Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch‌


Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” [47].

So với khái niệm chương trình du lịch trong Luật Du lịch 2005, về cơ bản chương trình du lịch trong Luật Du lịch hiện nay không có nhiều thay đổi, được mọi người hiểu theo cách gọi quen thuộc “tour du lịch”.

1.1.1.8. Cơ sở lưu trú du lịch

Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch” [46]. Cũng theo Luật Du lịch quy định, cơ sở lưu trú du lịch gồm những loại sau: “Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác” [46].

Như vậy qua khái niệm “cơ sở lưu trú du lịch” trong Luật Du lịch năm 2017 và so với khái niệm trong Luật Du lịch (năm 2005) cho ta thấy về bản chất không có sự thay đổi nhưng cách định nghĩa cũng như câu từ trong Luật Du lịch 2017 ngắn gọn, hàm chứa đầy đủ nội dung.

1.1.1.9. Doanh thu du lịch – Tổng thu từ khách du lịch

Doanh thu du lịch: là tổng số tiền thu được do kết quả bán hàng hóa và hoàn thành các dịch vụ du lịch của các đơn vị, bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch thu được từ khách du lịch.

Tổng thu từ khách du lịch: là tất cả các khoản thu do du khách chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống, từ vận chuyển khách du lịch và lữ hành, từ bán hàng lưu niệm, từ các dịch vụ khác như vui chơi, giải trí, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng…. Tóm lại, gồm tất cả những khoản thu mà xã hội thu được từ khách du lịch.

1.1.1.10. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010): “Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và


Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 5

các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất” [88]. TCLTDL mang tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội đã dần xuất hiện các hình thức TCLTDL. Cũng theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010),“TCLTDL có thể chia thành 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch) và vùng du lịch” [88].

1.1.1.11. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch

Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch rất khác nhau giữa các nước. Đối với nước ta, theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2010, các nhà khoa học đưa ra 5 cấp phân vị: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch [dẫn lại từ 88]. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, chỉ phân thành 4 cấp phân vị, trong đó không còn cấp á vùng du lịch.

Căn cứ vào hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được ứng dụng ở quy mô toàn quốc, căn cứ vào thực tế phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh, để thuận tiện cho việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch trên phạm vi cấp tỉnh, lãnh thổ du lịch tỉnh Tây Ninh chủ yếu được đề cập đến gồm: điểm du lịch, khu du lịch, cụm du lịch và tuyến du lịch.

- Điểm du lịch: đây là cấp thấp nhất trong phân vị và được coi là cấp cơ sở trong phạm vi một tỉnh. Mỗi điểm du lịch đều có đặc trưng về tài nguyên và có ý nghĩa khai thác khác nhau. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [46].

- Khu du lịch: Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về TNDL, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” [46].

- Cụm du lịch: được xây dựng dựa trên sự gần gũi về mặt không gian của các điểm du lịch, phản ánh sự hấp dẫn đối với du khách thông qua mức độ kết hợp của TNDL. Cụm du lịch là không gian lãnh thổ rộng, không có ranh giới pháp lí, tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng, trong đó trung tâm của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có sức thu hút khách cao.


- Tuyến du lịch: Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không” [45].

1.1.2. Vai trò và chức năng của du lịch‌

■ Vai trò

- Đối với kinh tế: Du lịch góp phần vào việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn TNDL, tăng thu nhập, được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Chính vì vậy, PTDL là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nội tệ, ngoại tệ cho địa phương và đất nước.

- Đối với xã hội: Du lịch có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho con người.

- Đối với môi trường sinh thái: Du lịch và môi trường sinh thái có quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp phần thúc đẩy các biện pháp bảo vệ, tôn tạo môi trường sinh thái, còn môi trường sinh thái lại tạo điều kiện phát triển du lịch.

■ Chức năng

- Chức năng xã hội: góp phần giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho con người. Du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho người dân; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Chức năng kinh tế: du lịch góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước. Trên thế giới, du lịch và những ngành có liên quan là một trong những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, GDP du lịch và tỉ trọng ngành này trong cơ cấu kinh tế ngày càng gia tăng và có vai trò quan trọng trong những năm qua (năm 2015, chiếm 6,6% và năm 2016 chiếm 6,8% GDP).

