Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


WTO Tổ Chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) TNTN Tài nguyên thiên nhiên

TNTNMT Tài nguyên thiên nhiên môi trường KBTB Khu bảo tồn biển

BQL Ban quản lý

UBND Ủy Ban Nhân Nân

MT Môi trường

DL Du lịch

NCPT Nghiên Cứu và Phát Triển ĐVT Đơn vị tính

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

UNESCO Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and

Cultural Oraganization)

CPR Quản lý tài nguyên sở hữu cộng đồng (Common Property Resource) WTO Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 1.1. Vết chém trên đảo Hòn Tre

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa

Hình 2.2. Đường Trần Phú nằm cạnh bãi biển Nha Trang Hình 2.3. Một góc Hòn Mun

Hình 2.4. Bơi lặn ở Hòn Mun

Hình 2.5. Hòn Tằm - điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang Hình 4.1. Ranh giới khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Trang

3

8

15

15

17

19

30

Hình 4.2. Một góc khu dân cư Hòn Miếu – phường Trí Nguyên - nơi đông dân cư nhất

trên các khóm đảo 37

Hình 4.3. Khách du lịch từ nơi khác đến Vịnh Nha Trang 44

Hình 4.4. Lý do chọn Vịnh Nha Trang làm điểm đến 46

Hình 4.5. Các vấn đề môi trường được cộng đồng quan tâm 47

Hình 4.6. Tỷ lệ các phương tiện ưa thích thu thập thông tin môi trường 47

Hình 4.7. Tỷ lệ các phương tiện ưa thích để thu thập thông tin môi trường 48

Hình 4.8. Tỷ lệ mức độ quan tâm về vấn đề môi trường tại vịnh 49

Hình 4.9. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ô nhiễm tại vịnh 49

Hình 4.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng phục vụ tại vịnh 50

Hình 4.11. Khu vực đang được xây dựng khu du lịch tại đảo Hòn Tằm 52

Hình 4.12. Các vấn đề môi trường do hoạt động du lịch ảnh hưởng Vịnh Nha Trang 52

Hình 4.13. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát

triển du lịch 53

Hình 4.14. Lượng khách dự kiến trong những năm tới 63

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1. Các hoạt động được tiến hành trong KBTB

Bảng 4.2. Tổng số tàu thuyền và các hoạt động khai thác được tổng hợp Bảng 4.3. Dân cư địa phương sống trên các đảo

Bảng 4.4. Độ tuổi và giới tính của du khách

Bảng 4.5. Mục đích đến Vịnh Nha Trang của du khách


Trang

30

34

36

44

45

Bảng 4.6. Tỷ lệ ý kiến ưu tiên bảo vệ môi trường hay phát triển du lịch 51

Bảng 4.7. Tỷ lệ ý kiến đánh giá hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường 51

Bảng 4.8. Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hòa (giá 2006) 64

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam hiện đang là điểm đến của bạn bè năm châu trên thế giới khi trở thành thành viên WTO, không chỉ là thị trường tiềm năng về kinh tế mà Việt Nam còn là nơi lý tưởng để thu hút mọi người đến du lịch, khám phá và tìm hiểu cảnh vật, thiên nhiên, con người và nền văn hoá hơn 4000 năm lịch sử. Theo ông Jonathan Galaviz – chuyên gia của

Globalysis Ltd – nhận xét: “Việt Nam là một trong những điểm đến có tốc độ tăng

trưởng mnh nht Châu Á. Vi vthế và chính sách hin nay, du lch Vit Nam stăng trưởng mnh trong nhng năm ti”. Globalysis dự báo, số lượng du khách nước ngoài tới Việt Nam sẽ tăng 10% mỗi năm. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 tăng 17% so với năm 2006, có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1,8 tỉ USD, tăng xấp xỉ 200% so với năm 2006.

Hình ảnh Việt Nam xuất hiện trên truyền thông quốc tế cũng nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều mà ngành du lịch cũng như mọi ngành khác đều hướng đến là sự phát triển mang tính bền vững thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Nằm trên vĩ tuyến gần xích đạo Việt Nam là nước nhiệt đới đa dạng và phong phú các nguồn tài nguyên và thiên nhiên, lại nằm hướng mặt ra biển Đông chạy dọc theo suốt chiều dài đất nước. Chính vì lợi thế của điều kiện tự nhiên nên việc phát triển du lịch ở Việt Nam là một động lực kinh tế cần quan tâm đúng mức. Do đó phát triển du lịch cũng như các ngành khác cần phải có sự quản lý tốt của chính quyền trung ương và địa phương, sự am hiểu của các chuyên gia liên ngành cũng như kinh nghiệm của người dân địa phương.


Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước. Với một bên là núi (phía Tây), một bên là biển (phía Đông), địa hình thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh. Khí hậu tương đối ôn hòa do chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại vừa mang tính chất khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình là 26,50C. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và lịch sử văn hoá như vậy, Khánh Hòa là vùng đất tiềm năng để phát triển du lịch. Biển Khánh Hòa không chỉ nổi tiếng ‘biển xanh, cát trắng’, khí hậu ôn hòa, mà còn về sự

phong phú và đa dạng các loài sinh vật biển, một thế giới xanh bên dưới lòng đại

dương. Cảnh quan Khánh Hòa cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch như điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển. Hệ thống khách sạn và cấu trúc hạ tầng đã có sẽ được cải tạo và xây dựng mới… tạo cho Khánh Hòa lợi thế để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái biển.

Những năm gần đây nhắc đến Khánh Hòa, không thể không nhắc đến Vịnh Nha Trang, nơi được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất trên thế giới và có tiềm năng phát triển với Vịnh nước trong xanh, bờ biển sạch và các sinh cảnh khoẻ mạnh. Vịnh Nha Trang là quần thể thiên nhiên đặc sắc hiếm thấy, ẩn chứa trong mình nhiều tiềm năng đặc biệt, là một điểm du lịch tuyệt vời, hơn nữa rất phù hợp để xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ và phát triển nhiều loại động vật quí đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Với những đặc điểm riêng như vậy, Vịnh Nha Trang đã và đang trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới, dự báo sẽ là điểm đến trong những năm tới.

Tuy nhiên, việc phát triển và bảo tồn luôn là những vấn đề nhiều mâu thuẫn và xung đột. Xin mượn lời của bà Ellen và Jaime, hai chuyên gia của Ủy ban quản lý Vịnh San Francisco tại ‘Hội thảo quốc tế 29 Vịnh biển đẹp’ tổ chức ở Nha Trang vào tháng 3/2005, để đưa ra vấn đề chính mà đề tài này muốn đề cập đến ‘Tôi không thy ai trong schúng ta cuc hi tho bàn lun vvđp tnhiên ca Vnh Nha Trang. Chthy nói ti du lch, làm thế nào phát trin du lch hơn na mà không đcp đến nhng tác


động về tầm nhìn’. Một ví dụ mà Ellen dẫn ra là “con đường dẫn lên hòn đảo ngoài kia (Ellen chỉ tay ra đảo Hòn Tre, nơi ‘trú chân’ của khu nghỉ mát Hòn Ngọc Việt). Một con đường lớn xé ngang sườn núi. Thật xấu xí”.

Hình 1.1: Vết chém trên đảo Hòn Tre


Nguồn www vnn vn Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội cũng như 1


Nguồn: www.vnn.vn

Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội cũng như với cá nhân người nghiên cứu đối với sự quan tâm về tầm nhìn của các cấp chính quyền trong việc phát triển du lịch đồng thời quản lý, quy hoạch, khai thác tối ưu (chứ không phải tối đa) hiệu quả môi trường – tài nguyên thiên nhiên bền vững nhằm phát triển du lịch trong lâu dài được thực hiện ở Vịnh Nha Trang – Khánh Hòa. Những lợi ích trước mắt và lâu dài luôn dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ các cấp chính quyền, đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân địa phương, các tổ chức khoa học, phi chính phủ và đến những du khách thập phương đối với Vịnh Nha Trang.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững nhằm phát triển du lịch ở Vịnh Nha Trang - Khánh Hòa.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

 Tìm hiểu các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và thực trạng du lịch ở Vịnh Nha Trang.

 Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển du lịch và các vấn đề tài nguyên thiên nhiên môi trường giữa các bên liên quan.

 Công tác quản lý tài nguyên – môi trường tại Vịnh Nha Trang.

 Đề xuất các kiến nghị.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn ở đâu cũng có, nước nào cũng phải gặp vấn đề như vậy. Việc tầm nhìn hạn chế trong quản lý, thiếu khoa học đối với nguồn tài nguyên – môi trường thiên nhiên, lựa chọn những phương thức đánh đổi sai lầm giữa phát triển và bảo tồn vừa ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên mà tạo hoá đã ban tặng,

môi trường sống của các sinh vật, môi trường sống của con người, đồng thời ảnh

hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Đề tài nghiên cứu này đề cập đến việc phát triển du lịch ảnh hưởng đến việc bảo tồn thiên nhiên ở Vịnh Nha Trang.

1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Một số đảo và bãi biển đã được đầu tư và kinh doanh du lịch như: Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Tre,…thuộc Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

1.4. Cấu trúc của luận văn

Khoá luận bao gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương, với nội dung của từng chương như sau:

Chương một là chương mở đầu, gồm có năm phần chính là đặt vấn đề; mục tiêu nghiên cứu; các giả thiết của vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khoá luận.

Chương hai trình bày về phần tổng quan, gồm có hai nội dung là tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Mục này sẽ nêu lên những đặc

Ngày đăng: 01/09/2022