Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 36

Hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng D



Tổng điểm


Xếp hạng


Nhóm nợ

90

100

AAA

Nợ đủ tiêu chuẩn

83

90

AA

Nợ đủ tiêu chuẩn

77

83

A

Nợ đủ tiêu chuẩn

71

77

BBB

Nợ cần chú ý

65

71

BB

Nợ cần chú ý

59

65

B

Nợ dưới tiêu chuẩn

53

59

CCC

Nợ dưới tiêu chuẩn

44

53

CC

Nợ dưới tiêu chuẩn

35

44

C

Nợ nghi ngờ

-

35

D

Nợ có khả năng mất vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 36

Mẫu báo cáo kiểm toán


BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP


Kính gửi các Cổ đông

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN T

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần T (“Ngân hàng”) và các công ty con (gọi chung là “TBank”), bao gồm bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất liên quan cho năm kết thúc cùng ngày và các thuyết minh kèm theo (“báo cáo tài chính hợp nhất”) được Ban điều hành Ngân hàng phê duyệt phát hành ngày 6 tháng 3 năm 2015, được trình bày từ trang 5 đến trang 75.

Trách nhiệm của Ban điều hành

Ban điều hành Ngân hàng chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính hợp nhất theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam áp dụng cho các Tổ chức Tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, và chịu trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát nội bộ mà Ban điều hành xác định là cần thiết để đảm bảo việc lập báo cáo tài chính hợp nhất không có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn.

Trách nhiệm của kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên kết quả kiểm toán của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ các chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp và lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính hợp nhất có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm việc thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và các thuyết minh trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được lựa chọn dựa trên các xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện các đánh giá rủi ro này, kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của đơn vị. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban điều hành, cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi thu được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của TBank tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam áp dụng cho các Tổ chức Tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Công ty TNHH KPMG

Việt Nam

Giấy Chứng nhận Đầu tư số: 011043000xxx Báo cáo kiểm toán số: 14-02-202/4

T.Đ.V

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề Kiểm toán số: 0xxx-2013-007-1 Phó Tổng Giám đốc

N.T.A

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề Kiểm toán số: 0xxx-2013-007-1

Kết cấu Cẩm nang hướng dẫn kiểm toán BCTC NHTM

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


A. Giới thiệu mục đích và những lưu ý của Tài liệu hướng dẫn kiểm toán BCTC NHTM

B. Mục tiêu kiểm toán BCTC NHTM

C. Các vấn đề liên quan đến NHTM

1. Các chính sách, quy định, quy chế liên quan đến hoạt động và quản lý NHTM

2. Đặc điểm hoạt động của NHTM (cơ cấu quản trị; môi trường kinh tế và pháp lý; các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng)

3. Hệ thống kiểm soát trong NHTM:

- Trách nhiệm của Ban điều hành ngân hàng đối với hệ thống KSNB;

- Mục đích của KTV tìm hiểu vệ hệ thống KSNB của NHTM trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM

- Các thủ tục kiểm soát đặc thù của NHTM để đảm bảo các mục tiêu chi tiết của KSNB đối với BCTC ví dụ việc ghi nhận, xử lý các giao dịch và sự kiện; việc tiếp cận các tài sản của ngân hàng; việc đối chiếu số liệu tài sản trên hệ thống với tài sản trên thực tế…

- Các hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB;

- Xem xét các ảnh hưởng của yếu tố môi trường kiểm soát đối với hệ thống KSNB của NHTM

D. Chuẩn bị kiểm toán

1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

2. Lập hợp đồng kiểm toán

E. Lập kế hoạch kiểm toán

1. Xác định chiến lược kiểm toán tổng thể

2. Xây dựng kế hoạch nhân sự

3. Tìm hiểu về NHTM và môi trường hoạt động kinh doanh

4. Tìm hiểu về hoạt động lập BCTC và các hoạt động kinh doanh quan trọng

5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

6. Xác định mức trọng yếu

7. Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu

8. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết

F. Thực hiện kiểm toán

1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát kiểm tra hệ thống KSNB

Đưa ra các thủ tục kiểm tra hiệu quả hệ thống KSNB theo từng hoạt động kinh doanh. Thiết kế các mẫu WPs và hướng dẫn cách thực hiện, ghi chép lại kết quả kiểm tra.

