhưng nhìn chung qui mô xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ. Thiếu những điểm vui chơi giải trí và những lễ hội, sự kiện ấn tượng để tạo sức hấp dẫn khách, không có sản phẩm lưu niệm đặc trưng, ẩm thực kém phong phú. Các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn phát triển tự phát, trùng lắp chưa gắn với một quy hoạch chung thống nhất, chưa tạo sự đa dạng về hình thức và phong phú về chủng loại.

Du lịch lữ hành nội địa và quốc tế tuy có tiến bộ nhưng thị trường còn nhỏ lẻ, thiếu đầu tư quảng bá lớn trong và ngoài nước, hiệu quả của công tác xây dựng tour tuyến chuyển biến chậm .

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiều bất cập. Đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.

Hạn chế kéo dài của du lịch Nha Trang là việc đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào các khu điểm du lịch đã được phê duyệt còn chậm. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển du lịch Nha Trang

Những kết quả đạt được của du lịch Nha Trang thời gian qua gắn liền với sự lãnh đạo của Thành ủy - UBND, sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của trường trực tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban ngành hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, sự năng động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và sự thân thiện mến khách của các tầng lớp nhân dân TP Nha Trang.

Tuy nhiên, cần phân tích nguyên nhân yếu kém để có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.


Thời gian dài ngành du lịch chưa được quan tâm đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng và cả cơ chế chính sách. Quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện thường không gắn với quy hoạch. Vai trò tham mưu trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn còn chưa ngang tầm. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch phát triển tự phát nhỏ lẻ, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết giữa du lịch Nha Trang với du lịch trong và ngoài nước còn bó hẹp, chưa phát huy hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận những nguyên nhân khách quan đang cản ngại không nhỏ đến sự phát triển của du lịch Nha Trang. Đó là, cơ sở hạ tầng yếu kém nên thiếu sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, việc đầu tư vào một khu du lịch, khu vui chơi giải trí ấn tượng, một nhà hàng khách sạn tầm cỡ đòi hỏi phải có diện tích đất rộng, vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, do đó nếu huyện không có chính sách ưu đãi đầu tư thật tốt thì khó có thể thu hút đầu tư phát triển du lịch.

2.3.3. Cơ hội và thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang‌

Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 13

2.3.3.1. Cơ hội

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Đây là cơ hội lớn cho ngành du lịch Nha Trang quảng bá hình ảnh, xâm nhập sau vào thị trường du lịch thế giới.

Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá


trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng.

Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Nha Trang điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó Nha Trang là một địa điểm có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu qua và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Nha Trang có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Nha Trang có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và vùng đang phát triển như Nha Trang.

2.3.3.2. Thách thức

Du lịch Nha Trang sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi Việt Nam là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng


lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế của Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng.

Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Namnói chung và Nha Trang nói riêng là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Nha Trang phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu.

Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Nha trang nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.


Kết luận chương 2.

Trong 5 năm qua, kinh tế Nha Trang tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.200 USD, tăng 12,5%/năm., trong đó có sự đóng góp lớn của ngành du lịch. Doanh thu du lịch năm 2009 đạt 1.561 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.873 tỷ đồng tăng 19,99% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 2.253 tỷ đồng (tăng 20,28%)…

Riêng đối với thành phố Nha Trang, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của thành phố là: dịch vụ, chiếm 62,5% - công nghiệp 30,5% - nông nghiệp 7%. Nha Trang có tiềm năng phát triển du lịch. Nha Trang có khí hậu ôn hòa, có vị trí thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, có điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển, là một trong những nơi có cảnh quan đẹp nhất thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm. Tài nguyên biển đảo ở Nha Trang rất phong phú vfa đa dạng như : Vịnh Nha Trang, Hòn Miểu, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Tre, Hòn Chồng – Hòn Vợ, Đảo yến, Diamond Bay, Biệt thự Cầu Đá, Suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang, …. Tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất phong phú với , Nhà thờ Núi, Viện Hải Dương Học, Chùa Long Sơn, Các di tích lịch sử của vương quốc Chămpa, Các lễ hội như: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá voi, Lễ hội Đền Hùng vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, ...

