Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Quảng Ninh

phí thu được từ hoạt động du lịch được tỉnh tái đầu tư cho các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi mà điều kiện kinh tế xã hội còn có nhiều khó khăn.

Sự phát triển của ngành du lịch là động lực mạnh mẽ giúp cho cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Sự phát triển của du lịch đã tạo ra một lượng việc làm đáng kể góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Theo thống kê hiện nay Quảng Ninh có khoảng 25.000 lao động phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch và 45.000 lao động gián tiếp. Phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh. Đây là lĩnh vực mà Quảng Ninh có nhiều thế mạnh, bản thân ngành có những đặc điểm riêng phù hợp với chát lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đó là số lượng lớn lao động phổ thông chưa qua đào tạo, nhiều vị trí công việc trong hoạt động du lịch không cần lao động trình độ cao. Sự phát triển của du lịch góp phần phát triển kinh tế nhiều thành phần ở địa phương. Du lịch đã tạo ra những cơ hội kinh doanh cho các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến, nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vận tải, phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Trong những năm qua ngành du lịch chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với sự năng động của mình những doanh nghiệp này đã tạo ra bức tranh sinh động cho hoạt động kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh.

Sự phát triển của du lịch thúc đẩy sản xuất đối với nhiều loại hàng hóa của địa phương như: Gốm sứ, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ chế tác từ ngọc trai, than đá. Đặc biệt là đối với mặt hàng Ngọc Trai, Du khách nước ngoài rất ấn tượng với trang sức chế tác từ ngọc trai của Quảng Ninh, nhiền đơn đặt hàng đến với các doanh nghiệp nuôi cấy ngọc trai thông qua con đường du lịch. Hiện nay, ngọc trai Quảng Ninh đã có mặt tại các trung tâm thời trang lớn trên thế giới như: London, Paris, Milan, v.v…

Doanh nghiệp đã chủ động mở những cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các khu du lịch và bước đầu gặt hái những thành công. Đây cũng là một phần của kế hoạch xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp ở Quảng Ninh.

Du lịch đã giúp phát triển kinh tế - xã hội, tại nhiều vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điển hình là ở huyện đảo Vân Đồn, xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen vốn là những xã đảo nghèo. Giao thông đi lại rất là khó khăn, từ trung tâm huyện Vân Đồn phải mất nhiều giờ đồng hồ, tàu mới đến được các xã này, Dân cư chủ yếu sống nhờ nghề chài lưới. Nhưng khu vực này lại sở hữu vẻ đẹp hoang sơ làm ngây ngất lòng, đó là những bãi cát trắng, những khu rừng thơ mộng chạy dài theo bờ biển, sóng hiền hòa trong xanh. Hoạt động du lịch lúc đầu mang tính tự phát bởi những người ưa thám hiểm, nhưng sau đó lượng du khách tăng nhanh chóng. Hoạt động du lịch hình và làm biến đổi sâu sắc bộ mặt nơi này. Nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch, nhiều tuyến tàu cao tốc ra đời, rút ngắn thời gian đi lại. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đường giao thông trên đảo đã được bêtông hóa, Cảng du lịch được xây dựng, khách sạn nhà nghỉ mọc lên làm cho các khu dân cư trên Đảo đã có dáng dấp của đô thị. Hạ tầng thông tin liên lạc được đầu tư, mạng viễn thông di động được phủ sóng 3G, du khách có thể dễ dàng truy cập internet như ở đất liền. Điều đáng ghi nhận là nguồn vốn đầu tư còn có sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Lao động địa phương có sự chuyển đổi từ ngư nghiệp sang làm dịch vụ du lịch. Hoạt động du lịch còn kích thích các ngành kinh tế có liên quan, điển hình là nuôi trồng thủy hải sản, hiện nay khu vực này có khoảng 350 hộ nuôi trồng thủy hải sản, cung cấp cho các nhà hàng ở địa phương và cho nhu cầu mua sắm của du khách. Tại các huyện miền núi như Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, loại hình du lịch sinh thái nhân văn đang được triển khai, mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Hoạt động du lịch giúp cho các nghề truyền thống của đồng bào thiểu số được khôi phục, giai đoạn vừa qua đã chứng kiến

sự quay trở lại của các sản phẩm dệt thổ cẩm và mây tre đan tại các gian hàng của hội chợ thương mại du lịch. Một số doanh nghiệp du lịch hàng đầu của Quảng Ninh đã tiến hành tài trợ cho một số dự án phát triển khu nguyên liệu và phục hồi nghề truyền thống tại các Huyện miền núi nêu trên. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Hoành Bồ), người dân vùng đệm cũng được hưởng lợi từ dự án phát triển du lịch sinh thái, thông qua chương trình đào tạo các kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ du lịch.

Sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vào hoạt động phúc lợi xã hội trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng thì hiện nay mới chỉ có một số công trình theo diện này được thực hiện. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động phúc lợi chủ yếu dừng lại ở việc quảng bá thương hiệu( theo kiểu một công đôi việc). Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ, Quảng Ninh chưa có những chính sách hợp lí, nhằm động viên sự tích cực tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp tư nhân.

Sự phát triển của ngành du lịch tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh, nó là một trong những đầu tàu kéo theo sự phát triển của nhiều ngành có liên quan. Đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thành quả đó có được là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính sách phát triển đúng đắn đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương. Sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch và các ban ngành liên quan. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch được nâng cao.

2.3.4. Tác động của du lịch lên xã hội – nhân văn

Sự tác động của du lịch đến phân hệ xã hội – nhân văn của địa phương chủ yếu mang tính chất tích cực nhiều hơn tiêu cực. Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương như: giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập, nâng cao mức sống. Sự phát triển của du lịch tạo động lực phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

cho các khu vực kinh tế khác. Với vùng sâu vùng xa của tỉnh, sự phát triển của du lịch là động lực cơ bản để xóa đói giảm nghèo. Sự giao lưu văn hóa giữa người địa phương với khách du lịch giúp cho trình độ dân trí phát triển.

Dấu ấn sâu sắc nhất sự tác động của du lịch đối với phân hệ xã hội – nhân văn là tạo ra cơ hội hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử và phong tục tập quán đặc sắc của người địa phương. Các di tích lịch sử trên địa bàn Quảng Ninh như khu di tích Yên Tử, Đền Cửa Ông v.v… một nửa kinh phí trùng tu tôn tạo được lấy từ nguồn du lịch, thông qua việc bán vé, thăm quan, tiền công đức của du khách, phục vụ cho nhu cầu du lịch nhiều nét đặc sắc về văn hóa của cư dân bản địa cũng đã được phục dựng lại. Một trong những phong tục đặc sắc được phục dựng là không gian văn hóa làng chài Cửa Vạn và Vông Viên. Những nét đẹp trong văn hóa của ngư dân vạn chài được tái hiện, đám cưới, hát đối, thuyền bè và ngư cụ … theo kiểu dáng truyền thống, du khách được chiêm ngưỡng một đám cưới theo đúng phong tục truyền thống của người dân vạn chài, được tham gia vào các sinh hoạt đời thường của người dân. Đây là một sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút được sự chú ý của du khách đặc biệt là du khách nước ngoài. Người dân có thêm một nguồn thu nhập băng chính lối sống truyền thống của mình.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh - 9

Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch cũng có những tác động tiêu cực đối với hệ xã hội nhân văn, đó là những tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch bùng phát vào mùa cao điểm như: mê tín dị đoan, mại dâm, cờ bạc, sử dụng ma túy. Tháng giêng âm lịch hàng năm, tại các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội, những hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc ngang nhiên hoạt động. Nhiều băng nhóm tội phạm dựa vào sự cả tin của du khách để tiến hành hoạt động lừa đảo. Vào mùa cao điểm, một số lượng lớn gái mại dâm tập trung về khu vực Bãi Cháy, Vân Đồn để hành nghề. Có thể dễ dàng nhận thấy cảnh các cô gái đứng chèo kéo khách trên các tuyến đường dọc bờ biển. Đây là nguồn lây lan của những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/ AIDS, Giang

mai..v.v. Hiện tượng này đã tồn tại đã lâu, gây bức xúc cho dư luận và làm xấu đi hình ảnh của du lịch Quảng Ninh.‌‌

Những năm gần đây xuất hiện phong trào giới trẻ sử dụng ma túy tổng hợp phát triển mạnh mẽ, Quảng Ninh vốn là một địa phương nhức nhối về tệ nạn ma túy. Có thể dễ dàng tìm mua loại mặt hàng chết người ở bất cứ nơi nào, vì vậy một bộ phận khách du lịch trẻ coi đây là cơ hội sử dụng ma túy, đặc biệt khi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng tiến hành các đợt truy quyét mạnh tay. Vào mùa cao điểm lượng lớn du khách đổ về khiến cho công tác quản lí đối với loại tệ nạn này càng trở nên khó khăn hơn.

Sự gia tăng của giá cả hàng hóa và dịch vụ vào mùa cao điểm cũng gây ra sự bức xúc cho người dân, với một lượng lớn du khách đổ về các khu du lịch Biển làm cho giá cả những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm tăng gấp đôi, đây là hiện tượng lạm phát do hoạt động du lịch gây ra. Có thể cảm nhận tình trạng quá tải ở hầu hết các khu du lịch Biển trên địa bàn Quảng Ninh. Người dân địa phương không thể hài lòng với việc xe khách, tàu thuyền luôn chật cứng người, cũng như sự khó khăn trong việc tiếp cận với các tiện nghi xã hội khác.

Nguyên nhân của sự tác động tiêu cực của hoạt động du lịch lên phân hệ xã hội nhân văn nằm ở sự lơi lỏng của công tác quản lí nhà nước, cơ quan chức năng đã tỏ ra không đều tay, chỉ tiến hành mạnh mẽ vào các đợt làm điểm. đó chính là nguyên do khiến cho các loại tệ nạn liên quan đến hoạt động du lịch còn có cơ hội tồn tại.

