ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 2
- Sự Khác Nhau Giữa Sản Phẩm Vật Chất Và Sản Phẩm Dịch Vụ
- Trình Độ Văn Hoá Của Người Chủ Gia Đình Và Tỷ Lệ Đi Du Lịch
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
ĐINH THỊ THÚY HƯỜNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐINH THỊ THÚY HƯỜNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. CHU VĂN CẤP
HÀ NỘI - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS, TS. Chu Văn Cấp. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011.
Tác giả
Đinh Thị Thúy Hường
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7
1.1. Du lịch và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội 7
1.1.1. Du lịch và phát triển du lịch 7
1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 27
1.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số tỉnh ở Việt Nam 32
1.2.1. Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch 32
1.2.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng trong phát triển du lịch 33
1.2.3. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế phát triển du lịch 34
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 38
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội 38
2.1.2. Tài nguyên du lịch 47
2.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2000 đến 2010 61
2.2.1. Tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 61
2.2.2. Thực trạng về lực lượng kinh doanh và nguồn nhân lực du lịch ở Ninh Bình 66
2.2.3. Đầu tư, xúc tiến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch 69
2.2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua 74
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TỚI NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 79
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình 79
3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam trong đó có tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 79
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 80
3.2. Giải pháp phát triển du lịch ở Ninh Bình trong thời gian tới 86
3.2.1. Đẩy mạnh việc xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch 86
3.2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch 89
3.2.3. Đầu tư phát triển du lịch 91
3.2.4. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý du lịch 94
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân
HĐC: Hồ Đồng Chương
CTQG: Chính trị quốc gia
QLNN: Quản lý nhà nước
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XKLĐ: Xuất khẩu lao động
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch quốc tế là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [6, tr.178-179]. Phát triển quan điểm Đại hội IX Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch” [7, tr.202]. Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) cũng đã chỉ rõ: Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, như: du lịch, hàng hải, hàng không, công nghệ thông tin… Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt đẳng cấp quốc tế.
Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, Ninh Bình một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, nằm ở cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ Sông Hồng và miền Bắc, trên hệ thống giao thông xuyên Việt, sự
phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình.
Phát triển quan điểm của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV đã khẳng định: “Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong những năm qua, tạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới” [8, tr.52]. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tiếp tục quan điểm trên khẳng định: “Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng (trong tổng số bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là
6.450 tỷ đồng)” [9, tr.66]. Tiếp tục quan điểm Đại hội XIX, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX xác định: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc... xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng” [10, tr.18].
Những năm gần đây du lịch Ninh Bình có những bước phát triển đáng kể; Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư cải thiện, hệ thống cơ sở dịch vụ, cơ sở lưu trú, phương tiện và thiết bị phục vụ du lịch được nâng cao; Đội ngũ lao động trong ngành du lịch ngày càng phát triển. Năm 2010, toàn tỉnh đã đón được 3.375.261 lượt khách du lịch (tăng 38,66% so với năm 2009, đạt 121,3% so với kế hoạch năm) trong đó khách quốc tế là 700.006 lượt, khách nội địa là 2.675.255 lượt với tổng doanh thu đạt 549.908 tỷ đồng, tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2009, nộp ngân sách nhà nước 55 tỷ đồng tăng 117% so với cùng kỳ năm 2009. Với kết quả trên ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao đời