Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Mức Độ Thuận Lợi Của Tndl‌


Bảng 1.1. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của TNDL‌


S T

T


Tiêu chí

Hệ số

Bậc điểm số

5

4

3

2

1

1.

Độ hấp dẫn, khả năng tổ chức loại hình du lịch

3

15

12

9

6

3

2.

Cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật du lịch

3

15

12

9

6

3

3.

Vị trí và khả năng tiếp cận

2

10

8

6

4

2

4.

Sức chứa khách du lịch

2

10

8

6

4

2

5.

Mức độ bền vững và thời gian khai thác du lịch

1

5

4

3

2

1

Tổng cộng

55

44

33

22

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 7

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.

Từ bảng đánh giá tổng hợp trên, áp dụng phương pháp phân cấp của Nguyễn Cao Huần (2005) [30], được thực hiện theo công thức:

D Dmax Dmin

M

Qua đó ta xác định được các điểm có mức độ thuận lợi của TNDL như sau:

+ Điểm có mức độ thuận lợi của TNDL rất cao (rất tốt, loại 1): 46 - 55

+ Điểm có mức độ thuận lợi của TNDL cao (tốt, loại 2): 36 - 45

+ Điểm có mức độ thuận lợi của TNDL khá (loại 3): 26 - 35

+ Điểm có mức độ thuận lợi của TNDL trung bình (loại 4): 16 - 25

+ Điểm có mức độ thuận lợi của TNDL kém (loại 5): dưới 16 điểm

1.1.5.2. Mô hình phân tích SWOT phục vụ PTDL

Ngoài phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL dựa trên thang điểm tổng hợp nêu trên, trong quá trình nghiên cứu về PTDL trên địa bàn Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, tác giả còn vận dụng mô hình phân tích SWOT về du lịch để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (nguy cơ) đối với PTDL Tây Ninh trong thời kì hội nhập.


Bảng 1.2. Phân tích ma trận SWOT‌


Môi trường bên ngoài


Môi trường bên trong


CƠ HỘI : O (OPPORTUNITY):

Các cơ hội đối với ngành, doanh nghiệp.


NGUY CƠ : T

(THREATEN): các nguy cơ đối với ngành,

doanh nghiệp.

ĐIỂM MẠNH: S

(STRONG): Các điểm mạnh của ngành, doanh nghiệp.

Kết hợp S – O:

Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Kết hợp S – T:

Phát huy điểm mạnh để né tránh nguy cơ.

ĐIỂM YẾU: W (WEAK):

Các điểm yếu của ngành,

doanh nghiệp.

Kết hợp W – O:

Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội.

Kết hợp W – T:

Khắc phục điểm yếu để né tránh hoặc hạn chế

nguy cơ.

Nguồn: tham khảo [77], có bổ sung của tác giả. Phương pháp phân tích SWOT cho phép kết hợp các yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội, thách thức) để đưa ra định hướng phát triển cho đối tượng nghiên cứu theo bốn loại chiến lược sau: Điểm mạnh - cơ hội (S-O), điểm mạnh - thách thức (S-T), điểm yếu - cơ hội (W-O), điểm yếu - thách thức (W-T). Dựa trên phân tích SWOT với 4 chiến lược trên góp phần làm cơ sở xác định chiến lược PTDL trong thời kì hội nhập, từ đó góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc đưa ra định

hướng và giải pháp phát triển mang lại hiệu quả cho du lịch Tây Ninh.

1.1.6. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững‌

Xu thế PTDL thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những bắt buộc phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của mình, đặc biệt là TNDL. Do đó, yếu tố PTBV luôn gắn liền trong PTDL. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự PTBV chung của xã hội và ngược lại.

Năm 1992, UNWTO định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai” [dẫn lại từ 67].


Theo Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), năm 1996, “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch cho các thế hệ tương lai” [dẫn lại từ 94].

Theo Nguyễn Văn Mạnh (2011), “PTDL bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương” [51].

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì du lịch bền vững được quan niệm như sau: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu về du lịch của tương lai” [45].

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” [46].

Có nhiều khái niệm về “Du lịch bền vững”, được đưa ra bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau, nhìn chung đều đề cập đến sự cần thiết phải đáp ứng được nhu cầu du lịch cho các thế hệ sau này. Luật Du lịch 2005 và 2017 đều đưa ra khái niệm về “du lịch bền vững” với hàm ý tương tự nhau nhưng Luật Du lịch 2017 đề cập rõ hơn các nhu cầu cụ thể (kinh tế, xã hội và môi trường) cũng như đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Luận án sử dụng khái niệm “Du lịch bền vững” được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam (2017) vì khái niệm tương đối đơn giản, dễ hiểu và cũng phù hợp với tình hình Việt Nam, được nhiều người chấp nhận.

1.2. Phát triển du lịch trong thời kì hội nhập‌

1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến khái niệm hội nhập‌

Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”). Đây là một khái niệm ra đời từ khoảng


giữa thế kỷ XX ở châu Âu. Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khi đổi mới cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn “hội nhập kinh tế quốc tế”. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội nhập quốc tế” được mọi người thống nhất.

Theo Ngô Văn Điểm (2004), “Hội nhập là quá trình chủ động gắn kết của từng nước về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau với khu vực và thế giới trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương” [19].

Theo Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế” [126].

Như vậy, khái niệm hội nhập quốc tế được đưa ra tuy có sự khác nhau giữa các tác giả nhưng vẫn có những nét tương đồng, đó là sự chủ động gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia thông qua các hiệp định hoặc tổ chức quốc tế. Trong luận án, tác giả sử dụng khái niệm “Hội nhập quốc tếcủa Phạm Quốc Trụ (2011) vì khái niệm được đưa ra đầy đủ, rõ ràng, nhấn mạnh đến sự vượt trội của tính hội nhập, theo đó hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường, nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỉ luật cao của các chủ thể tham gia.

1.2.2. Những yêu cầu của hội nhập du lịch‌

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng cho sự phát triển của du lịch nước ta trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trên cả bình diện quốc gia và từng vùng, từng địa phương. Nắm bắt xu thế phát triển và hội nhập, PTDL hiện nay cần chú ý: lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; lấy chất lượng và thương hiệu là


yếu tố quyết định; doanh nghiệp là động lực, đòn bẩy cho phát triển. Để thực hiện được những vấn đề này, một số yêu cầu được đặt ra trong hội nhập du lịch:

- Yêu cầu về phát triển sản phẩm du lịch: phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Trong quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cần dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về TNDL từng địa phương.

- Yêu cầu về phát triển hệ thống CSHT - VCKT phục vụ du lịch: trước hết phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu PTDL. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục. Phát triển đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiện đại hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, đi lại tham quan... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Yêu cầu về đào tạo và phát triển nhân lực du lịch: đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu PTDL và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch với cơ sở VCKT, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch phù hợp chuẩn của khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lí và lao động có tay nghề cao; đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu.

- Yêu cầu về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch: Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ... Tuy đa dạng về thị trường nhưng thị trường Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là thị trường trọng tâm trong những năm tiếp theo.

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá


du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, địa phương, phù hợp với các mục tiêu đã xác định.

Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm; chú trọng phát triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

- Yêu cầu về đầu tư và chính sách phát triển du lịch: Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Thực hiện chính sách phát triển bền vững; ưu đãi đối với du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư PTDL.

- Yêu cầu trong hợp tác quốc tế về du lịch: Tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác song phương và đa phương, gắn với thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam; Mở rộng các quan hệ, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

- Yêu cầu đối với quản lý Nhà nước về du lịch: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho PTDL. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh liên kết hợp tác liên ngành, liên vùng; thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch PTDL đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; Đẩy mạnh áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ngành; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng dịch vụ; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng, qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.

