Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Tndl Và Mô Hình Phân Tích Swot Phục Vụ Ptdl‌


những làng nghề tạo ra sản phẩm thủ công có giá trị thẩm mĩ cao, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa dân tộc và thích hợp để du khách có thể mua về làm quà hoặc trưng bày.

- Văn hóa ẩm thực: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Tuy nhiên, ăn uống cũng là một nghệ thuật. Nghệ thuật này được nâng lên thành nét văn hóa nhờ vào cách chế biến, cách ăn, không gian, thời gian ăn và những quan niệm triết lí kèm theo của cộng đồng dân cư. Như vậy, có thể hiểu văn hóa ẩm thực truyền thống là các món ăn, đồ uống có cách chế biến và thưởng thức độc đáo, phản ánh văn hóa thích ứng với môi trường sống của một tộc người, một cộng đồng dân cư từ xa xưa. Chúng được sử dụng vào mục đích du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách.

- Nghệ thuật truyền thống: Đây là những tinh hoa văn hóa của dân tộc được lưu truyền, được các thế hệ sáng tạo, chắt lọc, bổ sung qua thời gian. Nghệ thuật truyền thống khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải loại hình nghệ thuật dân tộc nào cũng có thể được khai thác phục vụ hoạt động du lịch.

- Phong tục, tập quán: Mỗi dân tộc có lịch sử lâu đời, có địa bàn cư trú riêng. Theo đó, có sự khác biệt nhất định về các phong tục, tập quán. Theo Trần Ngọc Thêm (2000), “Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo” [71]. Phong tục có trong mọi mặt của đời sống và được hình thành từ cộng đồng dân cư với quy mô khác nhau. Đó có thể là phong tục của một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội, thậm chí là của một dòng họ, thị tộc,… Gần nghĩa với phong tục là tập quán. Đó cũng là những thói quen được hình thành từ lâu đời của một nhóm dân cư, như tập quán ăn, mặc, ở, tập quán canh tác, sản xuất,…

- Các đối tượng nhận thức khác: Bao gồm những loại TNDL văn hóa phi vật thể không nằm trong các nhóm trên. Chúng không có giá trị nổi bật trong hoạt động du lịch nên không phân thành nhóm lớn.

Cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối, vì nhiều TNDL văn hóa tồn tại ở dạng vật thể nhưng vẫn chứa các yếu tố phi vật thể. Việc quyết định xếp chúng vào nhóm nào dựa vào mục đích phân loại và đánh giá. Một số trường hợp dựa vào “tính trội” về giá trị của loại tài nguyên đó trong hoạt động du lịch.


1.1.4.3. Nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động: Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự PTDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Nhân tố này làm nảy sinh nhu cầu du lịch trong xã hội, làm phong phú sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, đồng thời thúc đẩy du lịch phát triển.

- Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: An ninh đảm bảo, chính trị ổn định là điều kiện đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến sự PTDL.

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 6

- Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi: đó là nhu cầu của con người về phục hồi sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình lao động và sinh sống.

- Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế: nhờ cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng hội nhập làm lao động chân tay giảm dần nhưng cường độ và sự căng thẳng trong lao động lại tăng lên. Điều đó đòi hỏi con người phải được phục hồi sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng thông qua con đường nghỉ ngơi và du lịch.

- Đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa làm biến đổi các điều kiện sống tự nhiên gây nên hiện tượng stress trong xã hội hiện đại. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu của người dân thành phố.

- Điều kiện sống: Du lịch chỉ được phát triển khi đời sống vật chất và tinh thần của con người được cải thiện, nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người.

- Thời gian rỗi: Thời gian rỗi là một trong những tiền đề quan trọng để PTDL, đặc biệt là các loại hình du lịch ngắn ngày hay du lịch cuối tuần.

- Đường lối chính sách: Với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các nước, ngành du lịch càng có điều kiện phát triển. Chính sách hội nhập sẽ tạo đòn bẩy cho ngành du lịch phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.4.4. Cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ du lịch

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Chính vì thế, du lịch phụ thuộc vào giao thông (mạng lưới đường sá, phương tiện giao thông). Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn


đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố GTVT. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

- Hệ thống thông tin liên lạc (TTLL): là một phần quan trọng trong CSHT của hoạt động du lịch, nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Mạng lưới TTLL ngày càng trở nên phong phú và hiện đại hơn trước đã tạo những điều kiện tiện ích, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, giảm giá thành sản phẩm cho du khách.