2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản và đánh giá các kết quả đạt được

Đưa ra các thủ tục kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng khoản mục trên BCTC NHTM chi tiết theo từng cơ sở dẫn liệu; Thiết kế các mẫu giấy tờ làm việc và hướng dẫn cách thực hiện, ghi chép lại kết quả kiểm tra.

G. Kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán

1. Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán

2. Lập, soát xét và phát hành BCKT và Thư quản lý

3. Soát xét hồ sơ và hoàn tất cuộc kiểm toán

4. Theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm toán về BCTC


PHẦN 2: CÁC MẪU BIỂU HỖ TRỢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Các thuật ngữ sử dụng Tài liệu tham khảo


QUY TRÌNH MẪU KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


A. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC của NHTM


Bước 1:Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Nội dung công việc

Tìm hiểu các thông tin cơ bản về NHTM (Tên, địa chỉ, hình thức sở hữu, các cổ đông chính, Hội đồng quản trị, BGĐ, ngành nghề kinh doanh, các bên liên quan sử dụng BCTC được kiểm toán, Lý do thay đổi công ty kiểm toán…).

Đánh giá nguồn nhân lực.

Đánh giá tính độc lập của KTV.

Tìm hiểu các sự kiện của năm hiện tại.

Xác định rủi ro hợp đồng và các vấn đề trọng yếu.

Thủ tục kiểm toán:

Thu thập các tài liệu về các thông tin cơ bản của NHTM (từ NHTM, website, internet, khác…).

Phỏng vấn các nhân sự có liên quan để tìm hiểu thông tin.

Gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục làm kiểm toán và xem xét thư trả lời để có những xử lý tiếp theo.

Lập bảng trả lời các câu hỏi (Có/Không/Không áp dụng) về các vấn đề sau:

Khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực theo yêu cầu của cuộc kiểm toán;

Các vấn đề liên quan đến tính độc lập của KTV (các lợi ích tài chính, các khoản vay và bảo lãnh, mức phí, sự tham gia trong NHTM, nguy cơ về tự kiểm tra, tự bào chữa, thân thuộc, mâu thuẫn lợi ích);

Các sự kiện của năm hiện tại (loại ý kiến trong báo cáo kiểm toán năm trước, tính chính trực của BGĐ, khả năng hoạt động liên tục, lĩnh vực kinh doanh chứa nhiều rủi ro, mức độ giao dịch với các bên liên quan, những giao dịch bất thường cuối năm tài chính, các nghiệp vụ kế toán phức tạp, hệ thống KSNB có được tổ chức hợp lý không?...).

Phỏng vấn Ban điều hành, bộ phận kiểm toán nội bộ, các đối tượng khác trong NHTM về gian lận.

Đưa ra kết luận có/hay không chấp nhận hợp đồng kiểm toán và đánh giá rủi ro hợp đồng.

Xác định và ghi chép lại các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn liên quan đến các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh cũng như rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC.


Bước 2: Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Nôi dung công việc:

Lập hợp đồng kiểm toán.

Lựa chọn nhóm kiểm toán.

Các công việc hành chính phục vụ ký hợp đồng kiểm toán chính thức và lập kế hoạch kiểm toán.

Thủ tục thực hiện

Lập hợp đồng kiểm toán tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự, Luật kiểm toán, Chuẩn mực về Hợp đồng kiểm toán.

Thống nhất và ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

Lựa chọn nhóm kiểm toán: Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán; Chủ nhiệm kiểm toán; Trưởng nhóm kiểm toán; Các KTV và trợ lý kiểm toán.

Lập và gửi thư cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán.

Lập và gửi danh mục các tài liệu để NHTM cung cấp.

Lập và phê duyệt bản phân công công việc trong nhóm kiểm toán.

Lập Bảng trả lời các câu hỏi (Có/Không/Không áp dụng) về các vấn đề có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV.

Lập bản cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán, yêu cầu các thành viên trong nhóm kiểm toán ký xác nhận.

Lập Bảng trả lời các câu hỏi (Có/Không/Không áp dụng) về các biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán để xác định rõ yếu tố có ảnh hưởng đến tính độc lập của Công ty kiểm toán/nhóm kiểm toán và các biện pháp cụ thể được sử dụng để đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (nếu có).