Về cơ sở vật chất: Hiện thành phố Nha Trang có ba khách sạn 5 sao, năm khách sạn 4 sao và 12 khách sạn 3 sao với tổng cộng là 2.451 phòng. chuỗi hai siêu thị Maximark và Phố mua sắm Vinpearl là ba trung tâm bán lẻ hiện đại tại thành phố này với tổng diện tích bán lẻ khoảng 23.000 m2 đã được đưa vào hoạt động.. Ngoài ra, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, dịch vụ viễn thông, hệ thống giao thôngđược đảm bảo để phcụ vụ cho phát triển du lịch.

Thị trường trọng điểm của du lịch Nha Trang đến năm 2020 được xác định bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước. Thị trường quốc tế bao gồm: Mỹ, Úc, Nhật Bản, các nước ASEAN, Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc, Trung Quốc, … Thị trường khách trong nước đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ


các tỉnh Tây Nguyên, thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị trường trọng điểm.

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mình, Nha Trang đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Số lượng khách tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2000, Nha Trang mới đón được 100 ngàn lượt khách du lịch, thu nhập du lịch đạt 70 tỷ đồng; năm 2009, đón hơn 1,53 triệu lượt khách du lịch thì năm 2010 thu hút 1,67 triệu lượt khách du lịch, tăng 9,15% so với năm 2009; Năm 2011, Nha Trang đón khoảng 2,180 triệu lượt khách DL, tăng 24,13% so với năm 2010.

Hiện nay Nha Trang đã phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch như: Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven biển; Du lịch sinh thái núi: Nghỉ mát, thể thao leo núi...phát triển ở không gian phía tây tỉnh Khánh Hoà; Du lịch văn hoá:Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá...trên toàn tỉnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện miền núi (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh); Du lịch MICE: Hội nghị hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở Thành phố Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang;…

Trình độ tổ chức quản lý hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn ccần phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch. Hoạt động hợp tác phát triển du lịch Nha Trang với các tổ chức trong và ngoài nước đang được đẩy mạnh với nhiều chương trình dự án khác nhau.

Đánh giá các tiêu chí phát triển du lịch bền vững cho các kết quả như sau: tỷ lệ khách nội địa quay trở lại Nha Trang chiếm 84,8%. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Nha Trang chiếm 48%; Số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa là 2,03 ngày thấp hơn số ngày lưu trú bình quan của khách quốc tế (2,62 ngày). Số ngày lưu trú bình quân chung của khách du lịch là 2,14 ngày ; Lượng chất thải chưa được xử lý chiếm 20% ; Lượng nước tiêu thụ của mối du khách năm 2008 là 98 lít/ngày/người, năm 2009 là 98 lít/ngày/người, năm 2010 là 99 lít/ngày/người, năm 2011 là 100 lít/ngày/người ; Lượng điện tiêu thụ của mỗi du khách tăng lên theo thời gian; Tình


trạng săn bắt các động vật quý hiếm vẫn xảy ra ; Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch chiếm 7,95%; Tỷ lệ GDP của kinh tế địa phương do du lịch mang lại chiếm 42% tổng GDP; Tỷ lệ giá trị hàng hóa địa phương trên tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch chiếm 12,33%; tình trạng dịch bệnh, tệ nạn xã hội vẫn xảy ra, các di tích lịch sử đang bị xuống cấp…

Trên cơ sở thực trạng như vậy cần có những giải pháp để phát huy hơn nữa những thành tự đạt được từ hoạt động du lịch và hạn chế những yếu điểm còn tồn tại trong đó.


Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH NHA TRANG

3.1. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang‌

3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững‌

3.1.1.1. Các quan điểm phát triển

Phát triển du lịch khai thác những lợi thế của Nha Trang để phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng đặc biệt chú trọng đến những điểm mạnh của Nha Trang về khí hậu, bản sắc văn hóa và hình ảnh để hình thành các sản phẩm du lịch cao cấp hấp dẫn khách du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

Phát triển du lịch Nha Trang phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, với cơ chế quản lý phù hợp vừa tôn tạo, khai thác bảo tồn các di sản thiên nhiên, cảnh quan, quan tâm tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch và chia sẻ lợi ích thu được với cộng đồng dân cư.

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch.

Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.

Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác.Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Phát triển du lịch Nha Trang trên quan điểm bền vững, tăng trưởng du lịch với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023