- Những yêu cầu khác: xu hướng “cầu” du lịch, tác động của yếu tố khoa học - công nghệ, quản lý điểm đến… cũng có ảnh hưởng lớn đến hội nhập du lịch. Do vậy cần có những nghiên cứu thêm về tác động của những yếu tố trên đối với hội nhập du lịch.


1.2.3. Tác động của việc hội nhập đối với phát triển du lịch‌

Hội nhập mang lại những tác động rất lớn đối với du lịch Việt Nam. Những tác động của hội nhập đến du lịch được thể hiện qua hai mặt:

■ Tác động tích cực:

- Hội nhập sẽ dẫn đến nhu cầu tất yếu là tăng cường liên kết trong PTDL, việc tăng cường hợp tác liên kết với các đối tác bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng cường liên kết giúp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam được nâng lên. Các doanh nghiệp được tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch như vận chuyển, dịch vụ ăn uống, kinh doanh, vui chơi giải trí… Hội nhập cũng sẽ dẫn đến sự hình thành các chuỗi liên kết vùng trong PTDL giữa các địa phương nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương.

- Việc hội nhập, đặc biệt sau khi thành lập AEC sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự luân chuyển của vốn đầu tư, hàng hóa, dịch vụ trong các quốc gia ASEAN. Cùng với sự phát triển của dòng chảy kinh tế kéo theo sự phát triển của dòng chảy dịch vụ du lịch. Việc AEC ra đời cũng sẽ tạo thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước ASEAN vào xây dựng CSHT phục vụ du lịch.

- Hội nhập thường đi kèm với các thỏa thuận, trong đó có việc triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA -TP) về nghề du lịch. Với sự luân chuyển tự do của nhân lực trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn... tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam có được nguồn lao động chất lượng cao, đồng thời các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng được tiếp cận với các phương pháp quản trị hiện đại.

- Hội nhập sẽ tác động mạnh đến các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh về số lượng, đa dạng về loại hình, cải thiện chất lượng, phù hợp với trình độ phát triển và nhu cầu trong khu vực.

- Hội nhập sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nước ta đã tăng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch về nhiều mặt.

- Hội nhập gắn liền với thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch. Hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới sẽ được nâng lên. Thương hiệu du lịch quốc gia từng bước được cải thiện.


- Do yêu cầu của quá trình hội nhập du lịch mà hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PTDL cũng như chính sách tạo môi trường đầu tư tại Việt Nam minh bạch, thông thoáng hơn.

Việc Việt Nam chính thức gia nhập AEC sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến tất cả các đối tượng trong ngành du lịch. Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen.

■ Tác động tiêu cực

Trong quá trình hội nhập cùng với sự thành lập AEC sẽ kéo theo sự cạnh tranh tăng cao, tạo áp lực lên ngành du lịch và các doanh nghiệp Việt Nam. Áp lực cạnh tranh tăng cao có thể dẫn đến sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Quá trình hội nhập làm gia tăng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo áp lực cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong việc đứng vững, phát triển địa bàn kinh doanh của mình. Nếu các điểm du lịch tại Việt Nam không đẩy mạnh đổi mới, đầu tư chiều sâu thì khách du lịch nội địa sẽ thay thế việc đi du lịch trong nước bằng việc thực hiện du lịch các nước trong khu vực.

Ngoài những tác động dễ nhận thấy trên, trong quá trình hội nhập bên cạnh những thuận lợi ngành du lịch sẽ còn gặp không ít những khó khăn, thách thức đan xen lẫn nhau tùy vào từng giai đoạn khác nhau.

1.2.4. Bối cảnh và cơ hội tác động đến hội nhập về du lịch‌

■ Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975), Việt Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng. Từ Đại hội Đảng lần VI (1986), nước ta đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại.

Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN. Gia nhập ASEAN (1995) trở thành bước đột phá trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã chủ động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn (bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì năm 1995) và các tổ chức quốc tế. Ngoài việc tăng cường quan hệ với khu vực và các nước, Việt Nam còn tham gia nhiều tổ chức khu vực

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí