Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 2

Bảng 1.1. Kết quả đánh giá tổng hợp TNDL 38

Bảng 1.2. Phân tích ma trận SWOT 39

Bảng 1.3. Thang điểm đánh giá các tiêu chí PTDL thời kì hội nhập 51

Bảng 2.1. Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 67

Bảng 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động Tây Ninh giai đoạn 2000 – 2016 68

Bảng 2.3. Một số lễ hội dân gian và tôn giáo tiêu biểu của tỉnh Tây Ninh 72

Bảng 2.4. Bảng điểm đánh giá tổng hợp TNDL các điểm tiêu biểu trên địa bàn

Tây Ninh 77

Bảng 2.5. Hiện trạng số lượt khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 86

Bảng 2.6. Số lượt khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới tỉnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 87

Bảng 2.7. Thực trạng doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 90

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 2

Bảng 2.8. Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh năm 2010 và 2016 (%) 91

Bảng 2.9. Hiện trạng dự án và vốn đầu tư phát triển du lịch Tây Ninh, giai đoạn

từ 2000 - 2016 101

Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 82

Biểu đồ 2.2. Số lượt khách nội địa lưu trú của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 83

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Tây Ninh phân theo vùng năm 2016 (%) 84

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Tây Ninh phân theo nghề nghiệp, năm 2016 (%) 85

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh, năm 2016 87

Biểu đồ 2.6. Số lượt khách và doanh thu du lịch Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 89

Biểu đồ 2.7. Doanh thu du lịch và tỉ trọng trong tổng GDP Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 90

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về mạng lưới giao thông và chất lượng vận tải đường bộ Tây Ninh, năm 2016 (%) 92

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch về các dịch

vụ bưu chính – viễn thông Tây Ninh, năm 2016 (%) 93

Biểu đồ 2.10. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Tây Ninh giai đoạn 2000 – 2016 94

Biểu đồ 2.11. Mức độ hài lòng của khách du lịch về hệ thống cơ sở lưu trú du

lịch tỉnh Tây Ninh năm 2016 (%) 95

Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ vui chơi giải trí

ở Tây Ninh, năm 2016 (%) 98

Biểu đồ 2.13. Số lao động ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 – 2016 99

Biểu đồ 2.14. Số lượt khách và tỉ trọng khách tham quan Khu DTLSVH - DT &DL núi Bà Đen giai đoạn 2000 - 2016 104

Biểu đồ 2.15. Số lượt khách và đoàn khách đến các khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2008 - 2016 106

Bản đồ 1. Hành chính tỉnh Tây Ninh 62

Bản đồ 2. Tài nguyên du lịch tỉnh Tây Ninh 75

Bản đồ 3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh 99

Bản đồ 4. Tuyến, điểm du lịch Tây Ninh 109

Bản đồ 5. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh.......14143


1. Tính cấp thiết của đề tài‌


MỞ ĐẦU

Ngày nay cuộc sống của con người đã vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến nhu cầu hưởng thụ và phát triển. Vì vậy mọi người sau thời gian làm việc và học tập, cần khôi phục thể lực, thư giãn tinh thần thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), đã đề ra mục tiêu “phát triển nhanh du lịch, thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” [15] và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) cũng đã xác định: “Phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực” [16]. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính Trị (1/2017) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tiếp tục khẳng định vị trí và vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của nước ta: “Đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” [2].

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch nước ta đã có những bước tiến khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2015 lượng khách du lịch quốc tế đã đạt gần 8 triệu lượt, và năm 2016, khách du lịch quốc tế lần đầu tiên đạt cột mốc 10 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 337,83 nghìn tỉ đồng năm 2015 [129] và đạt hơn 400 nghìn tỉ đồng năm 2016 (tương đương 18 tỉ USD) [135]; Tỉ trọng GDP du lịch trong tổng GDP trong những năm qua cũng có những bước tiến đáng kể (từ sau đổi mới đến năm 2015 đã tăng từ 3% lên 6,6%), năm 2016 đóng góp trực tiếp đạt khoảng 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP [2].

Hoạt động du lịch trong những năm qua tăng trưởng khá mạnh nhưng hiện còn gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với các nước xung quanh, nhất là trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế. Vì vậy việc đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng hoạt động du lịch đối với mỗi vùng, mỗi địa phương là việc làm cần thiết, quan trọng góp phần định hướng và có những giải pháp cụ thể cho hoạt động du lịch phát triển đạt hiệu quả cao.


Cùng với sự phát triển và định hướng chung của du lịch quốc gia, Tây Ninh cũng là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Tây Ninh có vị trí thuận lợi, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) 99 km dọc theo quốc lộ 22. Trên trục đường Xuyên Á, Tây Ninh có vị trí quan trọng như điểm cầu nối giữa TPHCM và thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), do đó việc thông thương theo tuyến này có nhiều thuận lợi, là cơ hội để phát triển du lịch (PTDL). Bên cạnh sự thuận lợi của vị trí địa lí, Tây Ninh còn có tài nguyên du lịch (TNDL) khá phong phú, với những điểm đến có giá trị lớn về tự nhiên và nhân văn như núi Bà Đen; Tòa Thánh Cao Đài; Hồ Dầu Tiếng; Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát; Di tích đặc biệt Căn cứ Trung ương cục miền Nam… tất cả làm nên lợi thế về du lịch mà không phải địa phương nào tại Việt Nam cũng có được.

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các thành quả đã đạt được của du lịch Tây Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do những yếu tố mang tính khách quan cũng như chủ quan mang lại. Trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng đã có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được nâng cao đang tạo ra tiềm năng và nhu cầu mới đối với ngành du lịch, do vậy việc khai thác và PTDL của tỉnh đòi hỏi mang tính chiến lược và hiệu quả hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng PTDL là cơ sở để xây dựng định hướng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng PTDL trong bối cảnh hội nhập là việc làm hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những nhu cầu cấp bách của thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đi trước về vấn đề du lịch, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập” làm luận án cho quá trình nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sự phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập (theo ngành, theo lãnh thổ và theo các tiêu chí đánh giá). Trên cơ sở đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch của tỉnh đáp ứng được các yêu cầu của thời kì hội nhập.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lí thuyết cơ bản về PTDL trong điều kiện hội nhập quốc tế.


- Vận dụng cơ sở lí luận, thực tiễn và kinh nghiệm PTDL trong và ngoài nước để xác lập vào việc nghiên cứu PTDL trên địa bàn Tây Ninh.

- Hệ thống hóa lý thuyết về tiềm năng PTDL và vận dụng để phân tích tiềm năng PTDL trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế trong PTDL trên địa bàn giai đoạn 2000 – 2015 (cập nhật số liệu đến năm 2016).

- Phân tích cơ hội và thách thức đối với PTDL Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

- Nêu ra định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể phù hợp tình hình thực tế địa phương nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, phát huy cao độ mọi nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh trong tiến trình hội nhập quốc tế.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài

4.1. Trên thế giới

Ngành du lịch trên thế giới xuất hiện cùng với sự phát triển của ngành thủ công nghiệp, ngành thương mại và những sinh hoạt tôn giáo trên thế giới. Tuy nhiên, những công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như tài nguyên du lịch (TNDL), quy hoạch du lịch (QHDL)... chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và nở rộ cùng với xu hướng kế hoạch hóa, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của ngành du lịch từ những năm 30 của thế kỉ XX [98].

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, số lượng người đi du lịch trên thế giới ngày càng nhiều, du lịch ngày càng được quan tâm phát triển và nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Vì vậy từ đó đến nay đã có nhiều dự án quy hoạch du lịch, nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết những lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) và QHDL được công bố. Chỉ tính đến năm 1978, theo điều tra nghiên cứu của UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới) trên toàn thế giới đã có tới 1619 dự án về quy hoạch du lịch, trong đó có điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ [97]. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng chắc


chắn con số trên sẽ lớn hơn rất nhiều khi mà du lịch đang là một trong những ngành phát triển mạnh nhất trong thời gian gần đây.

Ở những nước đứng hàng đầu về số lượng khách du lịch và thu nhập du lịch cũng là những nước có nhiều công trình lý luận về QHDL, TNDL và TCLTDL. Các nước như Pháp, Hoa Kì, Canada… là những nước có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, trong đó có nhiều công trình có giá trị khoa học cao. Các công trình nghiên cứu của Pháp rất nhiều, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như: “Du lịch ở khu vực nông thôn Farcy”, Gunn và Burrg, 1976; Georges Caze Robert Lanquar, Yvesraynouard trong cuốn “Quy hoạch du lịch” (1998) cũng đề cập tới lý luận về phân loại, thống kê, đánh giá tài nguyên, chỉ ra các phương pháp xây dựng định mức và tiêu chuẩn trong quy hoạch du lịch để các dự án quy hoạch đạt được sự phát triển bền vững.