- Chức năng chính trị - văn hóa: du lịch là nhân tố hợp tác quốc tế, có vai trò củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch làm con người nắm vững hơn lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc.

- Chức năng sinh thái: Việc tham quan thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ý nghĩa lớn với du khách, tạo điều kiện cho khách hiểu biết về tự nhiên và hình thành thói quen bảo vệ môi trường. Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, còn môi trường lại tạo điều kiện PTDL.


1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của du lịch‌

Du lịch có nhiều đặc trưng cơ bản khác nhau, thể hiện mối liên hệ với nhiều ngành khác nhau.

- Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch khá đa dạng. Doanh thu từ du lịch cũng là nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, …).

- Tính đa thành phần: biểu hiện tính đa dạng qua thành phần của khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia các hoạt động du lịch.

- Tính đa mục tiêu: biểu hiện qua những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp cho mọi thành viên trong xã hội.

- Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.

- Tính mùa vụ: được biểu hiện ở thời gian diễn ra các hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ được thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa, du lịch cuối tuần…

- Tính chi phí: biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp với đặc trưng cơ bản là tính: đa ngành, đa thành phần, đa mục tiêu, liên vùng, mùa vụ, chi phí. Như vậy qua các đặc trưng cơ bản trên, ta có thể thấy một số ngành kinh tế khác cũng có một vài đặc trưng tương tự nhưng không một ngành nào có đầy đủ các đặc trưng cơ bản trên.

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch‌

1.1.4.1. Vị trí địa lý (VTĐL)

Trong quá trình PTDL, VTĐL được coi như một nguồn lực quan trọng. VTĐL bao gồm vị trí về mặt tự nhiên, vị trí về kinh tế - xã hội và chính trị. Đồng thời VTĐL còn có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu trao đổi.


Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực PTDL và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn cung khách du lịch ngắn, thuận lợi.

1.1.4.2. Tài nguyên du lịch (TNDL)

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ, đến việc hành thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Xét về cơ cấu tài nguyên, theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010) cũng như một số tác giả khác, TNDL có thể chia thành hai bộ phận cơ bản: TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn [88]. Tuy nhiên, theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, phân loại TNDL được chia thành: TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa [46]. Về cơ bản, giữa hai cách phân loại này không có nhiều sự biệt, về đại thể vẫn được chia thành hai nhóm tương tự nhau.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

TNDL tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên được sử dụng cho mục đích du lịch, bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật…

- Tài nguyên địa hình: Đối với hoạt động du lịch, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, là nơi xây dựng các công trình phục vụ du lịch. Đặc điểm địa hình góp phần quy định các loại hình du lịch. Trong các loại địa hình thì địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch…

Ngoài dạng địa hình miền núi, các kiểu địa hình đặc biệt khác như: địa hình Karst, địa hình bờ biển… cũng có giá trị rất lớn cho việc tổ chức du lịch. Trong đó, những bãi biển đẹp, trong lành cũng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động lớn đối với hoạt động du lịch. Khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động du lịch và đã tạo nên tính mùa vụ trong các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có thể được tiến hành quanh năm hoặc theo mùa: mùa du lịch cả năm, du lịch mùa


đông, du lịch mùa hè… Ngoài ra, khí hậu vùng núi mát mẻ trong lành thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng, nhất là ở các nước vùng nhiệt đới.

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gồm nước trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm: đại dương, biển, sông, hồ, suối, thác nước…Các nguồn tài nguyên nước mặt có giá trị cho nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng…Trong tài nguyên nước, nước ngầm cũng có giá trị lớn với du lịch, đó là các nguồn nước khoáng thiên nhiên, suối nước nóng... Đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

- Tài nguyên sinh vật: Đây là một dạng tài nguyên đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, khám phá và nâng cao nhận thức cho khách du lịch. Xu thế hiện nay xuất hiện những hình thức như du lịch sinh thái, du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là nhiều loài động - thực vật quý hiếm.

Tài nguyên du lịch văn hóa

TNDL văn hóa là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra có giá trị văn hóa, tinh thần và phục vụ nhu cầu du lịch. Loại tài nguyên này bao gồm: bản sắc văn hóa các dân tộc, các DTLSVH, lễ hội và các TNDL văn hóa khác (làng nghề, đặc sản địa phương, các món ăn dân tộc, sự kiện văn hóa - thể thao…).

Có nhiều cách phân loại TNDL văn hóa, tuy nhiên các cách phân loại đó vẫn còn một số điều chưa thống nhất. Để phù hợp với tình hình Việt Nam cũng như cách phân loại của UNESCO, trong luận án này tác giả xếp TNDL văn hóa phân thành 2 nhóm lớn: nhóm TNDL văn hóa vật thể và nhóm TNDL văn hóa phi vật thể.

♦ Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể:

- Di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH): Đây là loại tài nguyên du lịch phổ biến, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch. Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010) thì: “DTLSVH là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [88]. Theo Luật Di sản văn hóa (2001) thì “DTLSVH là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [58]. Để phù hợp với tình hình thực tế,


trong nghiên cứu này tác giả tạm chia DTLSVH thành các loại sau:

+ Di tích khảo cổ: Là những địa điểm ghi dấu sự tồn tại của tộc người cổ xưa. Có nhiều loại di tích liên quan đến yếu tố khảo cổ, trong đó quan trọng nhất là các di tích cư trú và di tích mộ táng. Loại di tích này có ý nghĩa với loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học.

+ Di tích lịch sử: Là những địa điểm ghi nhận các sự kiện lịch sử điển hình hoặc những chứng tích của tập thể, cá nhân có ảnh đến lịch sử phát triển địa phương, đất nước hoặc nhân loại. Di tích lịch sử có ý nghĩa lớn đối với loại hình du lịch về nguồn.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật: Là những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật, được xây dựng phục vụ nhu cầu cư trú hoặc là nơi tổ chức các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự,…

+ Danh lam thắng cảnh: Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo dựng nên và chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa - lịch sử. Chúng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch.

- Công trình đương đại: là những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì hiện đại, gắn với các chức năng kinh tế, văn hóa, thể thao và du lịch. Chúng có sức hấp dẫn nhất định đối với du khách.

♦ Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

- Lễ hội và sự kiện đặc biệt: Lễ hội và sự kiện đặc biệt là những hoạt động nhận thức diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, có tính chuyên đề, được nhiều người biết đến và tham gia.

+ Lễ hội: Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010) cho rằng lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được. Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các hội, phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hình cho tâm lí và văn hóa cộng đồng.

Tuy nhiên, với xu thế hội nhập quốc tế, quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều lễ hội mới không xuất phát từ những đặc điểm


như các tác giả nêu trên. Do vậy, lễ hội có thể được hiểu là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, diễn ra trên một địa bàn dân cư trong khoảng thời gian và không gian xác định nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Có nhiều tiêu chí để phân loại lễ hội, nói chung tùy mục đích nghiên cứu, mỗi tác giả có những cách phân loại riêng về lễ hội. Lễ hội là một trong những tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch.

+ Sự kiện đặc biệt: Là hoạt động nhận thức mang tính thời sự, thu hút số lượng lớn người tham dự và sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Điển hình như hội chợ, triển lãm, liên hoan phim, các giải thi đấu thể thao…

- Nghề và làng nghề truyền thống: Có nhiều quan niệm khác nhau về nghề và làng nghề truyền thống. Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) quan niệm nghề truyền thống “là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền” [5].

Về làng nghề truyền thống, hiện tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Dương Bá Phượng (được Huỳnh Đức Thiện trích lại, 2014, tr.13) cho rằng làng nghề “là những làng ở nông thôn, có các nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập nghề nông” [72]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) thì quan niệm làng nghề “là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [5]. Theo Huỳnh Đức Thiện (2014, tr.15) quan niệm làng nghề “là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành phi nông nghiệp qua nhiều năm. Ở làng nghề, có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp” [72]. Như vậy, với xu hướng biến đổi của làng nghề trong quá trình đô thị hóa, khái niệm của Huỳnh Đức Thiện (2014) phù hợp hơn cả.

Trong hoạt động du lịch, không phải làng nghề nào cũng hấp dẫn khách du lịch. Có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch là các làng nghề thủ công - mĩ nghệ. Đây là

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí