ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản xuất gạch công suất 20 -50 triệu viên/năm, có khả năng khai thác ổn định trong vài chục năm.
Tài nguyên nước khoáng: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 540C, có thể khai thác đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc Phương dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm, chữa bệnh rất tốt với thành phần Magiêcarbonat cao.
Tài nguyên than bùn: Có trữ lượng nhỏ (khoảng 2 triệu tấn), phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)…
Một số khoáng sản khác như: Cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô.
Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn cung cấp năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷ điện Hoà Bình; nhiệt điện Phả Lại… giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh.
- Tài nguyên sinh vật:
Ninh Bình với thảm thực vật rừng phong phú và đa dạng tập trung ở vườn Quốc Gia Cúc Phương, rừng nguyên sinh Cúc Phương - loại rừng nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (5 tầng) cùng 2000 loài. Động vật ở Cúc Phương rất phong phú với 97 loài thú, 313 loài chim, 110 loài bò sát và 46 loài lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2000 dạng côn trùng [46].
Khu du lịch sinh thái Tràng An có hệ động thực vật phong phú, đa dạng sinh học cao. Điều tra khảo sát bước đầu đã thống kê được 577 loại thực vật trong đó có 10 loài trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Đặc biệt có 311 loài cây có thể dùng làm thuốc, thực vật làm cây cảnh có 76 loài thuộc 31 họ... Động vật thuỷ sinh tương đối phong phú gồm 30 loài động vật nổi, 40
loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc (Ocaclia sinensis) được coi là động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Động vật trên cạn chưa được thống kê đầy đủ nhưng hiện nay khách du lịch và dân địa phương vẫn thấy những bầy khỉ, sơn dương, cầy đổi màu, tê tê, tắc kè, vượn, trăn... cùng các loài chim như: Vẹt, sáo, khiển, cu, le le đặc biệt là phượng hoàng đất - loài chim quý hiếm sống thành bầy đàn [33, tr.14].
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có khoảng 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt, có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996). Hệ sinh thái động vật khu Vân Long rất phong phú, trong đó có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú, trong đó có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quần đùi, gấu ngựa, khỉ mặt đỏ, sơn dương, báo hoa mai, báo gấm. Có 32 loài bò sát lưỡng cư trong đó có 9 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam như rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, rắn ráo trâu, rắn sọc đầu đỏ... Vân Long có khả năng hình thành một vườn chim với 62 loài, 32 họ, 12 bộ chim đặc biệt là đại bàng Bonelli được ghi trong sách đỏ Việt Nam... Tất cả chúng tạo nên lợi thế du lịch lớn cho ngành du lịch của tỉnh nhà [33, tr.17].
- Cảnh quan thiên nhiên:
Ninh Bình có diện tích núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên. Núi trải dài thành dãy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ Cúc phương Nho Quan tới Thị xã Tam Điệp. Dãy núi đá vôi đã tạo ra cho Ninh Bình nhiều hang động đẹp như: Tam Cốc - Bích Động. Cùng những thung lũng, những hình thù sinh động như: Thiếu nữ, yên ngựa, cỗ xe, ông bụt... Đặc biệt trên địa bàn huyện Hoa Lư với kiến tạo tự nhiên làm cho ta như bước vào “Vịnh Hạ Long” trên cạn. Đồng thời với những điểm di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với những danh nhân, những sự kiện lịch sử trọng đại trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
(4). Về kinh tế, văn hoá - xã hội:
- Dân số: Ninh Bình đến 31/12/2009 là 900.168 người, chiếm 5,07% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và gần 1,1% dân số của cả nước.