Trao đổi với BGĐ NHTM về kế hoạch kiểm toán và ghi chép lại giấy tờ làm việc về các nội dung trao đổi (Thời gian, địa điểm, nội dung chính về phạm vi kiểm toán, kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm; các vấn đề BGĐ quan tâm và đề nghị KTV lưu ý…).


Bước 3: Tìm hiểu về NHTM và môi trường hoạt động của NHTM trong đó có KSNB

Nôi dung công việc:

Tìm hiểu về các yếu tố bên trong và bên ngoài NHTM; việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán

Tìm hiểu việc quản lý một số loại tài sản và rủi ro của NHTM: quản lý tài sản nợ có; quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động…

Xác định các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Thủ tục thực hiện

Phỏng vấn các nhân sự có liên quan trong NHTM đồng thời thu thập thông tin từ các nguồn khác (xem xét tài liệu, trao đổi với các thành viên trong nhóm kiểm toán…) để ghi chép vào các mẫu biểu phù hợp về các vấn đề sau:

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến NHTM: Môi trường kinh doanh chung; Các vấn đề về ngành nghề kinh doanh và xu hướng của ngành nghề; môi trường pháp lý và NHTM đang hoạt động; các yếu tố bên ngoài khác;

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến NHTM: Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu; loại hình sở hữu và bộ máy quản trị; các bên liên quan; hoạt động đầu tư; cấu trúc và nguồn vốn của NHTM; mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh…);

Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán.

Phỏng vấn, thu thập tài liệu có liên quan để mô tả về cách thức đơn vị quản lý các loại tài sản nợ có và các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng…).

Ghi chép lại các vấn đề trọng yếu đã phát hiện được.

Xác định và ghi chép lại các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn liên quan đến các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh cũng như rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC.


Bước 4: Tìm hiểu quy trình lập BCTC, các hoạt động kinh doanh của NHTM, môi trường CNTT

Nội dung công việc:

Tìm hiểu về chu trình lập báo cáo tài chính, các thủ tục KSNB của NHTM có liên quan.

Tìm hiểu về các chu trình (hoạt động) kinh doanh của NHTM, các thủ tục KSNB của NHTM có liên quan.

Tìm hiểu về môi trường CNTT và các kiểm soát trong môi trường CNTT có liên quan.

Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của từng hoạt động kinh doanh để có các xử lý tiếp theo (quyết định có kiểm tra hiệu quả KSNB nữa không, xác định phạm vi áp dụng các thử nghiệm cơ bản…).

Xác định các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Thủ tục thực hiện

Lập bảng câu hỏi để phỏng vấn và trao đổi với Ban điều hành về các hoạt động kiểm soát có liên quan đến quá trình lập BCTC; các hoạt động kinh doanh quan trọng và môi trường CNTT của NHTM. KTV đặc biệt quan tâm đến việc phân quyền và hạn mức phê chuẩn của các vị trí.

Quan sát việc thực hiện các hoạt động của các cán bộ nhân viên có liên quan để tìm hiểu.

Thực hiện các điều tra thêm để có được sự hiểu biết về các vấn đề nêu trên.

Mô tả lại thông qua sơ đồ, bản tường thuật các bước và các thủ tục kiểm soát chính của quá trình lập BCTC, của từng loại hoạt động kinh doanh và hệ thống CNTT.

KTV cũng có thể sử dụng sự hiểu biết và các bằng chứng về KSNB đã thu thập từ các kỳ kiểm toán trước liên quan đến các vấn đề nêu trên.

Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát chính trong quá trình lập BCTC, trong từng hoạt động kinh doanh và môi trường CNTT.

Đưa ra quyết định có thực hiện kiểm tra hiệu quả KSNB trong giai đoạn thực hiện kiểm toán không?

Xác định nội dung, thời gian và phạm vi các thủ tục cơ bản phù hợp và hiệu quả.

Xác định và ghi chép lại các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn liên quan đến các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh cũng như rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC..


Bước 5: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC NHTM

Thủ tục thực hiện:

Thực hiện thủ tục phân tích (xu hướng, tỷ suất, ước tính) đối với Bảng CĐKT; Báo cáo KQHĐKD; Báo cáo LCTT, một số thông tin chi tiết trên Thuyết minh BCTC.

Xác định các chênh lệch bất thường, tìm hiểu nguyên nhân, thực hiện các ghi chú.

Xác định trọng tâm cần kiểm tra.

Xác định và ghi chép lại các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn liên quan đến các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh cũng như rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC.


Bước 6: Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận

Nội dung công việc:

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ toàn NHTM.

Trao đổi với BGĐ và Ban kiểm toán nội bộ về gian lận.

Xác định các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Thủ tục thực hiện:

KTV phỏng vấn, quan sát và kiểm tra tài liệu để tìm hiểu các yếu tố của hệ thống KSNB (đặc biệt về môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và các hoạt động giám sát kiểm soát) để có đủ thông tin đánh giá chung về hệ thống KSNB ở cấp độ toàn NHTM.

Trao đổi với BGĐ và Ban KTNB và các bộ phận có liên quan về gian lận (các yếu tố gian lận, các gian lận đã phát hiện được và các biện pháp ngăn ngừa gian lận) và ghi chép lại các nội dung trao đổi này vào giấy tờ làm việc của KTV.

Xác định và ghi chép lại các vấn đề trọng yếu, các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn liên quan đến các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh cũng như rủi ro liên quan đến toàn bộ BCTC.


Bước 7: Thiết lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán (ARR, IR, CR, DR dự kiến)

Thủ tục thực hiện:

Xác định mức trọng yếu dựa vào các bước sau:

Xác định tiêu chí và tỷ lệ % để tính toán mức trọng yếu cho tổng thể BCTC

Xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (hoặc xác định mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản mục, bộ phận trên BCTC của NHTM) nhằm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán

Xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện cho loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh cụ thể (nếu cần)

Xác định rủi ro kiểm toán:

Xác định rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được

Xác định rủi ro phát hiện dự kiến cho từng loại giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh dựa trên rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận và mô hình rủi ro kiểm toán;

Ghi chép lại việc xác định trọng yếu và rủi ro vào các giấy tờ làm việc


Bước 8: Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu

Thủ tục thực hiện:

Xác định phương pháp chọn mẫu và ghi chép lại vào Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán.

Tính toán cỡ mẫu cho từng loại thủ tục kiểm toán của từng khoản mục, ghi chép lại kết quả.


Bước 9: Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và lập chương trình kiểm toán chi tiết

Nội dung công việc và thủ tục thực hiện:

Lập Biên bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán: Tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến kế hoạch để thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC của NHTM: Các mốc thời gian chính; đánh giá tổng quan về rủi ro của cuộc kiểm toán; Mức trọng yếu; Những vấn đề trọng yếu; Kế hoạch xử lý chi tiết các rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ CSDL…

Lập các chương trình kiểm toán chi tiết cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC.


B. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Xử lý các rủi ro đã đánh giá thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đã thiết kế


Bước 10: Thực hiện các biện pháp xử lý tổng thể đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ BCTC

Thủ tục thực hiện:

Nhấn mạnh với nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

Bổ nhiệm các thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, hoặc sử dụng chuyên gia.

Tăng cường giám sát.

Thực hiện những thay đổi chung đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán như: thực hiện các thử nghiệm cơ bản vào giai đoạn cuối kỳ thay vì giữa kỳ, hoặc thay đổi nội dung của các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập được bằng chứng kiểm toán thuyết phục hơn.


Bước 11: Thực hiện các thủ tục kiểm toán (thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản) để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ CSDL

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản.

Thực hiện các kiểm tra chi tiết đối với các loại giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh.


C. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Xem xét lại toàn bộ việc xác định, đánh giá và xử lý rủi ro để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp


Bước 12: Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán.

Phân tích tổng thể báo cáo tài chính.

Xem xét khả năng đảm bảo hoạt động liên tục của NHTM.

Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ và Ban quản trị NHTM.

Xem xét các sự kiện phát sinh cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán.


Bước 13: Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý

Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và dự thảo thư quản lý rồi gửi khách hàng.

Thống nhất với khách hàng báo cáo kiểm toán và thư quản lý cuối cùng.

Thực hiện các thủ tục soát xét đối với báo cáo kiểm toán, thư quản lý.

Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.

Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán (nếu có).


Bước 14: Các công việc thực hiện sau kiểm toán

Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán.

Đánh giá chất lượng hợp đồng kiểm toán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023