Chương 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH


3.1. Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh

3.1.1. Bối cảnh mới về kinh tế - xã hội

Năm 2010 nền kinh tế thế giới đang có những tín hiệu phục hồi khả quan, báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng mới. Ngành du lịch thế giới cũng hồi phục sau khủng hoảng. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2010 số lượng khách du lịch trên toàn thế giới đạt khoảng 1 tỷ người doanh thu 880 tỷ USD. Dự báo lượng khách du lịch năm 2020 số lượng khách du lịch sẽ đạt 1,6 tỷ người. Trong đó Đông Á – Thái Bình Dương sẽ là điểm đến chiếm 26,1% tổng lượng khách du lịch toàn thế giới, xu hướng quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ các phương tiện vận tải hiện đại ra đời sẽ giúp cho việc di chuyển quốc tế diễn ra dễ dàng hơn, du khách ưa thích những điểm đến ổn định về chính trị và có nhiều phong cảnh đẹp. Đặc biệt nhu cầu về du dịch bền vững tăng cao du khách có nhu cầu về du lịch bền vững thường đến từ những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao như Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ có khả năng chi tiêu lớn. Theo dự báo của Viện Tài nguyên thế giới trong khoảng thời gian đến năm 2020 Đông Nam Á sẽ thu hút tới 1/3 lượng du khách giàu có này, bởi vì Đông Nam Á đang sở hữu rất nhiều tài nguyên có thể phát triển du lịch bền vững. Đây là một cơ hội cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch quảng Ninh nói riêng.

Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực, lần đầu tiên chúng ta thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong giai đoạn 2011 – 2020 nỗ lực phấn đấu để cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được

đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, chất lượng đời sống của người dân được nâng cao. Cho nên nhu cầu du lịch và nghỉ ngơi của nhân dân cũng tăng lên. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, với tư cách là thành viên chính thức của WTO sẽ mang lại nhiều thuận lợi cũng như những thách thức đối với Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong thời gian tới như những bất ổn về kinh tế vĩ mô, khoảng cách giàu nghèo, sự chống phát của các thế lực phản động quốc tế.

Năm 2010 ngành du lịch Việt Nam cũng thu được những thắng lợi kỷ lục về số lượng khách: 5 triệu khách quốc tế, 28 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch đạt gần 100 tỷ đồng, góp 5% GDP tạo việc làm 1,5 triệu lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 16,7%.

Ngành du lịch Việt Nam sẽ có những thuận lợi để phát triển, tình hình phát triển trong giai đoạn tới đã được xác định trong chiến lược phát triển du ịch Việt Nam giai đọan 2011 – 2020 tầm nhìn 2030. Mục tiêu của du lịch Việt Nam là phấn đấu đuổi kịp các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa và thân thiện với môi trường. Phấn đấu năm 2020 đón 7 đến 8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32 đến 35 triệu khách nội địa, thu nhập trực tiếp từ du lịch đạt 10 tỷ USD tạo việc làm cho 2,2 triệu lao động. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngành du lịch trong giai đoạn tới cần bám sát xu hướng hội nhập, hợp tác và cạnh tranh toàn cầu. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bối cảnh kinh tế tri thức, đưa ra những giải pháp phát triển có tính chất đột phá trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực của đất nước.

Bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tới cũng có nhiều thuận lợi, sự thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 đã vạch ra

những phương hướng phát triển cơ bản cho tỉnh trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tỉnh Quảng Ninh sẽ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại. Nhiều dự án có tính đột phá được triển khai như đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long; Hạ Long – Móng Cái, đường nối Quảng Ninh với quốc lộ 5B. Đặc biệt sân bay quốc tế Vân Đồn được xây dựng là một điều kiện thuận lợi lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh. Các cảng biển lớn được xây dựng như Cảng Hải Hà, Vạn Hoa. Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những văn bản chỉ đạo, đầu tư cho ngành du lịch môi trường đầu tư và huy động nguồn lực đầu tư cũng được đẩy mạnh.

3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững

- Phát huy triệt để các lợi thể về vị trí địa lý, các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phấn đấu phát triển du lịch Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tính đến sự phát triển đột biến, tạo tiền đề định hướng phát triển vững chắc, lâu dài, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh; Hạ Long trở thành 1 trong 9 trung tâm du lịch lớn cua cả nước và là một trung tâm du lịch quốc tế quan trọng của châu lục trong tương lai.

- Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao và có quan hệ với nhiều ngành khác nhất là công nghiệp than, công nghiệp vật liệu xây dựng các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động cùng nhau phát triển, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bề vững.

- Phát triển du lịch Quảng Ninh phải gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ an ninh quốc gia, củng cố quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Trong quá trình phát triển du lịch, đi đôi với việc khai thác tối đa các đối tượng để tạo ra sản phẩm du lịch như cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hang động, các di tích văn hóa, di tích lịch sử… thì đồng thời phải coi trọng công tác bảo vệ, tu bổ cải tạo, nâng cấp, phải giữ gìn được cảnh quan, bảo vệ môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022