Bảng 2.1: Tình trạng dân số Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2009
Đơn vị: Người
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
1. Tổng số | 890.625 | 895.812 | 901.046 | 905.988 | 911.572 | 915.727 | 922.582 | 896.117 | 898.224 | 900.168 |
2. Chia theo giới tính | ||||||||||
- Nam | 435.152 | 436.344 | 438.810 | 440.581 | 443.298 | 445.410 | 449.869 | 440.903 | 444.375 | 447.705 |
- Nữ | 455.473 | 459.468 | 462.236 | 465.407 | 468.274 | 470.317 | 472.713 | 455.214 | 453.849 | 452.463 |
3. Chia theo thành thị và nông thôn | ||||||||||
-Thành thị | 117.497 | 119.305 | 120.432 | 120.716 | 124.014 | 140.264 | 141.133 | 149.620 | 155.213 | 161.042 |
-Nông thôn | 773.128 | 776.507 | 780.614 | 785.272 | 787.558 | 775.463 | 781.449 | 740.497 | 743.011 | 739.126 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Độ Văn Hoá Của Người Chủ Gia Đình Và Tỷ Lệ Đi Du Lịch
- Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Kinh Nghiệm Của Thừa Thiên Huế Phát Triển Du Lịch
- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 8
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Từ 2000 Đến 2010
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình, Giai Đoạn 2000 - 2010
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình, năm 2009
Trong tổng dân số của tỉnh có 48,76% là nam, 51,24% là nữ; dân số thành thị chiếm 15,3%, dân số nông thôn chiếm 84,7%. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 648 người/km2, cao nhất là Thành phố Ninh Bình 2.217 người/km2 và huyện Yên Khánh 1.013 người/km2; thấp nhấp là huyện Nho Quan 322 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2000 là 1,042% đến năm 2009 giảm xuống còn 0,87% (mức bình quân cả nước là 1,2%).
- Lao động và việc làm: Tính đến 31/12/2009 có 473,214 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân trong tỉnh, trong đó: Làm việc trong ngành nông lâm, thuỷ sản là 291,6 ngàn người; trong ngành công nghiệp là 79,5 ngàn người; trong ngành xây dựng là 20,9 ngàn người; trong ngành thương nghiệp dịch vụ là 38,1 ngàn người; trong ngành vận tải - bưu điện là 12,0 ngàn người; trong ngành Tài chính - tín dụng là 1,3 ngàn người, giáo dục đào tạo là 12,8 ngàn người…
Trong lực lượng lao động của tỉnh hiện có 10 người có trình độ Tiến sĩ,
7.014 cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 15.258 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 12.923 công nhân kĩ thuật. Nguồn lao động của Ninh Bình khá đông đảo, được đào tạo cơ bản; ngày càng được bổ sung lực lượng
lao động trẻ có kiến thức văn hoá và trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội trên địa bàn của tỉnh. Người dân Ninh Bình có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như thêu ren, sản xuất các sản phẩm cói, chế tác đá mỹ nghệ. Nếu có chính sách khuyến khích thích hợp và được tổ chức tốt, đầu tư phát triển sản xuất thì những ngành này có thể đem lại nguồn thu lớn và thu hút một khối lượng lao động đáng kể trên địa bàn.
- Tình hình phát triển kinh tế: Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; GDP bình quân đầu người tăng nhanh. Những chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước như: chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách đa sở hữu trong cơ chế mới… đã được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn của tỉnh; khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, thu hút được nhiều thành phần kinh tế (đặc biệt là kinh tế tư nhân), huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển nên đã tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế trên địa bàn. GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tăng 16,5%/năm, là mức tăng trưởng cao trong điều kiện chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp - xây dựng 48,9%; dịch vụ 35,3%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,8% (tương ứng năm 2005: 38,3%; 32,5%; 29,2%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.080 USD, tăng 2,5 lần so với năm 2005, bằng 90% so với bình quân chung cả nước (1.200 USD) và vượt bình quân vùng Đồng bằng sông Hồng (1.040 USD) [10, tr.13].
- Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc: Ninh Bình có hệ thống giao thông rất thuận lợi gồm: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường phà, sông biển. Trong những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương Ninh Bình đã xây dựng được hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh từ quốc lộ, tỉnh
lộ, huyện lộ và đường liên thôn, liên xã rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các địa phương trong tỉnh cũng như giữa Ninh Bình với các tỉnh trong cả nước. Ninh Bình nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của Tổ quốc: Quốc lộ 1A Bắc - Nam và đầu mút của đại lộ phía Tây với 4 sân ga trung chuyển khách và hàng hoá.
Bên cạnh đó Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi khá phong phú với tổng chiều dài 400km với 2 sông lớn là Hoàng Long và sông Đáy. Hệ thống sông ngòi trên đây không chỉ thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp, ngành giao thông vận tải mà còn thúc đẩy ngành du lịch sông nước phát triển.
Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín cả tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của Bưu điện trung tâm tỉnh và Bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế. Hệ thống bưu cục là 32 trạm. Các trạm truyền dẫn thông tin là 25 trạm. Hiện toàn tỉnh có khoảng 12,24 máy điện thoại/100 dân. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng gần hết lãnh thổ Ninh Bình. Đến cuối 2010 đã có 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã.
- Hệ thống Giáo dục và đào tạo: Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực và gắn kết chặt chẽ hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Số học sinh thi đỗ vào đại học, số học sinh giỏi, đạt giải quốc gia, quốc tế tăng. Phong trào xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài được phát động mạnh mẽ. Quy mô trường, lớp ổn định; 97% học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi, 94% học sinh đi học trung học cơ sở đúng tuổi. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường; 80% trường, lớp học được kiên cố hoá. Trường Đại học Hoa Lư và Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Công tác xây dựng trường chuẩn
Quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh, đến năm 2010 đã có 61% số trường trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia [10, tr.6].
- Truyền thống lịch sử - văn hoá: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Ninh Bình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước. Vùng đất Ninh Bình đã sinh thành và cống hiến cho đất nước nhiều người con ưu tú trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, tiêu biểu là anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các nhà chính trị, quân sự, các danh nhân văn hoá như: Trương Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải... Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nên nhiều chiến công xuất sắc được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 6 huyện, 1 thị xã, 41 tập thể và 13 cá nhân trong tỉnh được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 285 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến nay tỉnh Ninh Bình đã có 6 tập thể và 4 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Đó là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ và quân, dân Ninh Bình đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của cả dân tộc.
Với vị trí địa lý và tự nhiên thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch như trên, cùng với những chính sách mở cửa, hội nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đã và đang được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà và sự phát triển du lịch của cả nước.
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng, phong phú mà ít địa phương có được. Cụ thể theo thống kê của Sở văn hóa - thể thao và du lịch Ninh Bình có:
Một là, Khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc các huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Trong đó: Xã Trường Yên 772,12 ha; xã Ninh Xuân 385,56 ha; xã Gia Sinh 529,6 ha; xã Ninh Hải 159,6 ha; xã Ninh Hoà 74 ha; phường Ninh Khánh 31,56 ha; xã Ninh Nhất 182,41 ha; phường Tân Thành 43,68 ha.
Nằm gọn trong khối đá vôi Hoa Lư với độ cao trung bình từ 70 - 105m thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên địa bàn huyện Hoa Lư có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Toàn bộ khối núi đá vôi dày đặc, núi nọ xếp liền núi kia, dãy nọ nằm kề dãy kia chiếm gần nửa diện tích huyện. Càng về phía Đông núi càng thưa dần tạo nên nhiều thung Kast mà dân địa phương thường gọi là “thong”, “áng” như áng Mương, thong Bái, thung Lang, thung Tối trong, thung Tối ngoài, thung Nấu rượu, thung đền Trần... Dưới chân dãy núi đá vôi nhiều nơi còn thấy các hàm ếch là dấu tích của biển. Chính vì vậy mà vùng núi Hoa Lư còn được gọi là “Hạ Long trên cạn”.
Trên các khối núi đá vôi rất phổ biến dạng địa hình Kast - đá tai mèo, còn trong lòng khối núi đá vôi có rất nhiều hang động. Các hang động ở đây chủ yếu là các hang nằm ngang, trần thường có dạng vòm. Khu du lịch sinh thái Tràng An hiện nay chưa có đánh giá chính xác được số lượng hang động, chỉ riêng số hang xuyên thuỷ đã được khảo sát là 48 hang với tổng chiều dài là 12.226m, nhóm hang xuyên thuỷ dài như: hang Địa Linh 1500m, hang Sinh Dược 1300m, hang Mây 1200m... quần thể hang, động, núi, thung, hồ, suối... tạo nên một thắng cảnh Tràng An thơ mộng “Độc nhất vô nhị” ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như mọi vùng miền của đất nước, “một vùng non nước hữu
tình” quần hội nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, đa dạng, một tài nguyên du lịch giàu tiềm năng.