Các nhà khoa học của Hoa Kì có các công trình “Tổ chức các vùng du lịch” của Gunn, 1972; “Quy hoạch du lịch” của Cranne Russak, 1979,… Các nhà khoa học Canada cũng có nhiều công trình nghiên cứu du lịch theo hướng này như “Tourism carrying capacity” (Orelly A.M., 1991)... Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) trong thời gian này cũng thực hiện các công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân loại TNDL làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng TNDL cho các nước trên thế giới. Từ năm 1972, Hội đồng di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ và tôn tạo các di sản thế giới.

Hầu hết các công trình trên đều là các công trình lý luận về các khía cạnh của du lịch như TNDL, QHDL, TCLTDL..., chỉ có một số ít các công trình nghiên cứu viết về PTDL. Các công trình nghiên cứu về PTDL tiêu biểu, có thể kể ra một số công trình lớn như: “Cơ hội phát triển du lịch” của Văn phòng Tổng Kiến trúc sư trưởng về du lịch, Paris, 1975; Các nhà khoa học của Hoa Kì có các công trình nghiên cứu PTDL như: “Quy hoạch và phát triển du lịch” của Kaiser và Helber, 1978; “Du lịch và sự phát triển sáng tạo” của Lawson và Baud Bovy, 1977... Hầu hết các công trình này


đều nói về thời cơ để PTDL, việc quy hoạch phải gắn với phát triển và sự sáng tạo trong PTDL trong bối cảnh thập niên 70, 80 của thế kỉ XX.

Ở các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, chủ yếu là các công trình nghiên cứu lý luận về phân vùng du lịch nghỉ dưỡng, kiểm kê, đánh giá tài nguyên, quy hoạch vùng KT - XH... Tiêu biểu như các công trình của các nhà địa lý Liên Xô: V.X. Tauxkar, 1969, “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục vụ mục đích quy hoạch du lịch” ; L.I.Mukhina, 1973, “Những nguyên tắc và phương pháp đánh giá kĩ thuật các tổng thể tự nhiên”… Đây là các công trình có giá trị về mặt phương pháp luận, là cơ sở khoa học cho các công trình đánh giá tài nguyên ở Liên Xô, Ba Lan và nhiều nước XHCN khác. E.A.Kotliarop (1978), đã tiến hành đánh giá lãnh thổ, đưa ra những khái niệm về vùng du lịch nhằm hình thành và phát triển các tổng thể lãnh thổ du lịch; Pirojni (1985), đã tổng quan những lý luận về địa lý du lịch trên cơ sở đánh giá các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch; E.N. Pertxik (1978), với công trình “Quy hoạch vùng” đã tiến hành tổng quan những vấn đề về cơ sở khoa học của quy hoạch vùng, có thể vận dụng trong quy hoạch du lịch. Nhiều nhà khoa học ở Ba Lan, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc, CHDC Đức cũng đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá, chỉ ra các tiêu chí về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, TNDL tự nhiên, giao thông... cho một chương trình liên kết phát triển du lịch cuối tuần giữa các nước này và cho quy hoạch phát triển du lịch.

Từ những năm 1970 đến nay, ở nhiều nước đang phát triển coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; việc nghiên cứu, điều tra, kiểm kê, đánh giá, xếp loại TNDL được quan tâm nhiều hơn để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Ở Châu Á, cũng có một số công trình nghiên cứu về PTDL như “Phát triển và quản lý du lịch địa phương”, Ngô Tất Hổ, 2000; “Hệ thống chỉ tiêu quy hoạch” của Ngô Vi Dân, 1979... Các công trình viết về PTDL còn ít, hầu như chỉ viết về nghiên cứu, điều tra, đánh giá và xếp loại TNDL phục vụ khai thác du lịch.

Trên quan đểm phát triển bền vững, năm 2004, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO, 2004) đã xuất bản ấn phẩm “Các chỉ tiêu về phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch: Sách hướng dẫn”. Trong ấn phẩm này, UNWTO đã sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023