Trình Độ Văn Hoá Của Người Chủ Gia Đình Và Tỷ Lệ Đi Du Lịch


Ngày nay, trước sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, con người sống dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá càng làm nảy sinh nhu cầu dành thời gian quay trở về với thiên nhiên, với cội nguồn. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch phát triển mạnh mẽ.

Trên thực tế nhu cầu của con người ngày càng phát triển cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu du lịch cũng không ngoài khả năng đó. Nhu cầu đi du lịch chỉ có thể nảy sinh đối với những người mà đời sống vật chất của họ đã được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ. Đồng thời đòi hỏi họ phải có thời gian nhàn rỗi, có đủ điều kiện để tiến hành các cuộc hành trình dài ngày để thưởng thức các danh lam thắng cảnh ngoài khu vực sinh sống và làm việc của mình. Một điều dễ thấy đó là ở các nước kinh tế càng phát triển thì nhu cầu du lịch càng tăng, đời sống càng khá giả thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Như vậy, nhu cầu du lịch và du lịch xuất hiện cùng với sự phát triển của kinh tế.

Ngoài ra các yếu tố về văn hoá, xã hội cũng góp phần quan trọng làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Bởi việc tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của các dân tộc... ở những nơi đến du lịch không thể có đối với những người có trình độ văn hoá thấp hoặc không có văn hoá. Các nước có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra nước ngoài ngày càng nhiều và ngược lại. Theo Robert W. Meintosh thì giữa trình độ văn hoá của người chủ trong gia đình và tỷ lệ du lịch của họ có mối quan hệ nhất định. Có thể thấy mối quan hệ đó qua bảng số liệu sau: (bảng 1.2, tr.18)

Bảng 1.2. Trình độ văn hoá của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch

(Theo Robert W.Meintosh 1995)


Trình độ văn hoá của người chủ gia đình

Tỷ lệ đi du lịch (%)

Chưa có trình độ trung học

50

Có trình độ trung học

65

Có trình độ cao đẳng

75

Có trình độ đại học

85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 4

Nguồn: [13, tr.80]


Một điều cần lưu ý là du lịch có liên quan mật thiết với bầu không khí hoà bình, ổn định trên thế giới. Hoà bình, ổn định là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lưu về du lịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới không ngừng phát triển. Sự bất đồng và xung đột về chính trị sẽ làm bất lợi cho sự phát triển du lịch của các nước và các khu vực. Sự ổn định của các nước trong khu vực Đông Nam Á là một bằng chứng xác thực để chứng minh khả năng thu hút khách du lịch ngày một đông.

- Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch Một là, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là một nhân tố cơ bản, đóng vai trò rất lớn trong phát triển du lịch vì du lịch luôn gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, thăm quan du ngoạn bao gồm: Sông núi, hang động, thác, rừng, động thực vật quý hiếm... có thể nói đó là do thuận lợi của vị trí địa lý mang lại cho mỗi quốc gia, vùng miền nhất định. Như vậy, quốc gia nào có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú… quốc gia đó có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên, thời tiết và khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với Việt Nam một nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khí hậu thay đổi (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Khách du lịch quốc tế, nội địa đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng được hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch thoáng mát, loại trừ yếu tố gây hại ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc mang lại tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, thì điều kiện tự nhiên, khí hậu và thời tiết còn làm cho du lịch mang tính thời vụ rõ nét.

Hai là, Đường lối, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước.


Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch. Đây là điều kiện tiên quyết để du lịch phát triển, bởi một quốc gia giàu có về nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, dân cư, lao động... nhưng thiếu một đường lối chính sách phát triển đúng đắn thì du lịch cũng không thể phát triển. Đường lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối phát triển kinh tế xã hội. Giữa chúng có quan hệ biện chứng chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tuy vậy đường lối, chính sách phát triển du lịch có tính độc lập tương đối của nó. Đường lối, chính sách phát triển du lịch thể hiện trong việc xác định được vị trí chiến lược của ngành du lịch trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội; Xác định được phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch và các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể. Những vấn đề quan trọng được hoạch định bằng các chỉ tiêu, biện pháp trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch và nguồn thu từ hoạt động du lịch ngày càng tăng mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt du lịch vào vị trí mũi nhọn trong phát triển kinh tế của nước mình. Tương ứng với nó là một hệ thống chủ trương, chính sách và biện pháp thực thi có hiệu quả. Với bản chất của mình du lịch liên quan và cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều ngành khác nhau như xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... cho nên trong đường lối, chính sách phát triển du lịch cần phải mang tính tổng hợp để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành nhằm mục tiêu phát triển du lịch.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến việc phát triển du lịch. Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Quyết định số 05/CP thành lập tổng cục du lịch Việt Nam; Ngày 17/4/1993, Chính phủ ra Quyết định số 177/TTg thành lập các sở du lịch; Ngày 26/6/1993, Chính phủ ra Nghị quyết số 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển du lịch; Ngày 14/10/1994, Ban bí thư Trung ương ra


Chỉ thị số 46/BCH- TƯ về lãnh đạo đổi mới phát triển du lịch trong tình hình mới; Năm 1999, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch được thành lập và Pháp lệnh Du lịch được ban hành có hiệu lực kể từ ngày 1/5/1999. Pháp lệnh về du lịch ra đời năm 1999 là khung pháp lý cao nhất, là bước ngoặt quan trọng khẳng định được vai trò của Ngành du lịch và thể chế hoá đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển và có mục tiêu rõ ràng. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Pháp lệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, lưu trú, thanh tra du lịch, hướng dẫn du lịch... được ban hành và thực hiện có hiệu quả. Ngày 27 tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế của ngành du lịch Việt Nam ngay từ trong đường lối, chính sách.

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam, người nước ngoài và các văn bản khác được bổ sung, thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, hải quan liên tục được cải tiến, hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư.

Như vậy, Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp phối hợp với sự hưởng ứng của nhân dân và bạn bè quốc tế ủng hộ. Ngành du lịch Việt Nam đã có một môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển và vững bước tiến vào thế kỷ XXI với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ba là, Trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, trình độ văn minh và sự phát triển của nhu cầu con người.

. Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở mức độ lớn vào trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch được nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số


của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua: Tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội cao, ổn định; Tăng trưởng kinh tế bền vững; Trình độ công nghệ của nền kinh tế cao; Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu ngành kinh tế (nông - công nghiệp, dịch vụ), và cuối cùng là thể hiện ở GDP/người/năm cao.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Bởi nó cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống khách du lịch và những sản phẩm làm quà tặng của khách du lịch trong và ngoài nước.

. Sự phát triển của khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế dịch vụ (trong đó có du lịch) nói riêng. Ngày nay, kinh tế dịch vụ dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, được thúc đẩy bởi thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ, giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn, qua mạng Internet các công ty lữ hành có thể cung cấp các thông tin về tuyến du lịch, đặt khách sạn, vé máy bay… Các buổi biểu diễn ca nhạc tại các khu du lịch không những được ghi thành đĩa CD, DVD mà còn có thể được truyền hình trực tiếp đến khắp mọi nơi cho mọi người. Như vậy, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ (trong đó có du lịch) phát triển vượt bậc.

Cùng với sự phát triển kinh tế, với những tiến bộ khoa học và công nghệ thì trình độ dân trí, trình độ văn hoá, văn minh của dân cư sẽ được nâng lên. Trình độ văn hoá chung của một dân tộc được nâng cao thì động cơ du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Mặt khác, nếu trình


độ văn hoá chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ đảm bảo việc phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch đến đó.

. Ngoài ra, khi kinh tế đã phát triển mức sống vật chất của con người ngày càng cao khi đó họ mới có đủ điều kiện để đi du lịch. Bởi con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du lịch và lưu trú ở ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại hàng hoá, dịch vụ nhất. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán. Vì khi đi du lịch họ phải trả các khoản tiền cho các nhu cầu thường ngày và ngay cả các khoản tiền khác như tiền tàu xe, thuê nhà, tham quan... và xu hướng của con người khi đi du lịch là chi tiêu rộng rãi hơn. Do vậy, thu nhập của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển du lịch. Người ta xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng du lịch cũng tăng lên, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu trong tiêu dùng du lịch. Thu nhập của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của nước đó.

Như vậy, trình độ phát triển kinh tế cao là điều kiện để thúc đẩy, nâng cao trình độ văn hoá, văn minh nhân loại và cũng là điều kiện để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người trong đó có nhu cầu du lịch. Đó là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch ở mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam.

Bốn là, Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đây là điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; ngược lại sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển của ngành du lịch.


Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch như: Khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc.

Thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình (rạp chiếu phim, sân thể thao...). Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với ngành du lịch kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là yếu tố cơ bản nhất nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng của dịch vụ du lịch. Mặt khác, du lịch phát triển cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của một vùng hay của cả đất nước.

Trong đó kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ đắc lực nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường thuỷ, đường không), hệ thống viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cấp điện. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương đồng thời phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nằm sát với du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển của du lịch và trong chừng mực nào đó nó quyết định cả chất lượng phục vụ của ngành du lịch.

Năm là, Hàng hoá và sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng.

Sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được nhưng lại thoả mãn nhu cầu của khách hàng hoặc một


thị trường nào đó, là toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách để thoả mãn nhu cầu của hoạt động du lịch.

Sản phẩm du lịch là tổ hợp những gì đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và các tiện nghi cung cấp cho khách du lịch. Chúng được tạo ra bởi các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một cơ sở nào đó.

Sản phẩm du lịch có thể là các hàng hoá được trao đổi trên thị trường chung của xã hội như thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng phẩm..., có thể rất dân dã và cũng có thể rất cao cấp do các cơ sở sản xuất cung ứng trên thị trường.

Xu hướng đa dạng hoá và độc đáo của sản phẩm du lịch được bắt đầu từ nhu cầu ngày càng cao, phong phú, đa dạng và nhiều vẻ của khách du lịch. Những nhu cầu này thường mang hình thức đặc thù, nó phụ thuộc vào phong tục tập quán, lịch sử, văn hoá xã hội của từng khu vực, từng nước, từng địa phương và phụ thuộc chính vào nhu cầu, sở thích của du khách. Dựa trên tiêu chí về hình thức đáp ứng nhu cầu người ta có thể chia sản phẩm du lịch thành hai nhóm: Nhóm đáp ứng nhu cầu sở thích cá nhân và nhóm đáp ứng nhu cầu sở thích tập thể, công cộng.

Không cần đến chi phí “lưu kho”, “lưu bãi” hoặc không phải mang ra trưng bày. Tuy nhiên, dù thuộc nhóm nào thì sản phẩm du lịch cũng rất đa dạng, phong phú. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ của khái niệm hàng hoá. Ngoài sản phẩm là những hàng hoá thông thường, nhu cầu về sản phẩm du lịch còn là cả những hàng hoá mà bản thân nó không có tính hàng hoá và cũng không có tính chất dịch vụ; không ít sản phẩm “hàng hoá” du lịch đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng khắt khe, trừu tượng của khách mà không tiêu thụ ở nơi khác. “Hàng hoá” đó luôn gắn với một địa điểm cụ thể nào đó, một thứ “hàng hoá” được bán đi bán lại mà vẫn giữ nguyên giá trị. Đó là cảnh quan thiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022