- Mạng lưới cung cấp điện - nước sạch: Hệ thống công trình cấp điện và nước sạch là điều kiện cần thiết đảm bảo nhu cầu tối thiểu của khách du lịch tại các điểm đến.

1.1.5. Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL và mô hình phân tích SWOT phục vụ PTDL‌

1.1.5.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá TNDL (theo thang điểm tổng hợp)

Các loại tài nguyên nói chung và TNDL nói riêng không tồn tại độc lập mà thường tồn tại, phát triển trên cùng một không gian, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy để phục vụ PTDL cần tiến hành đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên, việc đánh giá tổng hợp các loại TNDL thường theo các cách: xây dựng thang - bậc điểm đánh giá dựa vào một số tiêu chí thông dụng (thường mang tính định lượng); đánh giá bằng cảm quan, điều tra qua cảm nhận đánh giá của du khách (thường mang tính định tính) dựa trên các đặc điểm và giá trị thẩm mĩ, mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với sức khỏe, các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao…

Trong phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên, cần xác định được mục tiêu và xây dựng thang điểm đánh giá. Mục tiêu đánh giá sẽ quy định cụ thể thang đánh giá cũng như việc vận dụng các tiêu chí đánh giá. Thang đánh giá bao gồm: các yếu tố được căn cứ để đánh giá, các bậc của thang đánh giá, chỉ tiêu của từng bậc, số điểm của bậc, hệ số của các yếu tố, cách tính kết quả. Trong đánh giá TNDL, không có một phương pháp riêng nào có thể đạt mức độ xác thực cao, vì vậy cần kết hợp nhiều phương pháp để việc đánh giá mang tính khách quan và xác thực.

Kế thừa hướng tiếp cận và phương pháp đánh giá TNDL của các công trình nghiên cứu trước đây [1], [35], [78], [79], [97]… trong nghiên cứu này, tác giả xây


dựng phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL phục vụ PTDL dựa trên 4 bước: xác định mục tiêu đánh giá; xác định kiểu đánh giá; xác định nội dung, tiêu chí đánh giá; tiến hành đánh giá từng phần và đánh giá tổng hợp.

■ Xác định mục tiêu đánh giá: Đánh giá TNDL là cơ sở quan trọng để tiến hành phát triển, quản lý, bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên cũng như lập quy hoạch PTDL. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp với mục tiêu đánh giá tài nguyên phục vụ PTDL trên địa bàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

■ Xác định kiểu đánh giá: Đánh giá về TNDL, thường có 4 kiểu chính:

- Kiểu đánh giá tâm lí - thẩm mĩ: Đây là kiểu đánh giá định tính, nhằm xác định cảm nhận của du khách đối với các loại TNDL cụ thể.

- Kiểu đánh giá sinh khí hậu: nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khỏe con người.

- Kiểu đánh giá kĩ thuật: Đây là kiểu đánh giá thiên về định lượng, dựa trên các tiêu chí nhằm phân loại tài nguyên và xác định mức độ khai thác.

- Kiểu đánh giá kinh tế: là kiểu vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của các điểm TNDL.

TNDL tồn tại song song ở hai trạng thái hữu hình và vô hình. Việc đánh giá hoàn toàn thiên về định tính hoặc định lượng sẽ dễ dẫn đến lệch lạc. Do vậy, cần kết hợp các kiểu đánh giá trên trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên do những hạn chế khách quan và chủ quan của tác giả nên trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng hai kiểu đánh giá chủ chốt là kiểu đánh giá tâm lí - thẩm mĩ và kiểu đánh giá kĩ thuật theo thang điểm tổng hợp (kết hợp định tính và định lượng) để đánh giá TNDL trên địa bàn tỉnh.

■ Xác định nội dung, tiêu chí đánh giá

Để đánh giá TNDL theo thang điểm tổng hợp, nhiều tác giả sử dụng 5 - 7 tiêu chí khác nhau [1], [35], [78], [79], [97]… Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, căn cứ vào thực tiễn địa phương cũng như mục đích đánh giá, tác giả sử dụng 5 tiêu chí đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL phục vụ PTDL trên địa bàn. Mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá theo 5 cấp (bậc) với mức điểm như sau: rất tốt (rất thuận lợi, rất thích hợp) - 5 điểm, tốt - 4 điểm, khá - 3 điểm, trung bình - 2 điểm, kém (không thuận lợi, không thích hợp) - 1 điểm, với những chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bậc điểm. Tùy


theo mức độ quan trọng, cần xác định các hệ số khác nhau cho mỗi tiêu chí theo mức độ quan trọng tăng dần: 1 - 2 - 3. Cụ thể như sau: mức độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch (hệ số 3); cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch (hệ số 3); vị trí, khả năng tiếp cận (hệ số 2); sức chứa của điểm TNDL (hệ số 2); mức độ bền vững và thời gian hoạt động du lịch (hệ số 1). Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố chủ yếu được vận dụng và chọn lọc từ những nghiên cứu trước đây [1], [35], [53], [54], [78], [79], [97]... do đó có sự thống nhất cao trong các nghiên cứu địa lí du lịch, tỏ rõ hiệu quả trong việc đánh giá tài nguyên phục vụ PTDL.

- Tiêu chí về mức độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch: Độ hấp dẫn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút du khách. Có thể xây dựng bảng hỏi về cảm nhận của du khách (phụ lục 6,9) hoặc chia thành các cấp đánh giá. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp cả hai cách và tiêu chí này có thể được đánh giá theo 5 bậc tương ứng với các mức độ thuận lợi khác nhau:

+ Rất tốt (rất hấp dẫn, rất thuận lợi): có từ 5 cảnh quan tự nhiên trở lên hoặc với số lượng tương ứng của tài nguyên văn hóa đáp ứng được từ 5 loại hình du lịch trở lên.

+ Tốt: có 3 - 4 cảnh quan tự nhiên đặc sắc, độc đáo, hoặc với số lượng tương ứng của tài nguyên văn hóa, có thể đáp ứng được 3 - 4 loại hình du lịch.

+ Khá: có 2 cảnh quan tự nhiên đặc sắc hoặc với số lượng tương ứng của tài nguyên văn hóa, đáp ứng được từ 2 loại hình du lịch.

+ Trung bình: chỉ có 1 cảnh quan tự nhiên đặc sắc, độc đáo hoặc với số lượng tương ứng của tài nguyên văn hóa, đáp ứng 1 - 2 loại hình du lịch.

+ Kém: chưa đạt được các mức độ nêu trên.

- Cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật (CSHT - VCKT) phục vụ du lịch

Hệ thống CSHT - VCKT phục vụ du lịch khá đa dạng, bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, bến, bãi đỗ; điểm vui chơi giải trí; điểm phục vụ ăn uống tại chỗ; cửa hàng bán quà lưu niệm; công trình vệ sinh công cộng; hệ thống thu gom và xử lý rác thải;… trong đó cơ sở VCKT phục vụ du lịch quan trọng nhất là hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Để đánh giá CSHT - VCKT của các điểm TNDL trên địa bàn, tác giả kết hợp xây dựng bảng hỏi (phụ lục 6,9) với phân cấp đánh giá về mức độ thuận lợi, theo đó tiêu chí này cũng được phân thành 5 cấp tương ứng


với các mức độ thuận lợi khác nhau: Rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém.

+ Rất tốt: có mạng lưới đường giao thông thuận tiện, rất tốt, có thể đi lại ở tất cả các tháng trong năm; có hệ thống khách sạn đáp ứng được trên 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.

+ Tốt: có mạng lưới đường giao thông thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện từ 8 tháng trong năm trở lên; có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao.

+ Khá: có mạng lưới đường giao thông khá thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện từ một nửa số tháng trong năm trở lên; có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 100 đến 300 người/ngày; có khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao.

+ Trung bình: có mạng lưới đường giao thông tương đối thuận lợi, chỉ hoạt động trong các tháng mùa khô; có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 50 đến dưới 100 người/ngày.

+ Kém: mạng lưới giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động trong mùa khô; không có khách sạn, chỉ có hệ thống nhà nghỉ đáp ứng dưới 50 người/ngày.

- Vị trí và khả năng tiếp cận: Yếu tố này phản ánh mối quan hệ giữa điểm TNDL với điểm lưu trú (hoặc điểm cấp khách). Có nhiều công trình đưa ra khoảng cách cũng như khả năng tiếp cận điểm TNDL khác nhau [22], [35], [44]… nhưng theo tác giả thì cách đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí địa lý của Đặng Duy Lợi (1992) sẽ phù hợp hơn cho địa phương, bởi nguồn cung cấp khách chủ yếu cho Tây Ninh đến từ đầu mối TPHCM và khoảng cách từ trung tâm này đến Tây Ninh được dùng để đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí và khả năng tiếp cận các điểm TNDL. Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng bảng hỏi du khách (phụ lục 6,9) và kết hợp với căn cứ vào khoảng cách giữa điểm TNDL đối với nơi cung cấp nguồn khách chính và các điều kiện về giao thông, thời gian đi đường, có thể chia làm 5 mức độ:

+ Rất tốt (rất thuận lợi, rất thích hợp): khoảng cách từ 10 - 100km; thời gian đi không quá 2 giờ; có thể đến bằng 2 - 3 loại phương tiện thông dụng.

+ Tốt: khoảng cách từ 101 - 200km; thời gian đi từ 2 - 3 giờ; đi bằng 2 - 3 loại phương tiện giao thông.


+ Khá: khoảng cách trên 200km; thời gian đi đường từ 4 - 5 giờ; có thể đến bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.

+ Trung bình: khoảng cách trên 300km; thời gian đi đường trên 5 giờ; có thể đến bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.

+ Kém: chưa đạt được các mức độ nêu trên.

- Sức chứa của điểm TNDL: Sức chứa được hiểu là số lượng du khách cực đại có thể chấp nhận được trong điểm TNDL tại thời điểm nhất định, nếu vượt khỏi ngưỡng này sẽ gây cảm giác khó chịu cho du khách và tổn thương tới nguồn TNDL. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả tiến hành vận dụng một số tiêu chuẩn để bước đầu tính toán sức chứa của một số điểm TNDL trên địa bàn (phụ lục 16). Tiêu chí sức chứa được đánh giá với các mức độ như sau:

+ Rất tốt (chỉ mức độ rất lớn, rất thuận lợi): có sức chứa lớn hơn 1000 người/ngày.

+ Tốt: sức chứa từ 501 - 1000 người/ngày.

+ Khá: sức chứa từ 100 - 500 người/ngày.

+ Trung bình: sức chứa từ 50 đến dưới 100 người/ngày

+ Kém: sức chứa dưới 50 người/ngày.

- Mức độ bền vững và thời gian hoạt động du lịch: Độ bền vững của môi trường tự nhiên phản ánh khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch, của du khách, các đối tượng khác và thiên tai. Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe du khách và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch. Căn cứ vào tình hình địa phương, tác giả đánh giá tiêu chí này theo 5 bậc như sau:

+ Rất tốt (rất dài, chỉ mức độ rất thuận lợi): không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, hoặc có thể ở mức độ rất nhỏ; tồn tại trên 100 năm; hoạt động du lịch diễn ra liên tục; có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người.


+ Tốt: có 1 - 2 thành phần hoặc một bộ phận tự nhiên nhỏ bị hư hại ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi; tồn tại từ 51 - 100 năm; hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên; có từ 151 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có 121 - 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích nghi với sức khỏe con người.

+ Khá: có 1 - 2 thành phần bị thay đổi, bị phá hủy ở mức độ nhẹ, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi được nhanh; tồn tại vững chắc từ trên 10 - 50 năm, hoạt động du lịch bị hạn chế; có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có từ 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.

+ Trung bình: có 1 - 2 thành phần bị phá hủy với mức độ tương đối lớn, phải có sự phục hồi của con người, tồn tại vững chắc 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn; có từ 50 đến dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có từ 60 đến dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.

+ Kém: các thành phần tự nhiên bị phá hoại, suy thoái rất nghiêm trọng, phải mất rất nhiều thời gian con người mới có thể khôi phục được, hoạt động du lịch thường xuyên bị gián đoạn; có dưới 50 ngày trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch; có dưới 60 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.

■ Đánh giá từng phần và đánh giá tổng hợp: Kết quả đánh giá từng phần sẽ là cơ sở để đánh giá tổng hợp. Đối với các thông tin ở dạng định lượng, đánh giá tổng hợp được sử dụng thông qua các phép tính tổng các đánh giá thành phần. Đối với các đánh giá định tính, đánh giá tổng hợp được thể hiện ở các yếu tố được nhiều người nhắc tới hoặc đang được các bên liên quan quan tâm giải quyết.

Thang điểm đánh giá: gồm điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và điểm đánh giá tổng hợp. Theo thang đánh giá này ta xác định được điểm TNDL có điểm cao nhất là 55 và điểm thấp nhất là 11.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí